MỤC LỤC
Ngày 29/10/2004, Hiệp hội FIATA đã phối hợp với Hiệp hội Châu Âu về các dịch vụ giao nhận, vận tải, logistics và hải quan (European Asociation for Forwarding, Transport, Logistics and Custom Services – CLECAT) đã đi đến thống nhất khái niệm về dịch vụ giao nhận vận tải và logistics, đó là: “Giao nhận vận tải là tất cả các dịch vụ nào liên quan đến chuyên chở (được thực hiện bởi một hoặc nhiều phương tiện vận tải), gom hàng, lưu kho, xếp dỡ, đóng gói hay phân phối hàng hoá cũng như các dịch vụ phụ trợ và tư vấn có liên quan đến các dịch vụ kể trên, bao gồm nhưng không chỉ giới hạn ở những vấn đề hải quan hay tài chính, khai báo hàng hoá cho những mục đích chính thức, mua bảo hiểm cho hàng hoá và thu tiền hay lập các chứng từ liên quan đến hàng hoá. Tại Việt Nam, dịch vụ giao nhận lần đầu tiên được đề cập tại điều 163 Luật Thương mại 1997 với nội dung tương tự như khái niệm của FIATA: “Giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác”.
Năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển là việc doanh nghiệp có thể đạt được các lợi thế liên quan đến cung ứng các dịch vụ giao nhận có liên quan như thuê tàu thuyền, sắp xếp vận tải nội địa, làm thủ tục hải quan, kiểm hoá,… Các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu đường biển sẽ chiếm được thị phần lớn, tạo được niềm tin đối với tệp khách hàng cũ và gây được tiếng vang với các khách hàng tiềm năng trong tương lai. Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải là hệ thống những công trình kiến trúc và các phương tiện về tổ chức cơ sở hạ tầng mang tính nền móng cho sự phát triển của ngành giao thông vận tải và nền kinh tế bao gồm hệ thống cầu, đường cảng biển, cảng sông, nhà ga, sân bay, bến bãi và hệ thống trang thiết bị phụ trợ, thông tin tín hiệu, đèn báo, biển báo,… Hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, có tính kết nối cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy hiệu suất hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, giao nhận hàng hóa, từ đó gia tăng được năng lực cạnh tranh trong ngành.
Gần một thập kỷ hình thành và phát triển, Cargotrans hiện đang là một forwarder hoạt động tích cực tại cả ba miền Bắc – Trung - Nam, đối tác phân bổ khắp các thị trường trên thế giới, mở rộng ra ngoài biên giới quốc gia đến các khu vực trên toàn cầu, đặc biệt là bạn hàng thân thiết với các thị trường tại châu Á, châu Âu, Nam Mỹ, Bắc Mỹ và Trung Đông. Cargotrans đã xây dựng được mạng lưới rộng lớn và là đại lý của các hãng tàu uy tín như China Ocean Shipping Company (COSCO), Maersk (MSK), Ocean Network Express (ONE),… Công ty sẽ nhận uỷ thác từ chủ hàng hoặc người chuyên chở để thực hiện các công việc khác nhau như: đặt tàu, đóng hàng, vận chuyển container thường, container lạnh, hàng lẻ và hàng đặc biệt,… trên cơ sở hợp đồng uỷ thác.
Bước sang năm 2019, đầu năm 2020, Cargotrans bắt đầu ghi nhận mức tăng trưởng khả quan, do thời điểm này, đại dịch Covid – 19 nổ ra nhưng tác động chưa lan tới Việt Nam, các biện pháp giãn cách chưa được triển khai, hoạt động sản xuất trong nước không bị gián đoạn nghiêm trọng. Ngoài ra, một nguyên nhân khác khiến mức chi phí tăng gấp 1,3 lần là do các hiệp định thương mại quốc tế dần đi vào hiệu lực, như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
Một số điều ước quốc tế về hàng hải quan trọng trong lịch sử phát triển hàng hải quốc tế: Công ước quốc tế thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển (Quy tắc Hague 1924), Nghị định thư sửa đổi Công ước quốc tế thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển, Visby 1968 (Quy tắc Hague - Visby 1968), Công ước của Liên hợp quốc về vận chuyển hàng hoá bằng đường biển, 1978 (Quy tắc Hamburg), Công ước của Liên hợp quốc về vận chuyển hàng hoá bằng vận tải đa phương thứcquốc tế Công ước này được thông qua tại hội nghị của Liên hợp quốc ngày 24/5/1980 tại Geneva (Thuỵ Sĩ). Về các chính sách của Việt Nam, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 200/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 và Quyết định số 221/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017 về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025; xây dựng chính sách, kết nối doanh nghiệp logistics với doanh nghiệp xuất nhập khẩu… Mặt khác, Bộ cũng ban hành Quyết định số 120/QĐ-BCT về việc phê duyệt nhiệm vụ và kinh phí thực hiện Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics quốc gia của Bộ Công Thương giai đoạn 2023 – 2026 để từ đó góp phần thúc đẩy phát triển nhanh ngành logistics, hỗ trợ doanh nghiệp.
Ngoài ra, Cargotrans định hướng hoạt động theo mô hình tối giản hóa các bộ phận, ưu tiên sự đa chức năng, đa nhiệm vụ của các nhân sự nhằm hướng tới sự học hỏi chuyên môn, nâng cao thu nhập của cán bộ nhân viên trong khi tiết kiệm được chi phí đào tạo nhân lực mới và nhân công để tập trung số hóa các khâu kinh doanh khác. Sự ra đời và cải tiến của những công nghệ này tạo cơ hội cho những đổi mới, nâng cấp trong ngành hậu cần, từ quản lý hàng tồn kho đến quản lý chuỗi cung ứng và theo dừi, giỳp cho các doanh nghiệp giao nhận nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường khi tận dụng được những ưu thế về hiệu quả công việc và thời gian giao nhận.
Duy trì ổn định khả năng thanh toán các khoản nợ trong dài hạn và ngắn hạn, mở rộng quy mô nguồn vốn, tăng số vòng quay vốn và các chỉ số hiệu quả sử dụng vốn để đảm bảo cho các kế hoạch hoạt động trong tương lai. Đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong hoạt động giao nhận đường biển, rút ngắn thời gian giao nhận, tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng, bắt kịp với xu thế hiện đại hoá các khâu của quá trình giao nhận.
Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế của nước ta và các nước khác trong khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản hay các nước Đông Nam Á, Cargotrans nên tập trung mở rộng mạng lưới khách hàng tại các quốc gia này do những điểm tương đồng về văn hoá, tập quán kinh doanh, thuận lợi địa lý hay các chính sách tạo điều kiện tự do thương mại trong khu vực, đặc biệt là khối ASEAN. Ngoài ra, cụng ty nờn cú quy trỡnh chi tiết, rừ ràng trong quản trị rủi ro cỏc lụ hàng, xếp loại mức độ các lô hàng về tính hợp pháp, sự uy tín của đối tác, khả năng thanh toán, đánh giá khả năng đóng hàng của người bán và nhu cầu của người mua để không xảy ra tình trạng khách bỏ hàng hay không thanh toán, dẫn đến mất đi sự tín nhiệm từ hãng tàu hay các nhà cung ứng khác trong quy trình giao nhận đường biển.
Kết hợp giữa các bộ ngành tổ chức các cuộc họp thảo luận để các cán bộ quản lý, đại diện hiệp hội và doanh nghiệp trực tiếp có liên quan cùng nhau cập nhật, chia sẻ thông tin hữu ích; nêu lên các khó khăn, vướng mắc phát sinh; đưa ra các nhận định, đánh giá về tình hình cũng như đề xuất các giải pháp, kinh nghiệm, cách làm hay để giúp doanh nghiệp Việt Nam có thể hạn chế thấp nhất các tác động tiêu cực phát sinh từ xung đột Biển Đỏ cũng như khai thác, tận dụng các cơ hội nếu có. Đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu đường biển của công ty TNHH Giao nhận vận tải Cargotrans Việt Nam” đã nghiên cứu các vấn đề lý luận về hoạt động cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu đường biển; phân tích thực trạng các nhân tố phản ánh và ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động cung ứng dịch vụ này của Cargotrans, từ đó đánh giá những thành công, hạn chế và đưa ra các giải pháp, kiến nghị cho cả doanh nghiệp và các cơ quan chức năng có liên quan.