MỤC LỤC
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành: là cạnh tranh giữa các công ty, các doanh nghiệp cùng sản xuất một loại hàng nhằm thu lợi nhuận siêu ngạch, cạnh tranh dưới góc độ chi phí lao động cá biệt nhỏ hơn chi phí lao động xã hội cần thiết sẽ thu được lợi nhuận siêu ngạch. Giá cả luôn cứng nhắc, khi chi phí giảm hay cầu thị trường giảm thì các doanh nghiệp không muốn giảm giá vì điều đó xảy ra thì cuộc chiến tranh giá sẽ xảy ra giữa các doanh nghiệp; ngược lại cầu tăng, hay chi phí tăng các doanh nghiệp không muốn tăng giá vì các đối thủ cùng tập đoàn không tăng giá.
Lý thuyết cạnh tranh không hoàn hảo và cạnh tranh độc quyền Vào đầu những năm 20 của thế kỷ XX, nhiều nhà kinh tế mà nổi tiếng nhất là nhà kinh tế học Mỹ E.Chamberlin và nhà kinh tế học Anh J.Robinson đã tìm cách nghiên cứu để vượt qua sự tách bạch quá rạch ròi giữa hai cực là độc quyền thuần túy và cạnh tranh hoàn hảo. Lý thuyết này được hình thành vào đầu những năm 40 dựa trên luận điểm của nhà kinh tế học người Mỹ J.Maurice Clack là: Những nhân tố không hoàn hảo trên thị trường có thể được sửa chữa bằng những nhân tố không hoàn hảo khác như thiếu sự tường minh của thị trường và tính tạp chủng của hàng hóa.
Tóm lại, nội dung cơ bản của lý thuyết cạnh tranh hiệu quả là phõn biệt rừ những nhõn tố khụng hoàn toàn là có ích, nhân tố nào có hại cho chính sách cạnh tranh và nhận biết được điều kiện nào là điều kiện cần và đủ cho tính hiệu quả cạnh tranh trong nền kinh tế. - Mức ấn tượng về hình ảnh, nhãn hiệu về hàng hoá của nhà sản xuất ra mặt hàng đó so với các hàng hoá cùng loại của các đối thủ cạnh tranh.
Công ty theo đuổi chiến lược này có khả năng thỏa mãn nhu cầu khách hàng theo cách mà đối thủ cạnh tranh không làm được, do đó công ty có thể đặt giá cao hơn giá trung bình ngành. Còn đối với các nhà cung cấp sức ép đối với công ty cũng rất ít, họ có thể chịu việc tăng giá đầu vào ở một mực độ nào đó do mục tiêu hàng đầu của họ cần tạo ra sự khác biệt hóa.
Những lợi thế về chi phí thường bắt nguồn từ: Phương pháp sản xuất tốt do kết quả của quá trình tích lũy kinh nghiệm lâu dài, sự quản lý có hiệu quả đầu vào của sản xuất như lao động, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị có nguồn vốn cho kinh doanh ổn định với lãi suất thấp do hoạt động của công ty chứa đựng ít rủi ro hơn các công ty khác. Ưu thế của sản xuất lớn bao gồm: giảm chi phí thông qua sản xuất hàng loạt các đầu ra đã được tiêu chuẩn hóa, giảm giá cho việc mua các nguyên liệu đầu vào và các bộ phận máy móc thiết bị với một khối lượng lớn, sự phân bổ đều những chi phí cố định cho một khối lượng sản xuất lớn hơn và cả tính hiệu quả của sản xuất lớn trong quảng cáo.
Các nhà nghiên cứu thị trường thường sử dụng đa dạng các biện pháp kỹ thuật để thu thập thông tin bởi vì hoạt động nghiên cứu thị trường hỗ trợ cho tất cả các chức năng quan trọng của công ty. Hoạt động này bao gồm việc đánh giá các nhà phân phối có khả năng thay thế để lựa chọn nhà phân phối tốt nhất thỏa mãn các điều kiện cũng như phương thức phân phối có thể chấp nhận được.
Có nhiều kênh truyền thông tin: điện thoại, đài, báo, ti vi, Internet … Tuy nhiên, ngày nay do sự giảm mạnh trong chi phí của công nghệ tin học, thông tin liên lạc cho phép sử dụng hệ thống máy tính vốn chỉ sử dụng trong văn phòng nay được dùng trong mọi hoạt động. Chức năng này nhằm bảo đảm khả năng tài chính cho doanh nghiệp, thể hiện ở khả năng thanh toán, tổng lượng vốn, cơ cấu vốn, khả năng huy động vốn trong những tình thế kinh doanh nhất định, tốc độ chu chuyển vốn, hiệu quả đầu tư vốn và quản lý vốn.
Nhận rừ sự cần thiết tham gia tổ chức WTO, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định lại"..Tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp với điều kiện của nước ta và bảo đảm thực hiện những cam kết trong quan hệ song phương và đa phương..tiến tới gia nhập WTO..". Thực chất tăng khả năng cạnh tranh là tạo ra nhiều hơn một ưu thế về tất cả các mặt: giá cả, giá trị sử dụng của sản phẩm, uy tín … Cụ thể, doanh nghiệp phải áp dụng tổng hợp các biện phát khác nhau như cắt giảm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm, hạ giá bán, áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao trình độ đội ngũ lao động … Hay nói cách khác tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là thay đổi.
Tổng công ty đã thực hiện nhiều hợp đồng lớn thuộc lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng và cải tạo đường giao thông quan trọng như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 18, Quốc lộ 10, Đường Hồ Chí Minh … đặc biệt là xây dựng đường hầm qua đèo Hải Vân theo công nghệ đào hầm mời của Áo (NATM), các công trình công nghiệp yêu cầu kỹ thuật cao như: Nhà máy giấy Bãi Bằng, Dệt Minh Phương, Nhà máy xi măng Bút Sơn, Nghi Sơn, Hoàng Mai … và các công trình xây dựng lớn như Khách sạn Thủ Đô, Tòa nhà Khách Sạn Mặt trời Sông Hồng, Ngân Hàng Công Thương Việt Nam, Trung Tâm Bưu Chính Viễn Thông…. Tổng công ty là Chủ Đầu Tư các nhà máy xi măng Hòa Bình, Yaly, xi măng Hạ Long công suất 2 triệu tấn/năm, nhà máy thép Việt Ý, Khu đô thị Mỹ Đình- Mễ Trì, Khu công nghiệp Phố Nối A, Khu công nghiệp Đình Trám … cùng nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp khác. Trong quá trình trên 40 năm phát triển và trưởng thành, Tổng công ty Sông Đà đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm trong thiết kế, thi công và trong điều hành sản xuất. có trình độ Đại học và trên Đại học). Định hướng và mục tiêu phát triển trong giai đoạn 2001- 2010 của Tổng công ty Sông Đà là: Xây dựng và phát triển Tổng công ty thành tập đoàn kinh tế mạnh đa dạng hóa ngành nghề xây dựng, đa dạng hóa sản phẩm trên cơ sở duy trì và phát triển ngành nghề xây dựng truyền thống để đảm bảo Tổng công ty Sông Đà là một nhà thầu mạnh có khả năng làm tổng thầu các Công trình lớn ở trong nước và quốc tế.
Đối với ngành xây dựng các đối thủ tiềm ẩn muốn nhập ngành phải vượt qua nhiều rào cản khó khăn như: Vốn đầu tư lớn, chu kỳ sản xuất dài nên quay vòng vốn chậm, đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển cho công nghệ hiện đại chiếm tỷ lệ cao,… Đó có thể là rào cản lớn để giảm đối thủ tiềm ẩn nhưng không có nghĩa là không có vì có được công nghệ hiện đại thông qua chuyển giao hiện nay tương đối dễ dàng, các kênh huy động vốn giúp giải quyết khó khăn về vốn trở nên dễ dàng hơn. Tuy vậy, với kinh nghiệm hơn 45 năm trong ngành, với uy tín trên thị trường và đặc thù xây dựng các công trình thủy điện, Tổng công ty Sông Đà vẫn có những ưu thế riêng: thương hiệu đã được biết đến rộng rãi trên thị trường, đa dạng hóa các lĩnh vực hoạt động, lượng vốn lớn và mạnh, máy móc trang thiết bị đảm bảo cho nhu cầu những công trình lớn … Những ưu thế đó làm giảm áp lực cạnh tranh của các công ty hoạt động trong ngành lên Tổng công ty.
Tổng công ty Sông Đà đã đầu tư một lực lượng xe máy, thiết bị thi công với công nghệ tiên tiến, hiện đại của các nước công nghiệp phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Thụy Điển, Phần Lan, Mỹ, Áo … Đặc biệt là công nghệ thi công hầm ( NATM ) của Áo, công nghệ thi công bê tông mới như: bê tông đầm lăn, bản mặt, đập vòm, bê tông dự lạnh … trong các công trình thủy điện;. Khu kinh tế Vân Phong, Hải Hà, TĐ Đakrinh, Sắt Thạch Khê, Muối mỏ, Cao su … Đã sửa đổi, bổ sung, ban hành 6 quy chê, quy định (quy chế tài chính của TCT; quy chế trả lương cho CBNV ban điều hành, ban quản lý; quy định bảo lãnh các nhà thầu phụ là các công ty con, công ty liên kết của TCT; quy định tạm thời về quản lý và thực hiện đầu tư các dự án đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật Đô thị và nhà ở; quy chế quản lý và sử dụng thương hiệu Sông Đà; quy định về quản lý hợp đồng các công ty con, công ty liên kết của TCT); đang sửa đổi bổ sung 6 quy chế, quy đinh (quy đinh quản lý KH; quy định về phân cấp đầu tư quy chế tổ chức hoạt động của BĐH thuộc TCT; quy chế quản lý ĐTXD các dự án TĐ tại Lào; quy chế phân cấp quản lý CBNV; quy chế đào tạo).
Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp phải nắm bắt và tìm hiểu sự thay đổi của công nghệ, từ đó có giải pháp đầu tư phát triển công nghệ, tránh lạc hậu về công nghệ để có thể trở thành người dẫn đầu thị trường, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như tăng được lợi nhuận nhờ sự đầu tư kỹ thuật hợp lý. Vì vậy Tổng công ty cần có những chiến lược đầu tư phát triển và đào tạo nhân sự hơn nữa; cần có các quỹ đầu tư phát triển nhằm đào tạo lại những nhân viên hiện có vủa công ty bằng cách thường xuyên cử họ đi đào tạo tại các trường để nâng cao tay nghề; có chính sách tuyển dụng cán bộ giỏi có khả năng đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công việc đồng thời có chính sách đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ công nhân viên giỏi … để phát triển hơn nữa sự phát triển của Tổng công ty và tăng khả năng cạnh tranh của Tổng công ty về mọi mặt, nhất là cạnh tranh có hiệu quả cao từ đội ngũ nhân sự.
Tập trung đầu tư tiền vốn, cơ sở vật chất, tiến bộ kỹ thuật và con người để phát triển thị trường và các sản phẩm từ các dịch vụ: tư vấn xây dựng, tài chính – tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, điện tử - tin học, khách sạn, du lịch, nhà hàng, siêu thị. Trong công tác quản lý, điều hành, thiết kế và thi công, nhằm nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tạo ra sự chuyển biết về chất và có tính cạnh trạnh cao cần không ngừng tăng cường ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ mới.
Nhu cầu tiêu dùng xã hội: Trong giai đoạn hiện nay ở nước ta nhu cầu xây dựng phát triển các ngành công nghiệp và nền kinh tế nói chung đều rất lớn, ước tính nhu cầu xây dựng bình quân trong giai đoạn 2001- 2010 có giá trị khoảng 17- 21 tỷ USD / năm. Tổng công ty sẽ gặp phải một số nguy cơ: nguy cơ lạc hậu vì có nhiều nước có nền công nghiệp phát triển từ rất lâu và rất mạnh, nguy cơ mất hàng rào bảo hỗ, mất sự hỗ trợ của nhà nước và nhất là sự cạnh tranh sống còn lại càng gay gắt.
Năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty còn được thể hiện ở bộ máy quản lý gọn nhẹ, ít trung gian, phương thức quản lý hiện đại và hiệu quả, luôn thích nghi được với yêu cầu của chủ đầu tư và mọi biến động của thị trường. Để có được năng lực cạnh tranh cao, Tổng Công ty phải có được các nguồn lực và các kỹ năng cần thiết để khai thác các nguồn lực đó, phải có năng lực cần thiết để quản lý các nguồn lực một cách có hiệu quả.
Tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn dầu khí Việt Nam…Tập trung nghiên cứu cơ hội đầu tư trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản như khai thác mỏ sắt, đầu tư khu liên hợp luyện kim, khai thác muối mỏ cùng với dự án chế biến các sản phẩm từ muối mỏ, khai thác và chế biến các khoáng sản boxit, thạch cao, trồng cây cao su, dự án sản xuất ván sợi ép từ gỗ…. Xây dựng, rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành các quy chế, quy định, đảm bảo công tác chỉ đạo, quản lý điều hành sản xuất của Tập đoàn theo phương pháp quản lý, điều hành tiên tiến, phân cấp triệt để,tạo ra cơ chế chủ động, thông thoáng cho các đơn vị trong Tập đoàn hoạt động, đáp ứng yêu cầu phát triển với quy mô lớn và tốc độ cao, đảm bảo sản xuất kinh doanh hiệu quả và tích lũy vốn.
Xây dựng chính sách và các biện pháp đẩu mạnh công tác xúc tiến thương mại ở nước ngoài như khuyến khích các doanh nghiệp thành lập ở nước ngoài những đại lý phân phối hàng hóa, trưng bày sản phẩm … ; tổ chức nghiên cứu học tập kinh nghiệm tổ chức và quản lý của một số tổ chức xúc tiến thương mại lớn trên thế giới để hoàn thiện hệ thống xúc tiến thương mại ở Việt Nam. Nếu Nhà nước thiết lập một hành lang pháp lý nhất quán, ổn định, tạo dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, chính sách đầu tư lành mạnh, hấp dẫn sẽ giúp cho các doanh nghiệp, mỗi thành viên trong nền kinh tế nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập một cách thuận lợi vào nền kinh tế khu vực và thế giới.