Phân tích môi trường kinh doanh nhựa đường tại Chi nhánh Nhựa đường Petrolimex Đà Nẵng

MỤC LỤC

Phân tích môi trường vi mô của đơn vị thực tập của doanh nghiệp

Nhựa đường thường được nhập khẩu dưới hai dạng đó là nhựa đường đặc đóng phuy và nhựa đường nóng (thể lỏng). Đối với nhựa đường nóng, lỏng khi chuyên chở cần phải có phương tiện chuyên dùng, giữ nhiệt độ đảm bảo luôn ở điều kiện chuẩn của sản phẩm. Bên cạnh đó hệ thống kho, bể tồn trữ phải đảm bảo an toàn tuyệt đối. Chính vì vậy đối với các doanh nghiệp kinh doanh nhựa đường nóng, lỏng thì việc có hệ thống kho, bể an toàn hiện đại, có phương tiện chuyên chở đến tận công trình là một trong những điều kiện cần để tham gia kinh doanh nhà đường. Với đặc tính như vậy thì việc một đơn vị mới muốn gia nhập thị trường cũng rất khó khăn vì phải đầu tư lớn chính vì vậy nguy cơ xuất hiện đối thủ cạnh tranh mới ít nhất trong giai đoạn này là rất khó. Do rào cản nhập ngành cao nên. đối thủ cạnh tranh tiềm tàng chủ yếu là các tập đoàn kinh doanh các sản phẩm hóa dầu trong và ngoài nước. Ngoài lý do cơ bản nêu trên việc gia nhập ngành kinh doanh nhựa đường cũng gặp một số rào cản đáng ngại khác là rủi ro tỷ giá ngoại tệ, rủi ro tín dụng, rủi ro về giá nhập khẩu…. Trước hết về rủi ro do tỷ giá là do trong những năm gần đây các đơn vị nhập khẩu phải đi mua dollar trên thị trường tự do cao hơn trong khi bán ra phải theo tỷ giá Ngân hàng quy định. Thứ hai là sản phẩm của dầu mỏ nên giá nhựa đường nhập khẩu phụ thuộc nhiều vào giá dầu thô thế giới có xu hướng biến động liên tục, giá bán liên tục tăng trong khi giá bán trong nước luôn có độ trễ nhất định ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của các đơn vị kinh doanh trong ngành. Thứ ba là rủi ro tín dụng khi ngành xây dựng cơ bản của Việt Nam nói chung, ngành xây dựng giao thông nói riêng bị thất thoát khá nhiều và vốn thanh toán từ chủ đầu tư về các nhà thầu thường không theo kế hoạch và hay bị chậm. Ngoài ra xét về sự trung thành nhãn hiệu, lợi thế chi phí tuyệt đối và tính kinh tế theo quy mô cũng là một rào cản lớn đối với các đơn vị muốn gia nhập ngành kinh doanh nhựa đường bên cạnh việc khách hàng thường trung thành lựa chọn một đến hai nhà cung cấp do có chi phí chuyển đổi nhà cung cấp có mức độ nhất định. Do vậy lực đe dọa thâm nhập ngành kinh doanh nhựa đường khá thấp. b) Các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Do đặc trưng của sản phẩm nhựa đường mang tính kỹ thuật cao và được nhập khẩu theo tiêu chuẩn đường bộ Việt Nam qui định, nên cùng với cấu trúc phân tán của ngành làm cho sản phẩm rất ít khó có sự khác biệt nên chiến lược tốt nhất chính là giảm tốt đa chi phí phát sinh để tăng lợi nhuận trong thời kỳ tăng trưởng và duy trì trong giai đoạn suy thoái. Tuy vậy đối với các nhà cung cấp nhựa đường nóng muốn kinh doanh sản phẩm này cần có hệ thống kho bãi và cảng đặc trưng với các bể chứa nhựa đường có hệ thống bảo ôn hiện đại, hệ thống gia nhiệt tiên tiến bên cạnh việc đầu tư một hệ thống xe bồn đặc chủng cho vận chuyển nhựa đường nóng ở nhiệt độ trung bình 1200C, tuyển dụng, đào tạo và huấn luyện một đội ngũ kỹ sư, công nhân vận hành và lái xe lành nghề để có thể nâng cao dịch vụ cung cấp sản phẩm nhựa đường nóng đúng thời gian và địa điểm khách hàng yêu cầu.

Bên cạnh hai nhóm ngành nêu ra để phân tích rào cản rời ngành như trên còn có nhóm ngành khác nhỏ hơn bao gồm các đơn vị mua nhựa đường để sản xuất các sản phẩm dẫn xuất nhựa đường phục vụ cho số ít nhu cầu đặc trưng kỹ thuật của các đơn vị thi công, nhóm ngành này cũng phải đầu tư vào tài sản cố định và con người với một lượng vốn đáng kể nên rào cản rời ngành cũng không thấp. Khi xét đến năng lực thương lượng của người mua thì khách hàng của các Công ty trong ngành kinh doanh Nhựa đường hầu hết là các khách hàng tổ chức, họ thường có bộ phận kỹ thuật để đánh giá chất lượng sản phẩm có phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật do tư vấn và chủ đầu tư đưa ra hay không, có phù hợp với tiêu chuẩn nhựa đường thi công mặt đường giao thông do Bộ Giao thông Vận tải quy định hay không bên cạnh đú thường cú bộ phận vật tư tỡm hiểu rừ về cỏc nhà cung cấp thụng qua cỏc bỏo giá để so sánh và thương lượng trực tiếp với nhà cung cấp cụ thể về các điều khoản chính là: giá cả, thời hạn thanh toán, phương thức và địa điểm giao nhận hàng cụ thể….

TỔNG KẾT BÀI HỌC KINH NGHIỆM

    Bản thân cũng được học hỏi cũng như tìm hiểu các hoạt động của một nhà quản trị khi được quan sát các hoạt động của giám sát viên, vì vậy dù thực tập ở vị trí nhân viên kinh doanh nhưng với bản chất là một sinh viên ngành quản trị kinh doanh tổng quát thì tôi cũng đã hiểu thêm về hoạt động của một nhà quản lí, từ đó giúp bản thân có những kiến thức thực tế hơn về hoạt động của nhà quản trị trong môi trường làm việc thực tế. Ngoài ra, em còn được học hỏi các kĩ năng mềm khi làm việc, cách lắng nghe ý kiến người khác, cách giao tiếp với khách hàng, cách chọn lọc thông tin,.Cách làm việc, kết nối với mọi người trong công ty để làm việc một cách hiệu quả nhất. Qua chương trình thực tập, tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo của Chi nhánh Nhựa đường Đà Nẵng- công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của anh Phạm Văn Kỳ – phó phòng Kinh doanh và các anh chị ở phòng Kinh Doanh, đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt thời gian thực tập.

    Với chương trình thực tập, tôi xin cảm ơn khoa và nhà trường đã tạo cơ hội để tôi có thể thực tập trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, áp dụng những kiến thức đã học trên giảng đường vào thực tế để hoàn thành công việc, giúp tôi có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân sau này. Tóm lại, kỳ thực tập này được coi là khá thành công đối với bản thân tôi, hy vọng trong tương lai gần, khi đã tốt nghiệp tôi có thể tìm kiếm được một công việc thích hợp, có thể áp dụng những điều đã học hỏi từ quá trình thực tập này vào công việc thực tế đó.

    MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    - Phối hợp với các phòng nghiệp vụ Chi nhánh: Xây dựng, trình duyệt và tổ chức thực hiện các phương án khoán: sản lượng, doanh số, chi phí, lãi gộp, lương, thưởng.  Trở thành người toàn diện về kỹ năng, kiến thức trong lĩnh vực làm việc; có đam mê, năng lực làm tốt công việc để có địa vị trong xã hội; làm giàu cho bản thân và đóng góp cho xã hội. Tìm hiểu môi trường làm việc thưc tế và ứng dụng được các kiến thức đã học trên ghế nhà trường vào một phần công việc; Tìm hiểu các công việc mà một nhân viên kinh doanh phải làm.

    Biết cách xây dựng một kế hoạch phù hợp với bản thân, so sánh sự sai lệch giữa thực tế và kế hoạch từ đó rút ra được những kinh nghiệm, bài học cho bản thân. - Dựa trên những kinh nghiệm học hỏi trước đó, từ các phân tích môi trường kinh doanh, nhu cầu khách hàng, đề xuất các ý tưởng cho Phòng ban trong việc lên. Quá trình thực tập tại Chi nhánh chúng tôi, SV Ly chịu khó học hỏi kinh nghiệm thực tế về việc bán hàng Nhựa đường, hoà đồng với mọi người và cùng hỗ trợ một số công việc cần thiết cho Phòng Kinh doanh và Chi nhánh.

    Với kiến thức đã học được tại Nhà trường và thực tế trải nghiệm công việc Bán hàng Nhựa đường tại Chi nhánh chúng tôi, Báo cáo thực tập Tốt nghiệp của sinh viên Nguyễn Thị Cẩm Ly phản ánh đúng những bất cập tại đơn vị và những kiến nghị hoàn thiện hoạt động bán hàng tại Chi nhánh mang tính xây dựng và đúng thực tế.