MỤC LỤC
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở các trường tiểu học huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa theo hướng trải nghiệm, đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt ở các trường tiểu học huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa theo hướng trải nghiệm.
Từ việc phân tích các khái niệm trên, chúng tôi đưa ra khái niệm về hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học như sau: Hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học là hệ thống những hành động phối hợp, tương tác giữa GV và HS về môn Tiếng Việt, trong đó dưới tác động chủ đạo của GV, HS tự giác, tích cực, chủ động lĩnh hội hệ thống tri thức khoa học, kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động, hình thành thế giới quan khoa học và những phẩm chất của nhân cách. Trong luận văn này chúng tôi quan niệm: Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học theo hướng trải nghiệm là những tác động có mục đích, có kế hoạch của Hiệu trưởng nhà trường tới quá trình dạy học môn Tiếng Việt và giáo viên, học sinh, các lực lượng liên đới nhằm giúp học sinh thông qua các hình thức trải nghiệm khác nhau tự giác, tích cực, chủ động lĩnh hội hệ thống tri thức khoa học, kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động, hình thành thế giới quan khoa học và những phẩm chất của nhân cách.
Chúng tôi quan niệm: Hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học theo hướng trải nghiệm là quá trình giáo viên dạy học môn Tiếng Việt thông qua các phương pháp, hình thức trải nghiệm khác nhau giúp HS tự giác, tích cực, chủ động lĩnh hội hệ thống tri thức khoa học, kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động, hình thành thế giới quan khoa học và những phẩm chất của nhân cách. Một số ưu điểm của hình thức CLB đó là: Tạo môi trường để HS giao lưu về một lĩnh vực nhất định về Tiếng Việt như: đọc thơ, đọc truyện, kể truyện; nâng cao các kĩ năng cần thiết như giao tiếp, kĩ năng lắng nghe và biểu đạt ý kiến, kĩ năng trình bày suy nghĩ và ý tưởng, kĩ năng viết bài, kĩ năng chụp ảnh, kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, ….
Chỉ đạo thực hiện hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo hướng trải nghiệm là sự can thiệp của Hiệu trưởng vào toàn bộ quá trình quản lý hoạt động dạy học để đảm bảo hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo hướng trải nghiệm được diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch, tập hợp và phối hợp được. - Chỉ đạo xây dựng kế hoạch và thực hiện nội dung chương trình hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo hướng trải nghiệm ở trường tiểu học: Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch cá nhân, thiết kế giáo án, đổi mới hình thức và phương pháp dạy học; đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS….
Theo tinh thần của của đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay, hoạt động dạy học theo hướng trải nghiệm được xem là hình thức dạy học hiệu quả, góp phần hình thành và phát triển ở HS các phẩm chất và năng lực chủ yếu theo các mức độ phù hợp với mỗi cấp học đã được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học theo hướng trải nghiệm là quá trình giáo viên dạy học môn Tiếng Việt thông qua các phương pháp, hình thức trải nghiệm khác nhau giúp HS tự giác, tích cực, chủ động lĩnh hội hệ thống tri thức khoa học, kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động, hình thành thế giới quan khoa học và những phẩm chất của nhân cách.
4 Ít cần thiết/Ít quan trọng/Chưa tốt/Không đồng tình/Hiếm khi 2 5 Không cần thiết/Không quan trọng/Không tốt/Không bao giờ 1.
- Đối với GV, đứng trên góc độ là người thầy trực tiếp tham gia giảng dạy cho các em học sinh, thì MT3 “Xây dựng lối sống tích cực, tinh thần hợp tác, có trách nhiệm, có ý thức,..để hoàn thiện bản thân”, được đánh giá cao nhất, ĐTBGV= 4,21 điểm (đạt mức điểm tốt); đây cũng chính là mục đích của hoạt động dạy học là xây dựng nên con người có ích với xã hội. Qua kết quả đánh giá của CBQL nhà trường ở bảng kết quả khảo sát mức độ thực hiện các hình thức dạy học môn theo hướng trải nghiệm cho thấy: Hình thức 2 “Các câu lạc bộ” được đánh giá sử dụng thường xuyên nhiều nhất, đạt ĐTBCBQL = 3,48 điểm (đạt mức điểm khá); Hình thức có mức độ sử dụng thấp nhất là hình thức 6 “Sân khóa hóa văn học”, đạt ĐTBCBQL = 3,13 điểm (đạt mức điểm trung bình).
Các thầy/cô làm công tác quản lý cho rằng bậc tiểu học chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá trực tiếp của Phòng GD&ĐT, nhưng hoạt động dạy học của GV chịu sự tác động lớn của các chủ trương chính sách của Nhà nước về bảo tồn và phát triển môn Tiếng Việt, bảo tồn sự trong sáng của Tiếng Việt cũng như bảo tồn văn hóa dân tốc. Khi GV có phẩm chất đạo đức tốt thì sẽ có lòng yêu nghề, có tình yêu HS, có tinh thần trách nhiệm cao trong hoạt động dạy học môn Tiếng Việt, có sự phối hợp tốt với đồng nghiệp, các lực lượng giáo dục khác để nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt cho HS.
Để khắc phục những hạn chế, tồn tại, đồng thời phát huy những kết quả đã đạt được, hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở các trường tiểu học huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa theo hướng trải nghiệm cần có những biện pháp quản lý khả thi, khoa học, phù hợp với điều kiện thực tế của các nhà trường tiểu học trên địa bàn huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hoá nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Việc xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở các trường tiểu học huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa theo hướng trải nghiệm phải xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của nhà trường, trình độ chuyên môn của đội ngũ GV dạy học môn Tiếng Việt, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động trải nghiệm của HS, ….
- Hiệu trưởng nhà trường tiểu học cần hiểu rừ về chương trỡnh giỏo dục phổ thông 2018, các văn bản hướng dẫn việc thực hiện hoạt động trải nghiệm và dạy học theo hướng trải nghiệm nói chung và dạy môn Tiếng Việt theo hướng trải nghiệm nói riêng trong nhà trường tiểu học để kịp thời tổ chức thực hiện cho giáo viên và các lực lượng giáo dục khác về các vấn đề liên quan đến dạy học theo hướng trải nghiệm. + Tổ chức cuộc họp ban đại diện cha mẹ học sinh cỏc lớp, nờu rừ thực trạng học sinh của nhà trường về kiến thức và kỹ năng sau đó trình bày về ý tưởng tổ chức hoạt động dạy học theo hướng trải nghiệm trong trường, xin ý kiến của Ban đại diện cha mẹ học sinh về việc xây dựng kế hoạch chi tiết cho hoạt động dạy học mụn Tiếng Việt theo hướng trải nghiệm, nờu rừ cỏc nội dung (quỏ trỡnh theo dừi, kiểm tra, đỏnh giỏ học sinh thực hiện cỏc HĐTN..) nhà trường cần cha mẹ học sinh hỗ trợ.
- Biện pháp 5: “Chỉ đạo phối hợp các lực lượng giáo dục trong tổ chức hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo hướng trải nghiệm” để phát huy vai trò và năng lực của các lực lượng trong và ngoài trường tham gia tổ chức các hoạt động trải nghiệm để tăng thêm sức mạnh biến kế hoạch thành hành động thực tiễn để hướng tới mục tiêu. - Biện pháp 6: “Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Tiếng Việt theo hướng trải nghiệm" một mặt để cung cấp các bằng chứng xác thực trong việc ra các quyết định khen thưởng hay điều chỉnh hoạt động của các thành viên trong tổ chức thực hiện dạy học môn Tiếng Việt theo hướng trải nghiệm.
Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở các trường tiểu học huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa theo hướng trải nghiệm được đề xuất trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc về tính tính hệ thống, tính thực tiễn, tính chủ thể và tính khả thi. Về thực tiễn, luận văn đã khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở các trường tiểu học huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa theo hướng trải nghiệm; đánh giá, phân tích điểm mạnh, điểm tồn tại trong quản lý, đồng thời xác định nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại đó.
Chỉ đạo các trường tiểu học trong công tác QL hoạt động DH môn Tiếng Việt theo hướng trải nghiệm cần tạo ra sự đồng bộ để thuận lợi cho hoạt động kiểm tra, thanh tra nhằm năng cao hiệu quả giám sát của cấp trên, từ đó nâng cao chất lượng QL hoạt động DH môn Tiếng Việt theo hướng trải nghiệm. Chủ động tiếp cận những định hướng mới trong dạy học môn tiếng Việt theo hướng trải nghiệm, chủ động học tập kinh nghiệm QL của các đơn vị có phong trào tốt, chủ động xây dựng cho nhà trường lực lượng cố vấn, chuyên gia, cốt cán môn Tiếng Việt để hỗ trợ cho việc QL đạt hiệu quả.