Những nguồn gốc và yếu tố của tăng trưởng kinh tế

MỤC LỤC

Nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế

Trong tập hai có tựa đề “Về bản chất, tích lũy và sử dụng vốn” của cuốn sách “Tìm hiểu về bản chất và nguyên nhân sự giàu có của các quốc gia”, Smith quan niệm rằng tất cả những gì một người nào đó tiết kiệm được từ thu nhập của mình, anh ta bổ sung vào vốn của mình; anh ta hoặc chi tiêu khoản tiết kiệm đó để thuê thêm một số công nhân sản xuất, hoặc cho người nào đó làm việc này bằng cách cho người này vay khoản tiết kiệm nêu trên với một mức lãi suất, tức là một phần của lợi nhuận. Qua phân tích sự tiến hóa quan điểm của các trường phái kinh tế và các đại diện, có thể thấy, TTKT được định nghĩa là sự tăng GDP tiềm năng hay sản lượng quốc gia của một nước, xảy ra nhờ sự thay đổi các thuộc tính của hệ thống kinh tế (còn được gọi là chất lượng hệ thống) trong điều kiện tăng số lượng các yếu tố sản xuất và/hoặc sự cải thiện chất lượng của chúng.

Cơ chế tăng trưởng kinh tế

Nhóm thứ ba, cùng với Grossman & Helpman đề cập trên, là các nghiên cứu của Robert Barro & Xavier Sala-i-Martin (1995), Susanto Basu & David Weil (1998), Lucas (1993) và Jaume Ventura (1997),… Theo các tác giả này, sự khác biệt về tốc độ TTKT và căn nguyên tốc độ phát triển cao được lý giải thông qua những thay đổi công nghệ nội sinh, mức độ phát triển thương mại quốc tế và sự tham gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế. Ngày nay, thế giới chứng kiến một xu hướng đại hội tụ chung giữ nhóm nước phát triển và đang phát triển mặc dù bên trong nhóm nước đang phát triển xảy ra một sự phân kỳ nội bộ, có một số quốc gia đạt được sự phát triển vượt bậc (Nies Đông Á, Trung Quốc), trong khi đa phần các quốc gia khác chỉ đạt được tốc độ tăng trưởng rất thấp (châu Phi, phân lớn châu Á và châu Mỹ La tin).

Bảng 1.2: Tổng hợp những làn sóng của lý thuyết tăng trưởng nội sinh
Bảng 1.2: Tổng hợp những làn sóng của lý thuyết tăng trưởng nội sinh

HÀM COBB - DOUGLAS, CES, VES 2.1 Tiến bộ kỹ thuật trong các mô hình tăng trưởng kinh tế

Hàm sản xuất vĩ mô

Theo quan điểm phổ biến, lịch sử phát triển hàm sản xuất bắt đầu từ Wicksteed (1894) là nhà kinh tế đầu tiên đề xuất dưới dạng đại số mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra: mặc dù có một số bằng chứng gợi ý rằng Johann von Thunen mới là người đầu tiên thiết kế nó vào năm 1840 (Humphrey, 1997). Thunen cũng là nhà kinh tế đầu tiên áp dụng phép tính vi phân vào lý thuyết năng suất và có lẽ là người đầu tiên sử dụng giải tích (calculus) để giải các bài toán tối ưu hóa kinh tế và giải thích các loại năng suất biên về bản chất như đạo hàm riêng phần của hàm sản xuất (Blaug, 1985).

Hàm sản xuất Cobb - Douglas

Do vậy, hàm sản xuất có thể mất đi những đặc tính quan trọng như tính khả vi, tính liên tục, tính thuần nhất và tính vị tự, tức là không còn thuộc nhóm hàm sản xuất tân cổ điển và do đó gây khó khăn cho các phân tích kinh tế thông qua hàm sản xuất. Trong trường hợp này, hiệu suất theo quy mô tăng, còn nếu thì hiệu suất theo quy mô giảm và hiệu suất theo quy mô không thay đổi nếu Chúng ta dễ dàng chứng minh được hệ số hiệu suất theo quy mô cũng chính là độ thuần nhất và bằng.

Hàm sản xuất CES

Như đã đề cặp trên, hàm sản xuất với hệ số co giãn thay thế không đổi giữa các đầu vào (constant elasticity of substitution, CES) được xây dựng bởi Arrow, Chenery, Minhas và Solow (1961) hay ACMS nếu viết ngắn gọn theo chữ cái đầu của tên các tác giả. Hàm CES được sử dụng khi không có thông tin chính xác về mức độ thay thế giữa các yếu tố sản xuất nhưng có cơ sở để khẳng định mức độ đó không thay đổi đáng kể khi khối lượng các nguồn lực thay đổi.

Hàm Mukerji

Hàm trên có hệ số co giãn thay thế cố định theo Hicks và theo Allen-Uzawa.

Hàm CES phi vị tự

Như đã phân tích trên, tương ứng với điều kiện tối đa hoá lợi nhuận và thị trường cạnh tranh hoàn hảo, đối với hàm CES, tỷ lệ giữa các đầu vào phụ thuộc vào tỷ suất biên thay thế và tỷ lệ giá giữa chúng chứ không phải vào sản lượng. Hành vi của tỷ suất biên thay thế có ý nghĩa kinh tế như sau: theo sự gia tăng quy mô sản xuất, tầm quan trọng tương đối của các đầu vào có thể thay đổi, tức là trong quá trình mở rộng sản xuất tại doanh nghiệp, yếu tố con người, đặc biệt chất lượng quản trị trở nên có ý nghĩa hơn.

Hàm sản xuất VES

Điểm khác biệt chính giữa hàm CES và hàm VES là nếu đối với hàm thứ nhất, hệ số co giãn thay thế cố định tại mỗi điểm của đường đẳng lượng thì với hàm thứ hai, hệ số co giãn cố định chỉ đối với mỗi tia xuất phát từ gốc toạ độ nhưng có thể thay đổi khi dịch chuyển dọc theo đường đẳng lượng. Mặc dù là một trong các hàm sản xuất được sử dụng phổ biến nhất trong phân tích sự vận hành của một hệ thống kinh tế, hàm Cobb - Douglas có những hạn chế vì các tiền đề của nó quá cứng nhắc như hệ số co giãn thay thế giữa các yếu tố sản xuất bằng một, hệ số hiệu suất theo quy mô cố định và bằng mức độ thuần nhất, tỷ trọng thu nhập lao động trong sản lượng danh nghĩa cố định.

Bảng 2.1: Dữ liệu về sự vận hành nền kinh tế Mỹ trong giai đoạn 1947-1968
Bảng 2.1: Dữ liệu về sự vận hành nền kinh tế Mỹ trong giai đoạn 1947-1968

VỐN NHÂN LỰC, ĐỔI MỚI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Lý thuyết vốn nhân lực

Việc vượt ra ngoài lợi nhuận kinh tế thuần túy sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề liên quan đến sự khác biệt trong định nghĩa và đo lường, mặc dù nhiều nghiên cứu nỗ lực đánh giá vốn nhân lực bằng cách sử dụng một định nghĩa thu nhập mở rộng bao gồm các hoạt động không được trả lương trong hộ gia đình và thời gian giải trí được ghi nhận (xem Jorgenson và Fraumeni, 1989). Mặc dù cách tiếp cận gián tiếp này được áp dụng cho nhiều quốc gia có thông tin thống kê hạn chế, nhưng có một số hạn chế: một là, nó bỏ qua những lợi ích phi thị trường của các loại vốn khác nhau; hai là, thước đo này bị ảnh hưởng bởi sai số đo lường và cuối cùng, nó không thể giải thích được cái gì thúc đẩy những thay đổi quan sát được theo thời gian của vốn nhân lực.

Lý thuyết đổi mới

    Và xa hơn: “Phát triển là một hiện tượng đặc biệt, có thể phân biệt được trong thực tế và trong ý thức, không được quan sát thấy giữa các hiện tượng đặc trưng cho vòng tuần hoàn hay xu hướng tiến đến sự cân bằng, nó thể hiện sự thay đổi quỹ đạo mà theo đó vòng tuần hoàn được thực hiện, nó là sự dịch chuyển của trạng thái cân bằng, tuy nhiên, không phải bất kỳ sự thay đổi quỹ đạo hay sự dịch chuyển nào mà chỉ, thứ nhất, phát sinh một cách tự phát trong nền kinh tế và thứ hai, có tính chất rời rạc. Giai đoạn trưởng thành (giai đoạn thứ tư, các khả năng của mô hình dần dần bị thu hẹp, các dấu hiệu lo ngại được thể hiện bởi Jevons về sự cạn kiệt trữ lượng than (1862), Meadows về giới hạn tăng trưởng (1972), sự phá hủy của máy móc (chủ nghĩa tình yêu) (1810), hippies (1960): Các ngành công nghiệp, hàng hóa, công nghệ và cải tiến mới cuối cùng được giới thiệu, các triệu chứng đình trệ trên thị trường của các ngành công nghiệp nền tảng của cuộc cách mạng hiện hữu ngày càng gia tăng.

    Bảng 3.2: 5 cuộc cách mạng công nghệ kế tiếp nhau từ thập niên 1770   đến thập niên 2000
    Bảng 3.2: 5 cuộc cách mạng công nghệ kế tiếp nhau từ thập niên 1770 đến thập niên 2000

    CÁC XU HƯỚNG PHÂN KỲ VÀ HỘI TỤ TRONG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THẾ GIỚI

    Hội tụ và phân kỳ trong hai quan điểm so sánh giữa phương Đông và phương Tây

    Khác với quan điểm truyền thống, quan điểm trường phái California này cho rằng, sự phân kỳ của châu Âu so với châu Á bắt đầu trễ và các lợi thế của châu Âu xuất hiện gần như ngẫu nhiên, chẳng hạn các thuộc địa ở châu Mỹ cung cấp lượng bông dồi dào và rẻ cho công nghiệp châu Âu; trữ lượng than lớn của Anh cho phép phát triển các động cơ pit tông và xoay; những đột phá về động cơ và kỹ thuật sản xuất bởi công nhân luyện kim và thợ thủ công Anh, cùng với những xung đột nội bộ làm yếu đi Trung Hoa, Ottoman và Ấn Độ mà trở nên càng trầm trọng do các cuộc xâm lăng của quân đội phương Tây. Tuy nhiên, vào thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên, trồng trọt sử dụng cày và việc sử dụng sắt phổ biến, đặc biệt vì mục đích quân sự ở châu Âu làm xuất hiện nền văn minh Cổ đại tương ứng với sự khởi đầu xu hướng hội tụ giữa phương Tây và phương Đông (chúng ta nhớ lại sự kiện các học giả Hy Lạp từng học ở Ai Cập và Babilon) và sau đó (vào nửa sau thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên và đầu thiên niên kỷ thứ nhất sau Công nguyên là xu hướng đại phân kỳ thể hiện ở việc hình thành loại văn hóa, triết học, khoa học, chế độ chính trị mới, rồi sự vượt trội về nhà nước quân sự của phương Tây đối với phương Đông kéo dài cho đến khi Đế chế La Mã phương Tây sụp đổ.

    Đại phân kỳ trong thiên niên kỷ thứ nhất sau Công nguyên

    Tuy nhiên, thời kỳ đó đồng thời cũng là giai đoạn hội tụ (Grinin & Korotaev, 2015) bởi vì phương Tây tích cực rượt đuổi các nước tiên tiến nhất của phương Đông trong nhiều lĩnh vực, chẳng hạn, nhà nước, đô thị hoá, tỷ lệ người biết chữ, một số ngành khoa học, năng lực vận chuyển của tàu thuỷ, chất lượng hàng công nghiệp,. Nếu đối với châu Âu, mục tiêu chính là thu hút các kim loại quý, sử dụng các thuộc địa để sản xuất cây công nghiệp và phát triển mạnh thương mại dựa trên nền tảng đó thì châu Á không chú trọng đến thương mại với châu Âu (mà chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong kim ngạch thương mại của châu Á), việc tích luỹ vàng, bạc mà thích ứng các cây trồng từ châu Mỹ (khoai lang, sắn, khoai tây, đậu phộng và bắp).

    Hình 4.1: Số lượng phát minh, sáng chế ở phương Tây và phương Đông tính  trung bình theo thế kỷ trong thời gian 1-1100 năm sau Công nguyên
    Hình 4.1: Số lượng phát minh, sáng chế ở phương Tây và phương Đông tính trung bình theo thế kỷ trong thời gian 1-1100 năm sau Công nguyên

    Các tiền đề công nghệ, cấu trúc, kinh tế - xã hội, tương quan lãnh thổ - dân số cho phân kỳ rượt đuổi (1500-1800) và đại phân kỳ (từ thế kỷ XIX)

    Tóm lại, các xu hướng phân kỳ và hội tụ giữa phương Đông và phương Tây đã xảy ra trong nhiều thiên niên kỷ lịch sử và đồng thời cho thấy sự giống nhau giữa xã hội phương Tây và xã hội phương Đông, sự giống nhau này đã và đang cho phép hai xã hội này vay mượn những thành tựu của nhau, thích nghi chúng, vì vậy không cho phép cố định vĩnh viễn ưu thế về sáng tạo cũng như sự tụt hậu của xã hội này hay khác. Như đã trình bày trên, phương Tây có những tiền đề quan trọng để vượt qua phương Đông nhưng để các tiền đề này trở thành hiện thực, cần thiết một số điều kiện khá bất thường mà trọng yếu nhất đó là: (i) Khát vọng làm giàu và sự tập trung sức lực để chiếm đoạt của cải của phương Đông (cần nói thêm, các nước phát triển nhất của phương Đông không có động lực như vậy); (ii) Các khám phá địa lý vĩ đại mà là kết quả ngẫu nhiên của quá trình tìm kiếm của cải và thuộc địa hóa; và (iii) Sự thay đổi quan niệm về thế giới và đoạn tuyệt với các truyền thống tri thức của quá khứ mà thúc đẩy quá trình tích lũy tri thức và văn hóa vào thế kỷ XIV - nửa đầu thế kỷ XV rồi sau đó chuyển hóa thành hoạt động sản xuất tri thức khoa học - kỹ thuật gia tăng một cách hệ thống.

    Liệu đã bắt đầu quá trình đại hội tụ vào cuối thế kỷ XX?

    Trên đây, chúng ta đã phân tích xu hướng thay đổi tỷ trọng trong GDP thế giới và chênh lệch về thu nhập (hay GDP) bình quân đầu người giữa phương Tây và thế giới còn lại, hay giữa các nhóm nước thu nhập cao, trung bình và thấp theo cách phân loại khác của World Bank (Korotayev & Zinkina, 2014). Liên quan đến sự lan truyền công nghệ, quá trình này diễn ra nhanh chóng tại các nước thu nhập trung bình nơi nhờ nền giáo dục chuyên nghiệp và hệ thống y tế tốt đã đào tạo được một lực lượng lao động chất lượng cao mà đóng vai trò rất quan trọng cho việc ứng dụng thành công những công nghệ vay mượn.

    Hình 4.7: Sự thay đổi tỷ trọng các thế giới thứ nhất, thứ hai và thứ ba   trong GDP toàn cầu tính theo PPP năm 2005
    Hình 4.7: Sự thay đổi tỷ trọng các thế giới thứ nhất, thứ hai và thứ ba trong GDP toàn cầu tính theo PPP năm 2005

    Phát triển rượt đuổi

    Đối với tất cả các nước rượt đuổi kể trên, một trong những mục tiêu chính là sản xuất hướng về xuất khẩu và trong giai đoạn cuối, mở rộng các khả năng xã hội bằng cách thực hiện chính sách kích thích giáo dục, đặc biệt trình độ đại học ở các ngành tự nhiên và kỹ thuật cũng như đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và triển khai. Theo Gerschenkron, các công cụ thể chế mới điển hình (chính xác là những đổi mới tổ chức) góp phần vào sự thành công của chiến lược phát triển rượt đuổi trong kinh nghiệm châu Á là những mô hình tập đoàn ở Nhật Bản và Hàn Quốc hay hệ thống OEM (Original Equipment Manufacture) trong ngành công nghiệp điện tử Đông Á.

    TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG LÝ THUYẾT KEYNES

    Lý thuyết Keynes: Học thuyết tăng trưởng hay học thuyết chống khủng hoảng?

    Theo quan điểm cổ điển, cạnh tranh hoàn hảo là tốt nhất trong phân phối các nguồn tài nguyên và đảm bảo tăng trưởng sản lượng và tiêu dùng, trong khi Keynes cho rằng hệ thống kinh tế TBCN trục trặc trong phân phối các nguồn tài nguyên nên không đảm bảo sử dụng toàn bộ nguồn lực quan trọng nhất – lực lượng lao động; ông đặt nhiệm vụ giải quyết vấn đề thất nghiệp trong khuôn khổ hệ thống dân chủ. Giả định do một nguyên nhân nào đó, tổng cầu hàng hoá E thấp hơn tổng cung hàng hoá tại mức toàn dụng việc làm Tổng sản lượng thực tế Y bằng tổng cầu hàng hoá nên Điều đó lập tức tác động đến thị trường lao động vì với các điều kiện khác không đổi, có thể sản xuất lượng hàng hoá ít hơn bằng việc sử dụng ít lao động hơn, tức là Như vậy, nếu trong mô hình tân cổ điển, mức tiền lương thực quyết định số lượng lao động thì trong mô hình Keynes, tổng cầu hàng hoá E quy định số lượng lao động L, trong đó là số lượng thất nghiệp được gây nên bởi thị trường hàng hoá và thị trường tiền tệ.

    Mô hình tăng trưởng Harrod - Domar

      Các nhà kinh tế trên thế giới thường liên kết hai mô hình trên thành mô hình Domar - Harrod do chúng có quan điểm giống nhau là tại trình độ công nghệ không đổi, tốc độ tăng trưởng kinh tế được quyết định bởi xu hướng tiết kiệm biên, còn trong tình trạng cân bằng dài hạn của nền kinh tế, có thể tồn tại thất nghiệp bắt buộc. Trường phái tân Keynes với hai đại diện là Domar và Harrod xây dựng mô hình tăng trưởng cân bằng theo đó tăng trưởng cân bằng đạt được khi tốc độ tăng trưởng tự nhiên, tốc độ tăng trưởng đảm bảo và tốc độ tăng trưởng thực tế phải bằng nhau.

      LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG TÂN CỔ ĐIỂN

      Mô hình tăng trưởng Malthus

      Sự khác biệt về công nghệ dẫn đến sự khác biệt về mật độ dân số, chứ không phải về mức sống đã được nhiều nghiên cứu thực nghiệm chứng minh và lịch sử trước Cuộc cách mạng công nghiệp cũng cho thấy sự khác biệt về mức sống không đáng kể giữa các quốc gia dù có sự khác biệt lớn về công nghệ giữa chúng. Hệ số phản ảnh tầm quan trọng của đất đai đối với thu nhập, hệ số này càng thấp thể hiện vai trò càng thấp của đất đai trong sản xuất, hiệu ứng lợi tức giảm dần càng ít tác dụng và khả năng càng cao tiến bộ công nghệ nhanh chóng đưa nền kinh tế thoát khỏi bẫy Malthus.

      Hình 6.1: Sản lượng và lao động trong mô hình Malthus
      Hình 6.1: Sản lượng và lao động trong mô hình Malthus

      Mô hình Solow cơ bản

        Nhờ giả định tốc độ tiến bộ công nghệ ngoại sinh, mô hình Solow mở rộng cho phép trả lời một số sự kiện cách điệu (stylized facts) của TTKT hiện đại (đặc biệt, sáu sự kiện cách điệu của Kaldor) và chỉ ra được yếu tố nào là nhân tố chính yếu tạo nên tăng trưởng bền vững thu nhập thực trên đầu người, đặc biệt xu hướng tăng trưởng thu nhập bình quân theo thời gian trong khi lãi suất vẫn ổn định theo thời gian. Tuy nhiên, nếu nó nhỏ hơn một thì tốc độ tăng trưởng sẽ giảm; (iv) Mô hình không tính đến những rào cản khác đối với tăng trưởng kinh tế như năng lượng, môi trường, thể chế,… Đồng thời, nó cũng không chú ý đến các yếu tố khác của tăng trưởng như giáo dục, ổn định xã hội, y tế, chi tiêu quốc phòng,… mà chịu sự tác động của các chính sách kinh tế; và (v) Mô hình Solow có thể mô tả nhiều sự kiện cách điệu của TTKT.

        Hình 6.4: Đường sản lượng bình quân
        Hình 6.4: Đường sản lượng bình quân

        Mô hình tân cổ điển với vốn nhân lực

        Mô hình Solow giải định cạnh tranh hoàn hảo nên các yếu tố sản xuất được trử đúng bằng sản phẩm biên của chúng, tức là tỷ trọng của vốn và lao động trong thu nhập quốc dân tương ứng với hệ số co giãn của chúng trong hàm sản xuất, và Trong khi trong thực tế, chúng ta quan sát tỷ trọng của lao động trong thu nhập quốc gia vào khoảng 60-70%. Bằng việc sử dụng phương pháp định số đối với (5.24), hệ số co giãn của thu nhập bình quân theo tỷ lệ tiết kiệm bằng 0,5, tức là tỷ lệ tiết kiệm tăng 1 điểm phần trăm thì thu nhập bình quân tăng 0,5 điểm phần trăm, Hệ số này quá nhỏ để tính cho sự khác biệt rất lớn về thu nhập bình quân giữa các quốc gia mà chúng ta quan sát thấy trong thực tế.