MỤC LỤC
Các các nhà buôn, chủ ngân hàng, người chuyên chở, người bảo hiểm…thường đến đó để trao đổi các thông tin về các con tàu viễn dương, về hàng hóa chuyên chở trên tàu, về sự an toàn và tình hình tai nạn của các chuyến tàu… Ngoài việc quản lý quán cà phê, năm 1696 Edward Lloyd’s còn cho ra một tờ báo tổng hợp các tình hình tàu bè và các vấn đề khác nhằm cung cấp thông tin cho các khách hàng của ông. Tổ chức này hoạt động với tư cách là tổ chức tư nhân đến năm 1871 thì hợp nhất lại theo luật Quốc hội và trở thành Hội đồng Lloyd’s và sau này đã trở thành nơi giao dịch kinh doanh bảo hiểm và hãng bảo hiểm lớn nhất thế giới.Những mãi đến năm 1988, Luật bảo hiểm thân tàu mới ban hành, đây là luật bảo hiểm thân tàu đầu tiên trên thế giới ra đời tại Luân Đôn, viết tắt là ITC(Institute Time Clause).Đây được coi là một trong những loại hình bảo hiểm ra đời sớm nhất trong lịch sử của ngành bảo hiểm.
- Rủi ro chiến tranh: Người bảo hiểm chịu trách nhiệm về hậu quả do hành động đối địch có tính chất chiến tranh: nội chiến, cách mạng, nổi loạn, khởi nghĩa, xung đột dân sự, bạo động phiến loạn phát sinh từ những biến cố hay hành động thù địch chống lại các thế lực đang tham chiến. Thông thường chủ tàu mua bảo hiểm cho con tàu thấp hơn giá trị( bảo hiểm dưới giá trị). Ngoài ra, bên cạnh việc mua bảo hiểm cho bản thân con tàu, chủ tàu còn có thể tham gia bảo hiểm cho cước phí chuyên chở hàng hóa và chi phí điều hành. Bảo hiểm cước phí chuyên chở là bảo hiểm cho phần cước phí mà chủ tàu. lạc, tổn thất).
+ Khi xảy ra tai nạn thuộc phạm vi trách nhiệm của hợp đồng bảo hiểm phải kịp thời báo ngay cho người bảo hiểm hoặc giám định viên đã được chỉ định tại nơi xảy ra tai nạn để yêu cầu giám định tổn thất và cấp biên bản giám định tổn thất. - Phải kịp thời áp dụng mọi biện pháp cần thiết nhằm cứu giúp, bảo vệ người, phương tiện, tài sản để ngăn ngừa, hạn chế tổn thất, giúp giám định viên làm tốt nhiệm vụ giám định và giải quyết nhanh chóng hậu quả tai nạn.
Ngoài ra việc phân tích cơ cấu doanh thu và lợi nhuận theo đại lý, vùng, công ty thành viên và từng loại doanh thu ( như cơ cấu doanh thu bảo hiểm gốc và tái bảo hiểm..) cũng có những tác dụng quan trọng trong quản lý kinh doanh bảo hiểm. Hệ thống chỉ số trên được vận dụng ở các công ty bảo hiểm khai thác nghiệp Hệ thống chỉ số trên được vận dụng ở các công ty bảo hiểm khai thác nghiệp vụ bảo hiểm có nhiều đối tượng tham gia, với mức phí bảo hiểm khác nhau hoặc một nghiệp vụ bảo hiểm nhưng triển khai ở nhiều đại lý, nhiều công ty thành viên khác nhau.
Chỉ tiêu trên được tính chung và riêng cho từng nghiệp vụ bảo hiểm, tính chung và riêng cho số lao động làm nhiệm vụ trực tiếp khai thác bảo hiểm. - Phân tích hiệu quả kinh doanh theo thời gian bằng cách so sánh và đánh giá xem hiệu quả đạt được giữa hai thời kỳ nghiên cứu biến độn như thế nào.
TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM THÂN TÀU VÀ TNDS CHỦ TÀU TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM DẦU KHÍ.
- Luật Doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Công hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/0702006 và Luật kinh doanh Bảo hiểm. - Cơ cấu tổ chức quản lý của PVI bao gồm: Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc.Trong ban Tổng giám đốc được chia ra: ban kiểm soát nội bộ, ban bảo hiểm gốc, ban tái bảo hiểm, ban đầu tư tài chính, ban tài chính, công ty con, văn phòng Đảng ủy.
PVI là doanh nghiệp bảo hiểm duy nhất được tổ chức xếp hạng thế giới Standard & Poor’s bình chọn là một trong 5 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam về quy mô, tính thanh khoản và khả năng thương mại không hạn chế, là doanh nghiệp bảo hiểm duy nhất ba năm liên tục được trao giải “Sao Vàng đất Việt” dành cho thương hiệu và nhãn hiệu nổi tiếng. Nhờ đó PVI đã có những bước phát triển vượt bậc, PVI đã vượt qua Bảo Việt dẫn đầu thị trường trở thành doanh nghiệp có thị phần cao nhất trong nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu vàTNDS chủ tàu, với thị phần 36% tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc toàn thị trường, trong khi Bảo Việt chiếm 31%, Bảo Minh theo sau với 16,45%, và các doanh nghiệp khác chiếm 16,55%.
- Trình Lãnh đạo thông báo cho đại lý giám định ở nước ngoài xử lý (nếu tổn thất xảy ra ở nước ngoài). Bước 3: Tiến hành giám định:. a) Giám định tại hiện trường. - Trên cơ sở các thông tin khách hàng cung cấp và các tài liệu liên quan, Giám định viên phải tự chuẩn bị các thông tin cần thiết. - Căn cứ vào yêu cầu giám định, giám định viên phải có mặt tại địa điểm được yêu cầu vào đúng ngày giờ đã hẹn để tiến hành giám định. - Để giám định được kịp thời, chính xác và khách quan thì phải yêu cầu Người được bảo hiểm hoặc thuyền trưởng phối hợp cùng tham gia giám định với giám định viên và cung cấp tất cả các thông tin, tài liệu, chứng từ cần thiết để xác định tổn thất. - Các công việc cần thiết tiến hành tại hiện trường:. Giám định tàu trước khi tham gia bảo hiểm. Giám định tàu bị tổn thất b) Xác định mức độ tổn thất. c) Xác định nguyên nhân tổn thất. d) Thỏa thuận và theo dừi khắc phục hậu quả. (nguồn: Ban hàng hải PVI) Kết quả công tác giám định được thể hiện thông qua các chỉ tiêu như: số vụ phải giám định, số vụ giám định, chi phí giám định, chi phí giám định/1vụ. Qua bảng trên ta thấy số vụ phải giám định, số vụ giám định và chi phí giám định tăng lên qua các năm. Nhưng chỉ tiêu chi phí giám định/1vụ lại giảm dần qua các năm. Điều này chứng tỏ công tác giám định của Công ty luôn luôn được quan tâm đúng mức. Có thể nói công tác giám định của Công ty thu được kết quả như vậy là do một số nguyên nhân sau:. - Trình độ giám định của các giám định viên được nâng cao. - Đội ngũ giám định viên đựơc tăng cường trên toàn quốc. Khái niệm và vai trò của công tác bồi thường. Bồi thường là sự bù đắp của người bảo hiểm đối với những thiệt hại của người tham gia bảo hiểm khi sự kiện được bảo hiểm xảy ra gây thiệt hại cho người được bảo hiểm. Nguyên tắc về bồi thường phát sinh từ thường luật và được dùng để định nghĩa một hợp đồng bảo hiểm phải là một hợp đồng về bồi thường với mục đích đưa người được bảo hiểm sau khi bị tổn thất trở về tình trạng tài chính tương tự như trước khi bị tổn thất. Nguyên tắc này còn có tác dụng ngăn ngừa người được bảo hiểm trục lợi trên tổn thất của họ. Trong lĩnh vực hàng hải, giá trị thị trường của các con tàu cũng dao động với biên độ tương đối lớn, nên hầu hết các đơn bảo hiểm hàng hải đều là đơn bảo hiểm định giá hoặc đơn bảo hiểm theo giá thỏa thuận. Theo đó số tiền bảo hiểm được người bảo hiểm và người được bảo hiểm thỏa thuận như giá trị thực của tài sản được bảo hiểm. Khi giá trị đã được thỏa thuận thì không thể thay đổi trừ khi đạt được một thỏa thuận khác hoặc người bảo hiểm có thể chứng minh đó là sự lừa đảo. Vì là một nghiệp vụ quan trọng không chỉ liên quan trực tiếp tới quyền lợi của khách hàng, mà còn liên quan tới tài chính thương hiệu của công ty nên công tác bồi thường đặc biệt quan trọng. Nó phải được dựa trên một số nguyên tắc nhất định:. - Phải giải quyết đúng chế độ bảo hiểm đã quy định. - Phải đủ căn cứ pháp lý để chứng minh được việc bồi thường hợp lý. - Công tác bồi thường phải được tiến hành nhanh chóng kịp thời để bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Giúp khách hàng sớm ổn định được đời sống, kinh tế. - Phải dựa trên tình huống tai nạn, quan hệ hợp tác mà giải quyết bồi thường thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. a) Bồi thường theo chế độ rủi ro đầu tiên.
Tóm lại, vì là một công ty chiếm thị phần lớn trong nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu và TNDS chủ tàu, thì bên cạnh doanh thu, lợi nhuận thu được từ hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm này, PVI còn phải đối đầu với số tiền bồi thường cao so với toàn thị trường. Tính trung bình hiệu quả theo doanh thu các năm vừa qua thì PVI đạt được là1,966 tức là cứ 1đồng chi phí bỏ ra thì trung bình hàng năm công ty thu được 1,966 đồng doanh thu.
Trong bối cảnh hoạt động trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp bảo hiểm đã nhanh chóng có chính sách đào tạo, bồi dưỡng kiến thức mới cho đội ngũ cán bộ kinh doanh, trong đó chú trọng đào tạo về quản trị doanh nghiệp, quản lý tài chính, các chương trình đào tạo nghiệp vụ. + Chất lượng phục vụ cũng có bước cải tiến đáng kể: công ty quan tâm tới phương thức phục vụ, chăm sóc khách hàng, giải quyết bồi thường nhanh chóng, đầy đủ theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm giữa công ty và người tham gia bảo hiểm.
Dự kiến chia cổ tức cho các cổ đông 15%, theo ban lãnh đạo PVI mặc dù kế hoạch kinh doanh năm 2011 của PVI có nhiều hợp đồng lớn, nhưng PVI vẫn để mức cổ tức là 15% như năm 2010 nhằm mục đích tăng khả năng tiềm lực tài chính cho Công ty, phát triển quỹ dự phòng tài chính, giúp PVI phát triển bền vững bảo đảm cổ tức ổn định và hoàn thiện năng lực tài chính cho Công ty. Đây là lần tái cấu trúc thứ hai của PVI, và sẽ có sự khác biệt là PVI sẽ chuyển sang mô hình hoạt động Công ty mẹ chuyên hoạt động đầu tư tài chính và các công ty con mang tính chất hỗ trợ như Công ty phát triển bảo hiểm nhân thọ, Công ty đầu tư, mô hình công ty chứng khoán, công ty quỹ,…nhằm tăng hiệu quả đầu tư cho PVI, tăng uy tín của PVI trên thị trường trong nước và quốc tế.
+ Nếu có sự nghi ngờ về sự tạo hiện trường giả thì qua điều tra các dấu vết còn xót lạ trên hiện trường xem có phải là tàu đã bị tai nạn ở đây hay không, do những nguyên nhân khách quan hay không, đối chiếu với những dấu vết trên tàu bị tai nạn, hoặc đối chiếu biển số đăng kiểm của tàu để xác định xem tàu đang ở hiện trường có phải là tàu tham gia mua bảo hiểm hay không ?. Thực hiện các cam kết quốc tế và mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm: Tăng cường hợp tác quốc tế và liên kết trong khuôn khổ song phương và đa phương, khu vực (ASEAN) và toàn cầu (IAIS - Hiệp hội các cơ quan quản lý bảo hiểm quốc tế), dưới nhiều hình thức trao đổi thông tin, kinh nghiệm và trợ giúp kỹ thuật giữa các cơ quan quản lý bảo hiểm, hiệp hội bảo hiểm, thực hiện nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế về kinh doanh bảo hiểm.