MỤC LỤC
Quan niệm về hiệu quả tín dụng vừa cụ thể (thể hiện qua các chỉ tiêu có thể tính toán được như kết quả kinh doanh, nợ quá hạn..) vừa trừu tượng (thể hiện qua khả năng thu hút khách hàng, quy trình thủ tục đơn giản, thuận tiện mức độ an toàn vốn tín dụng, tác động tới nền kinh tế ..) để có hiệu quả tín dụng thì hoạt động tín dụng phải có hiệu quả và quan hệ tín dụng phải được thiết lập trên cơ sở tin cậy và uy tín trong hoạt động. - Thứ ba: Tín dụng là công cụ để thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội: Khi hiệu quả tín dụng được nâng cao sẽ góp phần tăng hiệu quả sản xuất xã hội, đầu tư đúng hướng để khai thác khả năng tiềm tàng về tài nguyên, lao động, vốn, đảm bảo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển cân đối giữa các ngành, vùng trong cả nước theo định hướng phát triển kinh tế mà Đảng và nhà nước đã lựa chọn.
* Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15-12-2011, quy định về việc cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khỏc cú hoạt động ngân hàng tại Việt Nam;. * Thông tư số 34/2011/TT-NHNNngày 28-10-2011, hướng dẫn về trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khỏc cú hoạt động ngân hàng;.
Quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp còn nhiều sơ hở, Nhà nước cho phép nhiều doanh nghiệp được sản xuất kinh doanh với nhiều chức năng, nhiệm vụ vượt quá trình độ, năng lực quản lý, quy mô hoạt động quá lớn so với khả năng nguồn vốn tự có của doanh nghiệp dẫn đến vay vốn lớn gấp nhiều lần vốn tự có làm nảy sinh những điều kiện đưa đến rủi ro, thua lỗ trong hoạt động kinh tế của doanh nghiệp 1.5. “Sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 14/2012/TT-NHNN ngày 4/5/2012 quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực ngành kinh tế”, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đã ban hành văn bản số 4152/NHNo-KHTH quy định lãi suất cho vay bằng VND.
Tiến hành đổi mới toàn diện mô hình tổ chức, màng lưới kinh doanh theo hương tinh giảm trung gian, tăng năng lực cho các đơn vị trực tiếp kinh doanh, Đổi mới công tác quản trị điều hành, quy trình nghiệp vụ theo hướng đơn giản hoỏ cỏc thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, tập trung mọi nguồn lực đào tạo cán bộ nhân viên theo hướng chuyên môn hoá, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, hiện đại hoá công nghệ. Trờn nền tảng cụng nghệ thụng tin hiện đại và nhận thức rừ vai trũ của cỏc sản phẩm dịch vụ ngoài tín dụng truyền thống, năm 2009 Agribank chú trọng giới thiệu và phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tiện ích tiên tiến, điển hình là các dịch vụ Mobile Banking như: SMS Banking, ATransfer, Apaybill, kết nối thanh toán với Kho bạc, Hải quan trong việc phối hợp thu ngân sách; phát hành thẻ các loại.
Về mặt đào tạo nguồn nhân lực về chuyên môn, nghiệp vụ, chi nhánh đã đẩy mạnh công tác đào tạo dưới các hình thức như: Cho cán bộ đi học tại chức, học chuyển đổi bằng, học tin học,. Về mặt giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ nhân viên, chi nhánh đã tổ chức các buổi giao ban, tổng kết lại hoạt động hàng tuần, tháng, khen thưởng những cán bộ tích cực và kỷ luật những trường hợp vi phạm quy chế nghề nghiệp nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm cho cán bộ đơn vị.
- Về mặt đào tạo nguồn nhân lực: Chi nhánh đã đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn dưới các hình thức như: cử cán bộ đi học tại chức, học chuyển đổi bằng, học tin học,… duy trì thường xuyên việc tổ chức cho cán bộ học tập các văn bản chế độ thể lệ mới của ngành nhằm trang bị cho cán bộ kiến thức vững chắc giúp họ thực hiện công tác chuyên của mình từ đó đem lại hiệu quả hơn, đáp ứng được yêu cầu kinh doanh của chi nhánh. + Về trình độ tin học và trình độ ngoại ngữ: Chi nhánh không chỉ chú trọng tới trỡnh độ nghiệp vụ của cỏn bộ mà ngõn hàng cũng chỳ trọng tới việc đạo tạo nừmg cao trình độ tin học và ngoại ngữ cho cán bộ để đáp ứng với nhu cầu cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh và đặc biệt từ năm 2009 toàn hệ thống NHNO&PTNT Việt Nam đã sử dụng phần mềm IPCAS thì yêu cầu này càng đòi hỏi cao hơn để khai thác hết tiện ích của phần mềm. Hoạt động DVTT và ngân quỹ của ngân hàng bao gồm các hoạt động sau: thực hiện các DVTT trong nước cho khách hàng, thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ, thực hiện các DVTT theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, thực hiện DVTT khi được NHNN cho phép, thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng, tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên NH trong nước, tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép.
Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng quá cao đã ảnh hưởng đến giá cả có nhiều biến động không tốt, kinh tế huyện Cẩm Khê cũng gặp nhiều khó khăn giá cả đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp liên tục tăng, đầu ra không ổn định, những nguyên nhân khách quan do khí hậu, thiên tai, dịch bệnh cúm gia cầm…khiến người nông dân gặp rất nhiều khó khăn nên chưa có đủ điều kiện thanh toán các khoản nợ của mình theo đúng hợp đồng đã ký, trong đó có nợ ngân hàng. Về hồ sơ tín dụng thì cán bộ tín dụng chưa tập hợp đủ các chứng từ theo quy định đối với cỏc khoản vay giải ngừn (hoỏ đơn thuế giỏ trị gia tăng, chứng từ trả chậm của khách hàng, tài liệu chứng minh làm căn cứ giải ngân đến thời điểm vay vốn chưa thanh toán bằng nguồn vốn của đơn vị hoặc vốn vay khỏc…),cỏc khoản vay không đủ điều kiện hỗ trợ lãi suất, trong trường hợp nhận tiền vay nhưng tài sản bảo đảm chưa đăng ký giao dịch bảo đảm, chưa mua bảo hiểm tài sản.
+ Đối với các dịch vụ mới như chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, thẻ tín dụng, bảo lãnh ngân hàng, thấu chi, các sản phẩm phái sinh… ngân hàng cần phải nâng cao năng lực marketing, giỳp cỏc doanh nghiệp và công chúng hiểu biết, tiếp cận và sử dụng có hiệu quả các dịch ngân hàng; nâng cao tiện ích của các dịch vụ ngân hàng; sử dụng linh hoạt công cụ phòng chống rủi ro gắn với các đảm bảo an toàn trong kinh doanh ngân hàng. Tuy nhiên, để NHNo& PTNT huyện Cẩm Khê ngày càng tạo được uy tín trên thị trường, có sức bật mới bứt phá thành công trong những tiếp theo, đáp ứng yêu cầu kinh tế hội nhập khu vực và quốc gia, đòi hỏi các cấp lãnh đạo phải quan tâm hơn nữa đến công tác nâng cao chất lượng tín dụng, thông qua việc nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ tín dụng, vận dụng linh hoạt các chính sách tiền tệ, đổi mới công nghệ ngân hàng, đồng thời phối hợp chặt chẽ những chiến lược kinh doanh mới, thực hiện đúng phương châm “an toàn – phát triển – bền vững - hiệu quả”. - Ngừn hàng nờn lập ban “phỏt triển thị trường và quản trị rủi ro” để xem xột những vấn đề như nhu cầu vay vốn, hình thức cho vay nào đang được ưa chuộng, thị hiếu của khách hàng đang muốn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh nào, làm sao để tiếp cận với các khách hàng lớn và thị phần hiện có về sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh ra sao…từ những thông tin đó ngân hàng sẽ có những chiến lược kinh doanh phù hợp, hạn chế được rủi ro có thể xảy ra.