Quy hoạch sử dụng đất cho phát triển kinh tế xã hội cấp địa phương: Nghiên cứu trường hợp xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2008-2015

MỤC LỤC

Giới thiệu chung về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

Đặc biệt là quần thể di tích lịch sử văn hóa ghi lại dấu ấn văn của những triều đại thịnh trị nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam (triều đại nhà Lý) với khu di tích lịch sử đền Đô nơi thờ 8 vị vua nhà Lý, quần thể lăng tẩm nhà lý, chùa Cổ Pháp nơi Lý Công Uẩn ông vua nhà đầu tiên của nhà Lý được sinh ra…cùng với nhiều công trình kiến trúc lịch sử độc đáo khác mang đậm phong vị đất Bắc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao năm 2007 tốc độ tăng trưởng vào khoảng hơn 12%, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh chóng theo hướng nâng dần tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nghành nông nghiệp đông thời vẫn đảm bảo được kế hoạch sản xuất nông nghiệp dựa vào khoa học kỹ thuật.

Thực trạng quản lý đất đai của xã trong thời gian qua 1. Hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai của xã

(số liệu tổng hợp báo cáo sử dụng đất xã Đình Bảng đầu năm 2007) Từ bảng tổng hợp hiện trạng sử dụng đất ta có thể thấy diện tích đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhất trong tổng đất tự nhiên của xã trong những năm qua chiếm 57.15% như vậy sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ đạo và được ưu tiên phát triển của nền kinh tế xã. Trong sản xuất nông nghiệp diện tích đất trồng cây hàng năm vẫn chiếm vị trí chủ đạo 48.9%. Diện tích này phù hợp với cơ cấu kinh tế hiện tại của xã 52% nông nghiệp và 48% phi nông nghiệp với tốc độ phát triển kinh tế xã hội như hiện nay xong cơ cấu này chưa thực sự phát huy được tối đa hiệu quả sử dụng đất của xã trong những năm vừa qua. Trong thời gian tới, khi cơ cấu kinh tế chuyển dịch với tốc độ mạnh thì cơ cấu sử dụng đất như hiện nay sẽ không còn phù hợp với mục tiêu phát triển mới của nền kinh tê – xã hội do đó trong những năm tới đây việc chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất theo hướng phát triển kinh tế xã hội là vô cùng cần thiết của xã. Mức độ thích nghi của từng loại đất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Theo những đánh giá và tính toán về hiện trạng sử dụng đất trong thời gian qua ta thấy toàn bộ quỹ đất đai của xã đã được sử dụng cho các mục tiêu khác nhau chủ yếu là diện tích đất nông nghiệp chiếm 57.15%. diện tích đất tự nhiên, đất phi nông nghiệp chiếm 42.66% diện tích đất tự nhiên chỉ còn lại 0.19% diện tích đất chưa đưa vào sử dụng. Nhìn chung các vùng đất đã đưa vào sử dụng như đất ở, đất giao thông… đều thích hợp với sự mục tiêu phát triển xong việc sử dụng đất đai còn nhiều điểm chưa. hợp lý, vấn đề thiếu hụt đất đai dành cho cây xanh, khu vui chơi giải trí và các công trình phúc lợi công công, văn hóa thể thao… cần được mở rộng và bổ xung hơn nữa trong tương lai. Các khu vực đầm trũng, hồ ao còn chưa được quy hoạch và khai thác đúng với chức năng của nó. Tình trạng chiến dụng đất công đặc biệt là đất di tích, đất ao hồ còn xảy ra, các khu vực nghĩa địa trong khu dân cư chưa được di rời, cải tạo ảnh hưởng tới mỹ quan khu dân cư. Việc xây dựng các cụm công nghiệp vừa và nhỏ, mở rộng hệ thống giao thông khu dân cư và quy hoạch các điểm dân cư mới đang là những vấn đề cần sớm được thực hiện để đáp ứng những nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới của xã và huyện. Hiệu quả sử dụng đất trong thời gian qua. Nhìn chung đất nông nghiệp cuả xã ngày càng được khai thác một cách có hiệu quả nhưng do sức ép về nhu cầu sử dụng đất đai theo các mục đích sử dụng khác nhau đang diễn ra trên địa bàn xã. Đặt biệt là xu thế công nghiệp hóa diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh chóng nên diện tích đất nụng nghiệp ngày càng cú xu hướng giảm đi rừ dệt. Thực tế sản xuất nông nghiệp những năm qua cho thấy việc khai thác và sử dụng đất trồng cây hàng năm đã hợp lý hơn. Hệ số sử dụng đất, năng suất, sản lượng cây trồng đều tăng so với những năm trước đây góp phần không nhỏ vào nâng cao đời sống của những hộ gia đình sản xuất nông nghiệp. Đất ở trong thời gian gần đây tương đối thiếu do nhu cầu lớn xong giá đất của xã lại tăng rất nhanh do sự đầu tư nhanh và mạnh của các doanh nghiệp và các tổ chức trong và ngoài nước do đó diện tích đất phục vụ cho mục tiêu đất ở còn rất hạn chế và hầu như chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người đân, nhiều hộ gia đình mấy thế hệ cùng sống trong một căn nhà diện tích nhỏ và điều kiện sống còn khá khó khăn. Các công trình giao thông trên địa. bàn gồm có: đường quốc lộ, đường sắt, cảng nội địa, đường khu dân cư và đường nội đồng. hầu hết các con đường của xã trong những năm gần đây được tu bổ và làm lại rất nhiều. Hiệu quả sử dụng tốt phục vụ tốt cho vấn đề đi lại của người dân thu hút được rất nhiều khách du lịch hàng ngày tới các di tích lịch sử của làng. Mặc dù được tu sửa hàng năm xong một số con đường chất lượng không cao. Những con đường nhỏ, mặt đường xấu, mức độ luân chuyển không cao hiệu quả sử dụng thấp. như đường liên thôn giữa các làng thuộc khu vực đồng sau: Long khu ao sen, trầm…đường quốc lộ đoạn qua xã…. Mạng lưới kênh mương thủy lợi phân bố khá đồng đều, phát huy được hiệu quả tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp nhưng do ít được tu sửa hàng năm, tốc độ đô thị hóa cao làm phá vỡ một phần hệ thống kênh mương nội đồng nên trong những năm gần đây hiệu quả sử dụng đất cho thủy lợi thấp. Tác động tới môi trường trong quá trình sử dụng. Những tác động tới môi trường trong quá trình sử dụng đất phần lớn do đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp đặc biệt là chuyển sang đất nhà ở và đất sản xuất kinh doanh và đất cho mục đích công cộng. Nhiều nhà máy, khu dân cư mới mọc lên: khu phố mới đình bảng, các cụm công nghiệp, khu đô thị mới giáp với đường quốc lộ 1A… tại các khu cánh đồng trước làm phá vỡ sinh thái gây một số những vấn đề môi trường tất yếu như tiến ồn, bụi, nguồn nước, chất thải và rác thải của các cơ sở sản xuất, … cùng với đó là vấn đề áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, giống, phân bón, thuốc trừ sâu và việc cơ giới hóa trong nông nghiệp tiến hành một cách chưa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp phần nào ảnh hưởng đến kết cấu tầng đất mặt và vấn đề bảo vệ môi trường. Trong những năm gần đây môi trường đất của xã đặt ra rất nhiều vấn đề cần chú ý cho. vấn đề quy hoạch sử dụng đất. Quy hoạch sao cho hợp lý phát huy được hết chức năng của đất đồng thời cũng đảm bảo môi trường trong sạch phục vụ mục đích phát triển bển vững của xã là nhiệm vụ của một bản quy hoạch hợp lý hiệu quả. Vì thế cần có các chính sách đầu tư quay trở lại làm môi trường và nguồn tài nguyên đất ngày càng sử dụng hiệu quả và bền vững. Biến động sử dụng đất của xã. - Nhóm đất nông nghiệp. Mặc dù đát chuyên trồng lúa nước trong nước trong những năm gần đây giảm rất lớn khoảng 135,57ha để chuyển sang xây dựng các công trình công cộng, các cụm công nghiệp, các khu công nghiệp thương mại – dịch vụ xong nhờ tận dụng triệt để những khu vực có khả năng sản xuất nông nghiệp kết hợp với việc chuyển đổi mô hình sản xuất trong nông nghiệp đã phần nào bù đắp được phần diện tích nông nghiệp mất đi cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của xã. 107,58ha chuyển sang chủ yếu thực hiện các dự án: xây dựng trụ sở các cơ quan các đơn vị, tổ chức, đất ở cho cán bôj, đất công nhân viên và. nhân dân trên địa bàn. Như vậy, trong những năm gần đây bình quân mỗi năm đất nông nghiệp giảm 8,92ha do chuyển sang các mục đích khác chủ yếu là phục vụ đất ở và đất sản xuất kinh doanh các hoạt động phi nông nghiệp khác.Cùng với tốc độ đô thị hóa như hiện nay của xã dự báo đất nông nghiệp phảo chuyển đổi sang các hoạt động khác trong những năm tới là rất lớn. vì vậy trong những năm tới cần áp dụng các biện pháp thâm canh, tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng kết hợp với việc đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp đảm bảo mục tiêu của xã. - Nhóm đất phi nông nghiệp. trong đó: tăng từ đất. Diện tích đất chuyên dùng này được sử dụng cho các mục đích khác nhau làm thay đổi cơ cấu thành phần sử dụng đất của xã như sau: đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp tăng 18,89ha do xây dựng trụ sở các cơ quan tổ chức của huyện, đất an ninh quốc phòng tăng 0,96ha, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tăng 34,25ha do thực hiện các dự án giao, thuê đất đối với các cụm doanh nghiệp công nghiệp như Mả ông, Lỗ Xung và các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ). Trong những năm gần đây cùng với sự đầu tư ngày càng ra tăng của nhà nước và chính phủ cho xã phát triển hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng cho phát triển đất phi công nghiệp tăng lên với diện tích lớn, đất cho các ngân hàng thương mại, cho kho bạc nhà nước, cho các cơ quan trung ương đây cũng là tiềm năng lớn cho sự phát triển góp phần giải quyết việc làm , đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội chung của huyện Từ Sơn.

Bảng 7: Bảng thống kê thực trạng sử dụng đất xã Đình Bảng năm 2007
Bảng 7: Bảng thống kê thực trạng sử dụng đất xã Đình Bảng năm 2007

Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai kỳ trước

Diện tích đất chưa sử dụng còn lại là 1,64ha theo điều tra chủ yếu nằm xen kẽ với các khu sản xuất nông nghiệp nằm ở đồng sau của xã, vì vậy diện tích này có tiềm năng lớn cho nông nghiệp, có thể cải tạo và chuyển làm đất cho sản xuất nông nghiệp hoặc đưa vào các mục tiêu khác nhau tùy theo vị trí của đất.

Các phương án quy hoạch sử dụng

Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2008 – 2015

Trong năm 2008 việc điều chỉnh địa giới hành chính xã khi huyện được công nhận là Thị Xã và xã Đình Bảng trở thành Phường Đình Bảng dự báo diện tích đất tự nhiên sẽ giảm khoảng 17,7ha do chuyển sang phường Đông Ngàn trong đó diện tích đất ở là 1,78ha; đát trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp là 3,11ha; đất quốc phòng an ninh 1,11ha; đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp là1,63 ha; đất giao thông 5,58ha; đất cơ sở văn hóa 3,78ha; đất cơ sở giáo dục và đào tạo là 0,72ha.(theo quy hoạch phường Đông Ngàn lấy từ khu đất của xã là ngã ba Từ Sơn, Đình Bảng và Đồng Quang – khu vực huyện đội). Đảm bảo cho sự phát triển về kinh tế và xã hội của xã trong những năm có nhiều biến động trong phát triển kinh tế cũng như xã hội thì việc sủ dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất để chỉnh trang khu dân cư, chăm sóc sức khỏe đời sống cộng đồng, đặc biệt là dự kiến mở rộng các khu dân cư, công trình công cộng, phúc lợi xã hội như hệ thống giao thông, khu vui chơi giải trí, thể dục thể thao, giáo dục đào tạo….là điêu cần thiết nâng cao đời sống của người dân.

Bảng 10 : Phân khu vực sử dụng đất trong quy hoạch đất nông nghiệp
Bảng 10 : Phân khu vực sử dụng đất trong quy hoạch đất nông nghiệp

Dự kiến kế hoạch sử dụng đất

Giúp người dân hiểu được mục đích và quyền lợi của mình trong quá trình quy hoạch từ đó tự nguyện tham gia vào công tác quy hoạch đặc biệt là với công tác thu hồi và đền bù đất tạo điều kiện hoàn thành tốt quy hoạch đáp ứng tối đa được lợi ích nhân dân đảm bảo phát triển bền vững. - Nâng cao trình độ trong công tác nghiệp vụ tổ chức thực hiện hành chính : công tác hành chính là công tác vô cùng quan trọng công tác quy hoạch sử dụng đất công tác này cần được đảm bảo thực hiện đúng và chính xác đảm bảo đồng bộ đưa nội dung nhiện vụ quản lý nhà nước về đất đai theo phương án quy hoạch quy hoạch kế hoạch vào thực tế.

Nhận xét chung về chất lượng của quy hoạch sử dụng đất cấp địa phương

Trên thực tế, quy hoạch sử dụng đất chi tiết và quy hoạch xây dựng đô thị chi tiết của các phường cũng chưa được xác lập (do khối lượng công việc nhiều, kinh phí thiếu); một số ít địa phương thực hiện nhưng không đồng bộ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng đô thị (do cơ quan khác nhau thực hiện, theo các quy trình khác nhau, trên bản đồ khác nhau). Thực tế tình trạng quy hoạch "treo", dự án "treo", nhiều vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đang gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng xấu đến tình hình sản xuất, đời sống của nhân dân ở nhiều nơi, làm chậm tiến độ triển khai nhiều dự án đầu tư và gây lãng phí đất đai.

Giải pháp cho công tác lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp địa phương

UBND công khai hóa phương án quy hoạch sử dụng đất đai tuyên truyền phổ biến luật đất đai và các chính sách đất đai thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng cho toàn dân đều biết và hiểu đảm bảo tính minh bạch và dân chủ trong các bản quy hoạch để người dân hiểu và giúp đỡ cấp chính quyền hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân. - Chỉ đạo các ngành, các cấp rà soát danh mục các công trình dự án mang tính trọng điểm có ý nghĩa là đòn bẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương đã được đăng ký trong kỳ kế hoạch để tiến hành xây dựng quy hoạch chi tiết và xem xét thực hiện việc khảo sát đo đạc, cắm mốc và đền bù thu hồi đất theo từng dự án, công trình, nhằm khắc phục tình trạng triển khai chậm do ách tắc bởi công tác bồi hoàn.