Đề án phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030

MỤC LỤC

Mục tiêu nghiên cứu 1. Mục tiêuchung

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng nội dung phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Hải Hà – tỉnh Quảng Ninh để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã của Huyện. - Nghiên cứu thực trạng phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Hải Hà - tỉnh Quảng Ninh, từ đó đánh giá những điểm mạnh, mặt tồn tại, hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Hải Hà và tìm ra nguyên nhân của hạn chế.

Phương pháp nghiên cứu

Thứ nhất: nhóm đối tượng là cán bộ huyện Hải Hà để thu thập ý kiến đánh giá về năng lực thực thi công vụ của nhân lực hành chính cấp xã huyện Hải Hà về đạo đức, thái độ của nhân lực HCCX của huyện Hải Hà. Thứ hai, nhóm đối tượng là các cán bộ hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Hải Hà để đánh giá về các hoạt động phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã của huyện Hải Hà.

Kết cấu của đề án tốt nghiệp

Khái quát về nguồn nhân lực hành chính cấp xã

Theo khoản 3 điều 4 Luật cán bộ công chức năm 2019: “Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ cho Thường trực Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ NSNN”. - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đối với công chức làm việc tại các xã: miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;.

Phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã

Đào tạo, bồi dưỡng sẽ giúp cho đội nhân lực hành chính cấp xã hoàn thiện về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phù hợp với chức danh công việc đảm nhiệm, thực hiện tốt phương châm phát triển toàn diện là thường xuyên cập nhật được những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, giúp họ thích ứng được với những đòi hỏi, yêu cầu thay đổi của môi trường làm việc và sự phát triển của khoa học, công nghệ, sự quản lý tiên tiến và tính chuyên nghiệp trong hoạt động công vụ cũng như yêu cầu phát triển của xã hội. Đãi ngộ phi tài chính: Ngoài đãi ngộ về tài chính, các cơ quan thường đãi ngộ phi tài chính cho nhân lực HCCX thông qua bữa ăn ca, chế độ nghỉ phép, tham quan, du lịch, chế độ ốm đau, hoạt động thể thao, đảm bảo môi trường vệ sinh, cải thiện điều kiện làm việc (định kỳ phải điều tra, khảo sát để kịp thời cải thiện điều kiện làm việc); Xây dựng chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, ngoài ra, phải tạo điều kiện cho NLĐ có điều kiện được thể hiện mình trước xã hội (được giao lưu, học hỏi, được khẳng định bản thân).

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã

Đơn vị điều kiện tài chính tốt, có kinh phí hoạt động cao, mức độ đáp ứng về kinh phí hoạt động tốt sẽ tạo động lực cho nhân lực hành chính cấp xã trong quá trình thực thi công vụ, nhân lực hành chính cấp xã sẽ có ý thức học tập bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao chất lượng nhân lực hành chính cấp xã để đáp ứng yêu cầu công việc. Khi người lãnh đạo UBND cấp xã có khả năng tổ chức và quản lý con người trong đơn vị mình họ sẽ biết cách bố trí nhân lực hợp lý, tạo động lực để khơi nguồn cảm hứng cho đội ngũ nhân lực hành chính cấp xã để họ lạc quan hơn vào tương lai và hình dung được sự đóng góp cũng như lợi ích của mình trong đó từ đó họ sẽ tự nguyện cống hiến sức lực của mình, tự rèn luyện nâng cao sức khỏe thể chất và.

Khái quát về tình hình và nguồn nhân lực hành chính cấp xã huyện Hải Hà – Tỉnh Quảng Ninh

Văn hóa, xã hội đạt nhiều thành tựu quan trọng, nhiều hoạt động văn hóa, thông tin, tuyên truyền được đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả tích cực; chất lượng giáo dục, đào tạo gắn với xây dựng trường chuẩn quốc gia được quan tâm, năm 2022, có 7 trường học đạt chuẩn quốc gia, nâng tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia toàn huyện 83,33%; có 320 giáo viên được công nhận giáo viên dạy giỏi các cấp (22 giáo viên cấp tỉnh); có 2.008 HSG các cấp (145 HSG tỉnh). Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước, hướng đến phục vụ người dân tốt hơn, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh đã xác định đội ngũ nhân lực HCCX có vị trí rất quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp huyện, phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn của Huyện.

Bảng 2.1. Cơ cấu kinh tế của huyện Hải Hà năm 2022
Bảng 2.1. Cơ cấu kinh tế của huyện Hải Hà năm 2022

Thực trạng phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã huyện Hải Hà – Tỉnh Quảng Ninh

Bên cạnh đó số lượng cán bộ xã dôi dư do sáp nhập được xét chuyển thành công chức cấp xã và số Trưởng Công an xã sau khi chuyển sang các chức danh công chức khác có bằng chuyên môn phù hợp với các chức danh công chức Tư pháp -Hộ tịch, Văn phòng - Thống kê, Tài chính - Kế toán nhiều, dẫn đến thừa, trong khi có bằng chuyên môn phù hợp chức danh công chức Chỉ huy trưởng Quân sự, Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường và công chức Văn hóa - Xã hội ít, thậm trí không có dẫn đến tình trạng thiếu ở các vị trí này. (Nguồn: Kết quả khảo sát 2023) Kết quả đánh giá về công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực HCCX của huyện Hải Hà có điểm trung bình chung là 3,46 điểm, ở mức khá. Bản thân nhân lực HCCX khi học xong các chương trình đào tạo hoặc bồi dưỡng đã nắm được những vấn đề cơ bản về lý luận, được bồi dưỡng và hoàn thiện những kỹ năng cần thiết so với công việc, trở về công tác đã phát huy được năng lực nghiệp vụ, tham mưu cho cấp uỷ đảng, chính quyền cơ sở thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương;. việc đào tạo, bồi dưỡng cán nhân lực HCCX của Huyện cũng đã đã góp phần tạo nguồn, bổ sung và góp phần chuyển biến đáng kể về trình độ, chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, nhất là đã nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính chủ động, tự giác, phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ công vụ của đội ngũ có chuyển biến tốt hơn, kỹ năng hành chính và hiệu quả công tác ngày một cao hơn. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn một số ý kiến đánh giá chưa hài lòng về công tác đào tạo, bồi dưỡng, họ cho rằng bồi dưỡng đào tạo còn mang tính hình thức, phiến diện, nội dung chương trình bồi dưỡng còn nhiều trùng lặp; còn mang nặng tính khái quát, chung chung, chưa đạt được những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho từng vị trí nhân lực HCCX;. còn mang nặng lý thuyết, thiếu đúc kết, phổ biến kinh nghiệm thực tiễn; chưa chú trọng đào tạo kỹ năng thực thi nhiệm vụ, công vụ.. Thực trạng phát triển kỹ năng cho đội ngũ nhân lực hành chính cấp xã của huyện Hải Hà. Ngoài nâng cao trình độ chuyên môn, trong quá trình thực thi công vụ, nhân lực hành chính cấp xã cần phải thường xuyên phát triển kỹ nâng nhằm đáp ứng yêu cầu công việc. Để phát triển kỹ năng, ngoài việc nhân lực hành cấp xã tự ý thức rèn luyện nâng cao kỹ năng thì huyện Hải Hà cũng quan tâm đến việc phát triển kỹ năng mềm cho nhân lực hành chính cấp xã, cụ thể:. Đơn vị tính:Lượt người. 6 Tập huấn về chế độ, chính sách, dịch vụ công. Với mục tiêu tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có đủ phẩm chất, trình độ chuyên môn và năng lực trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập kinh tế quốc tế, huyện Hải Hà rất chú trọng công tác đào tạo đội ngũ nhân lực HCCX. Nội dung bồi dưỡng, đào tạo tập trung vào kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý nhà nước, kiến thức bổ trợ như tin học, ngoại ngữ,.. Qua đó đã nâng cao kiến thức về quản lý nhà nước, kỹ năng lập kế hoạch, kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ thuộc các lĩnh vực đảm nhiệm, về kỹ năng giao tiếp trong thực thi công việc. Thực trạng xây dựng và tuân thủ các chuẩn mực về đạo đức, phẩm chất chính trị của nhân lực HCCX trên địa ban huyện Hải Hà. Để nâng cao đạo đức, phẩm chất, chính trị cho đội ngũ nhân lực hành chính cấp xã, huyện Hải Hà đã ban hành Bộ quy tắc ứng xử trong đơn vị như:. +) Quy tắc ứng xử của nhân lực hành chính câp xã với chính bản thân nội bộ huyện Hải Hà,. +) Quy tắc ứng xử nhân lực HCCX huyện Hải Hà với người dân +) Quy tắc ứng xử giữa nhân lực HCCX với nhau. +) Quy tắc ứng xử giữa lãnh đạo với nhân lực HCCX. +) Quy tắc ứng xử của nhân lực HCCX với chính quyền và pháp luật +) Quy tắc ứng xử giữa nhân lực HCCX và xã hội,.

Bảng 2.8. Tình hình quy hoạch nhân lực HCCX của huyện Hải Hà
Bảng 2.8. Tình hình quy hoạch nhân lực HCCX của huyện Hải Hà

Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã huyện Hải Hà – Tỉnh Quảng Ninh

Trong thời gian qua, lãnh đạo ủy ban nhân dân các xã trên địa bàn huyện Hải Hà đã phát huy vai trò lãnh đạo, quản lý, tổ chức và vận động các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, gắn với từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của bộ máy hành chính huyện và cấp xã. Công tác thanh tra, kiểm tra nhân lực HCCX là một công tác cần thiết trong quá trình hoạt động công vụ nhằm tăng cường chức năng pháp chế, răn đe công chức, hướng người công chức thực sự trở thành người công bộc của nhân dân, trung thành với Đảng, tận tụy với nhân dân, thanh tra, kiểm tra giúp phát hiện mặt xấu, mặt tốt của chủ trương, chính sách, ngăn chặn khuyết điểm, biểu dương ưu điểm của công chức.

Đánh giá chung về phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã huyện Hải Hà – Tỉnh Quảng Ninh

Do hạn chế về kinh phí nên cơ sở vật chất của cơ quan cấp xã còn chưa đồng bộ, một số xã ở vùng sâu, miền núi cơ sở vật chất còn thiếu thốn, khó khăn cho đội ngũ nhân lực hành chính cấp xã trong thực thi công vụ, trong nâng cao chất lượng nhân lực. - Khả năng tổ chức và quản lý của lãnh đạo ủy ban nhân dân các xã. Trong thời gian qua, lãnh đạo ủy ban nhân dân các xã trên địa bàn huyện Hải Hà đã phát huy vai trò lãnh đạo, quản lý, tổ chức và vận động các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, gắn với từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của bộ máy hành chính huyện và cấp xã. Trong đó, đặc biệt là những chuyển biến tích cực về năng lực của đội ngũ nhân lực hành chính cấp xã. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu công việc trong thời kỳ tới, lãnh đão UBND các xã của huyện Hải Hà cần tăng cường hơn nữa khả năng tổ chức và quản lý của lãnh đạo ủy ban nhân dân các xã. - Yếu tố kiểm tra, giám sát nhân lực hành chính cấp xã của đơn vị. Công tác thanh tra, kiểm tra nhân lực HCCX là một công tác cần thiết trong quá trình hoạt động công vụ nhằm tăng cường chức năng pháp chế, răn đe công chức, hướng người công chức thực sự trở thành người công bộc của nhân dân, trung thành với Đảng, tận tụy với nhân dân, thanh tra, kiểm tra giúp phát hiện mặt xấu, mặt tốt của chủ trương, chính sách, ngăn chặn khuyết điểm, biểu dương ưu điểm của công chức. Tuy nhiên, công tác thanh tra công vụ của Huyện Hải Hà chưa được quan tâm đúng mức, lực lượng công chức làm thanh tra công vụ còn mỏng nên khó kiểm soát được hành vi vi phạm công vụ của nhân lực HCCX. Đánh giá chung về phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã. Hà đã có năng lực và những kỹ năng cơ bản trong việc thiết lập các mục tiêu, tổ chức thực hiện các công việc cá nhân, đang dần nâng cao năng lực và rèn luyện các kỹ năng cần thiết trong ứng xử, giao tiếp, có sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, có trách nhiệm với công việc được giao, có thái độ đúng đắn trong quá trình thực thi công vụ. Họ đã biết vận dụng kiến thức chuyên môn được đào tạo, vận dụng các văn bản, quy định của nhà nước trong xử lý công việc và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công việc hàng ngày. Phần lớn đội ngũ nhân lực HCCX ở huyện Hải Hà có phẩm chất chính trị, đạo đức các mạng, tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và XHCN. Thực hiện “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, tận tụy phục vụ nhân dân, là “đầy tớ” trung thành của nhân dân, ý thức được tinh thần trách nhiệm của mình trong công việc, nắm vững và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn, những việc công chức không được làm trong khi thực thi công vụ. Nhân lực HCCX thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình trong chấp hành đường lối, Chủ trương, Chính sách, Pháp luật của Đảng và Nhà nước. Đồng thời chấp hành tốt sự phân công, điều động, luân chuyển của tổ chức, có lối sống lành mạnh, có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành tốt nội quy, quy chế của cơ quan, không sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong khi giải quyết công việc, đảm bảo các hoạt động thực thi công vụ minh bạch, công khai, giữ vững phẩm chất đạo đức công vụ. Từ đó hiệu quả và chất lượng trong thực thi công vụ ngày một được nâng cao, đáp ứng được yêu cầu cơ bản trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. Nhân lực HCCX ở huyện Hải Hà nhìn chung những năm gần đây đã có sự chuyển biến tích cực, có sự phát triển về chất lượng trên các mặt phẩm chất lý luận chính trị, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng công tác….phù hợp với sự phát triển của xã hội, bước đầu đáp ứng với yêu cầu của cơ chế quản lý mới. Những hạn chế. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác phát triển của đội ngũ nhân lực HCCX trên địa bàn huyện vẫn còn một số hạn chế, yếu kém:. Thứ nhất, hiện nay, còn số lượng lớn chưa được đào tạo cơ bản, hệ thống;. đặc biệt là về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước dẫn đến. trong công tác quản lý điều hành còn lúng túng, chất lượng, hiệu quả công tác chưa cao. Thứ hai, Năng lực nghề nghiệp của nhân lực HCCX trên địa bàn huyện Hải Hà còn yếu. Không ít nhân lực HCCX chưa nắm vững chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, các quy định của pháp luật, vì vậy quá trình chỉ đạo điều hành, giải quyết công việc còn mang tính chủ quan, tuỳ tiện theo cảm tính cá nhân. Thứ ba, kỹ năng thực thi công vụ, đặc biệt là kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tổng hợp, viết báo cáo, kỹ năng soạn thảo văn bản.. của một số nhân lực HCCX còn hạn chế. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tổ chức, triển khai thực hiện nhiệm vụ của chính quyền. Thứ tư, thái độ, hành vi của một vài nhân lực HCCX trên địa bàn huyện Hải Hà còn bảo thủ trong cách nghĩ, cách làm, thiếu sự năng động, sáng tạo và đổi mới;. cách làm việc quan liêu, hành chính hoá, không thạo việc, tác phong chậm chạp, rườm rà, thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm, hách dịch, có tình trạng " đi muộn về sớm", đùn đẩy trách nhiệm, ứng xử thiếu văn hóa.. dẫn đến sự trì trệ trong giải quyết công việc. Nguyên nhân của những hạn chế a) Nguyên nhân chủ quan. - Về công tác tuyển dụng: Huyện chưa xây dựng, ban hành được bản mô tả vị trí việc làm của công chức cấp xã; công tác tuyển dụng, sử dụng công chức quá thiên về bằng cấp. - Về công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng nhân lực HCCX: Công tác quy hoạch cán bộ được coi là quan trọng và cần thiết, nhưng nhiều xã làm chỉ mang tính hình thức, chưa coi đây là việc làm thường xuyên, trực tiếp và là trách nhiệm của mình. Khi lựa chọn nhân lực HCCX kế cận chưa đi sâu nghiên cứu phát hiện những năng khiếu, sở trường của nhân lực HCCX để đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cho phù hợp. Hàng năm, chưa xem xét đánh giá, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch kịp thời, nên tác dụng của công tác quy hoạch còn hạn chế, chưa tạo được động lực để nhân lực HCCX cố gắng, phấn đấu. Việc quản lý, sử dụng nhân lực HCCX ở huyện Hải Hà trong thời gian qua về cơ bản đảm bảo đúng ngành nghề được đào tạo, phát huy được năng lực, sở. trường của công chức. Tuy nhiên ở một số đơn vị việc sử dụng, phân công công tác cho công chức vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hết những tiềm năng của đội ngũ nhân lực HCCX hiện có. Vẫn còn tình trạng phân công thực hiện công việc chưa phù hợp với khả năng, trình độ. Bên cạnh đó tình trạng sử dụng nhân lực HCCX chưa đủ tiêu chuẩn vẫn còn, công chức được tuyển dụng không đáp ứng được trình độ chuyên môn và trình độ quản lý hành chính hoặc tuyển dụng được người có năng lực nhưng không sử dụng đúng với chuyên ngành, sở trường thế mạnh của người nhân lực HCCX đó. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến năng lực của nhân lực HCCX còn yếu kém. - Về đào tạo và bồi dưỡng: công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa có tính tổng thể, dài hạn, chưa gắn với việc bố trí, sử dụng công chức, nhu cầu công việc. Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng còn thiên về lý thuyết, thiếu tính ứng dụng, chưa chú trọng đến yêu cầu, đặc thù công việc riêng của từng vị trí việc làm, từng chức danh nhân lực HCCX. Việc đào tạo, bồi dưỡng nhân lực HCCX mới tập trung đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị, chưa quan tâm đến đào tạo, bồi dưỡng về các kỹ năng trong quá trình thực thi công vụ. - Về điều động luân chuyển cán bộ: hiệu quả của công tác điều động, luân chuyển nhân lực HCCX chưa cao, do còn một số nhân lực HCCX chưa nhận thức đúng đắn về công tác điều động, luân chuyển cán bộ, một số địa phương tiếp nhận nhân lực HCCX được điều động còn cục bộ địa phương, chưa tạo điều kiện cho nhân lực HCCX hoàn thành nhiệm vụ. - Về đánh giá, đãi ngộ, khen thưởng và kỷ luật cán bộ. Công tác đánh giá nhân lực HCCX vẫn là khâu yếu nhất trong các khâu của công tác cán bộ, chưa gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao, chưa lấy hiệu quả cụng việc làm thước đo để đỏnh giỏ cụng chức, chưa cú những tiờu chớ rừ ràng, các tiêu chí đánh giá khó lượng hóa; công tác nhận xét, đánh giá công chức chưa thực sự nghiêm túc, khoa học. Tâm lý nể nang, “dĩ hòa, vi quý”, ngại nói thẳng, nói thật, bè phái, bao che vẫn còn xảy ra, dẫn đến tình trạng đánh giá, xếp loại công chức trở nên “bình quân chủ nghĩa”, “cào bằng”, “cảm tính”, đánh giá sai lệch vẫn còn xảy ra. Tiền lương và chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ công chức cấp xã còn nhiều bất cập. Chế độ, chính sách cán bộ, nhất là tiền lương đối với đội ngũ nhân lực HCCX chưa phù hợp, chậm đổi mới, chưa thực sự là đòn bẩy khuyến khích công chức toàn. tâm, toàn ý với công việc. Trang thiết bị, điều kiện làm việc như: Phòng làm việc chưa đảm bảo diện tích; bàn ghế, tủ đựng tài liệu, máy tính, máy in, hệ thống mạng internet, máy photocopy, máy scan…chưa được trang bị hoặc được trang bị nhưng đã xuống cấp, thường xuyên hư hỏng và hiệu quả sử dụng không cao, nhưng chưa được quan tâm đầu tư mua sắm, nâng cấp đồng bộ, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân lực HCCX. Công tác khen thưởng, kỷ luật còn chậm đổi mới, còn mang bệnh thành tích, khen thưởng tràn lan, chưa thực chất, ít tác dụng, chưa thực sự trở thành động lực khuyến khích sự phấn đấu vươn lên của đội ngũ công chức. Mặt khác việc khen thưởng tràn lan làm mất sự công bằng trong việc ghi nhận công lao đóng góp của đội ngũ công chức xứng đáng được khen thưởng dẫn đến làm mất ý chí phấn đấu. Công tác kỷ luật là quá trình áp dụng pháp luật mà đối tượng hướng tới là con người trong đơn vị, nờn hoạt động này cần chớnh xỏc, rừ ràng và minh bạch, kết quả của một quyết định kỷ luật phải đúng người đúng tội và phù hợp với quy định của pháp luật. Nhìn chung, công tác xử lý kỷ luật vẫn còn lúng túng trong việc áp dụng các văn bản pháp luật để thực hiện trình tự, thủ tục kỷ luật. Thủ tục hành chính trong cụng tỏc xử lý kỷ luật chưa được quy định rừ; Bờn cạnh đú hành vi vi phạm của nhân lực HCCX rất tinh vi nên khó phát hiện, nếu phát hiện cũng khó xử lý. b) Nguyên nhân khách quan. Thứ tư, do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, giá cả ngày càng leo thang, mặc dù trong những năm gần đây chính sách tiền lương cũng đã có thay đổi, nhưng đời sống của đội ngũ nhân lực HCCX vẫn gặp nhiều khó khăn, thu nhập từ lương của nhân lực HCCX không đảm bảo được cuộc sống, nên hầu hết phải tìm nguồn thu nhập khác từ bên ngoài.

Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã huyện Hải Hà – Tỉnh Quảng Ninh

Tiếp tục xây dựng và nâng cao năng lực của đội ngũ nhân lực HCCX trên địa bàn huyện có bản lĩnh chính trị vững vàng, trong sáng về đạo đức, đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước và có năng lực, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; có đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, có cơ cấu hợp lý, từng bước trẻ hóa đội ngũ nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành của chính quyền cơ sở, góp phần xây dựng hệ thống chính trị hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân. Cần phải xây dựng đội ngũ nhân lực HCCX có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, nhà nước và nhân dân, gương mẫu chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; có tinh thần đoàn kết, phối hợp trong công tác, không quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng; luôn bám sát cơ sở và nhân dân, tôn trọng và lắng nghe nhân dân, chăm lo đến đời sống tinh thần, vật chất, bảo vệ quyền lợi của nhân dân; có kinh nghiệm thực tiễn, có năng lực tổ chức, tuyên truyền và vận động nhân dân thực hiện chủ trương chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nước.

Đề xuất giải pháp chủ yếu phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã huyện Hải Hà – Tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, tầm nhìn 2030

Đổi mới phương pháp đào tạo theo hướng lấy người học là trung tâm, lấy chất lượng, hiệu quả làm mục tiêu hàng đầu, thay đổi cách học truyền thống, nặng nề mà không hiệu quả là giảng viên thuyết trình, học viên nghe và chép bài; áp dụng các phương pháp hiện đại như máy chiếu vào dạy học, phát huy tính độc lập, chủ động sáng tạo, tự nghiên cứu của học viên, tăng cường các buổi đi thực tế, học nhóm giao lưu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Để nhân lực hành chính cấp xã thực sự chuyên tâm vào công việc, có điều kiện phát triển cần thực hiện cải cách cơ bản chế độ tiền lương cho nhân lực hành chính cấp xã, để tiền lương thực sự là nguồn thu nhập chính đáng, chủ yếu, đảm bảo cuộc sống cho họ, tiền lương tối thiểu phải tương ứng chỉ số giá sinh hoạt từng thời kỳ, đủ tái sản xuất sức lao động và là một giải pháp hạn chế những hành vi tiêu cực, tham nhũng trong đội ngũ nhân lực hành chính cấp xã.

Một số kiến nghị với Tỉnh, Trung ương để phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã huyện Hải Hà – Tỉnh Quảng Ninh

- Thường xuyên quan tâm hơn nữa đến hoạt động kiểm tra, giám sát các hoạt động của chính quyền cơ sở nói chung và hoạt động của đội ngũ nhân lực hành chính cấp xã nói riêng để kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn những hạn chế phát sinh ngay tại cơ sở và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật. - Định kỳ hàng năm tiến hành khảo sát, đánh giá năng lực thực thi công vụ của từng nhân lực hành chính cấp xã thông qua việc sát hạch trực tiếp và tổ chức lấy phiếu khảo sát của nhân lực hành chính cấp huyện, cán bộ cấp xã và nhân dân địa phương để kịp thời thay thế, thải loại đối với những nhân lực hành chính cấp xã không đáp ứng yêu cầu.

Thông tin chung

Nội dung khảo sát

    Tôi đang thực hiện một đề tài nhằm tìm hiểu về đề tài phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã huyện Hải Hà, cần tham khảo ý kiến của Anh/Chị. Tôi đang thực hiện một đề tài nhằm tìm hiểu về đề tài phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã huyện Hải Hà, cần tham khảo ý kiến của Anh/Chị.

    Thông tin chung 1. Anh/ chị ở xã nào