MỤC LỤC
Cơ cấu sản xuất nông nghiệp cũng được chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng chăn nuôi gồm chăn nuôi gà, vịt, cá điêu hồng, cá rô phi đơn tính và con đặc sản ba ba, ếch, rắn… ở các xã Phú Cường, Bắc Sơn, Nam Sơn…Với đặc điểm đất đai đồi gò, không phù hợp cho việc phát triển nông nghiệp nhưng Sóc Sơn lại thích hợp với việc đầu tư phát triển công nghiệp, đặc biệt là du lịch nên về lâu dài huyện và Thành phố xác định phát triển rừng Sóc Sơn trên cơ sở cải thiện đời sống của người dân làm nghề rừng, đẩy mạnh xã hội hóa nghề rừng, phát triển rừng kết hợp với du lịch. Kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn: được sự hỗ trợ một phần của nhà nước, kết hợp với huy động vốn và công sức của nhân dân, kết cấu hạ tầng nông nghiệp và nông thôn đã được xây dựng khá hoàn chỉnh: cơ giới hóa từng bước được khôi phục và phát triển ở một số khâu, hệ thống giao thông nông thôn phát triển khá mạnh, hệ thống các trạm bơm, kênh mương tưới tiêu khá hoàn chỉnh…. Ngay từ khi mới thành lập NHNo&PTNT Sóc Sơn đã phải đối mặt với vô vàn khó khăn thử thách như: Lực lượng cán bộ ít ỏi và trình độ chuyên môn còn thấp, mạng lưới hoạt động ít, cơ sở vật chất thiếu thốn và lạc hậu vì vậy kết quả hoạt động kinh doanh khi mới thành lập chủ yếu dựa vào hoạt động tín dụng, song nguồn vốn chỉ có khoảng 1,6 tỷ đồng.
Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm qua trên địa bàn huyện, vốn NHNo&PTNT Sóc Sơn đã chú trọng đầu tư vào các chương trình dự án đem lại hiệu quả kinh tế cao như: dự án kinh doanh tắc xi cho Công ty dịch vụ cụm cảng hàng không sân bay miền Bắc, đầu tư cho vay mua ô tô cho HTX vận tải Nội Bài, sản phẩm thép, sản xuất chế biến kinh doanh chè các loại, thu mua nguyên liệu thuốc lá, đầu tư mô hình kinh tế trang trại … Ngoài ra còn mạnh dạn cho vay chăn nuôi bò sữa, chăn nuôi gà, vịt siêu trứng, lợn hướng lạc, phát triển kinh tế đồi rừng… Từ đó góp phần đắc lực vào việc xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, và tăng thu nhập cho người lao động.
Để có được kết quả như vậy là do cùng với việc xây dựng chính sách nguồn vốn đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, Chi nhánh đã sử dụng nhiều giải pháp linh hoạt và đa dạng để huy động vốn như chú trọng công tác tuyên truyền trên mọi phương tiện thông tin, áp dụng đa dạng các hình thức gửi tiền; điều chỉnh lãi suất huy động kịp thời với biến động lãi suất của thị trường, trả lãi thích hợp cho các khoản rút trước hạn, làm tốt chính sách khách hàng, làm tốt các dịch vụ về thanh toán chuyển tiền chi trả kiều hối, chi trả tiền mặt, tạo ra nhiều tiện ích trong thanh toán, đảm bảo uy tín trong giao dịch. Chỉ dừng lại ở chất lượng tín dụng trung hạn NHNo & PTNT huyện Sóc Sơn một mặt phản ánh quá trình cho vay thu nợ của Ngân hàng có hiệu quả và sự quản lý vốn cho vay tương đối tốt, mặt khác còn phản ánh quá trình sử dụng vốn vay Ngân hàng tương đối hiệu quả của các hộ nông dân, các hộ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế xã hội của huyện Sóc Sơn nói riêng và thành phố nói chung. Tại NHNo & PTNT huyện Sóc Sơn, những năm qua chi nhánh đã thực hiện bám sát các chủ trương phát triển kinh tế trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đưa tỷ lệ cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn và du lịch tăng lên bằng việc xây dựng phát triển khu du lịch Cổ Loa, đền Gióng, chùa Non Nước, phục vụ nông nghiệp với quy mô lớn cho các trang trại, các hộ sản xuất chăn nuôi trồng trọt ở khắp các xã trong huyện cũng như các huyện lân cận… Chi nhánh thực hiện gắn bó gần gũi hợp tác chặt chẽ với khách hàng truyền thống nắm chắc kế hoạch sản xuất kinh doanh của khách hàng để tạo sự gắn bó ổn định lâu dài giữa chi nhánh và khách hàng, nắm chắc thông tin về khách hàng vay vốn, thực hiện phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ phù hợp với năng lực và điều kiện.
Chi nhánh nằm trên địa bàn huyện, chủ yếu là phục vụ sản xuất nông nghiệp nông thôn do đó lượng khách hàng đáp ứng nhu cầu tín dụng dài hạn là rất khó khăn vì tín dụng dài hạn đòi hỏi vòng quay vốn dài, thời gian thu hồi vốn lâu, rủi ro cao, chất lượng tín dụng dài hạn thấp… Ngoài ra khả năng của các doanh nghiệp nói riêng và các hộ nông dân cũng như các hộ sản xuất kinh doanh trong việc đáp ứng các yêu cầu tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng là rất thấp.
Với những khó khăn và thuận lợi đan xen trong nền kinh tế đòi hỏi từ ban giám đốc đến cán bộ viên chức và các phòng, tổ thường xuyên bám sát định hướng kinh doanh của NHNo&PTNT cấp trên và mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương để xây dựng kế hoạch kinh doanh và đề ra các giải pháp phù hợp. Thực hiện chính sách marketing, vạch chiến lược khách hàng cụ thể để đi sâu tìm hiểu nhu cầu khách hàng, thu hút khách hàng là tổ chức kinh tế, huy động vốn nhiều hơn từ các tầng lớp dân cư trên địa bàn tỉnh dưới hình thức mở rộng mạng lưới huy động trên khắp các huyện thị trên địa bàn tỉnh. Thẩm định tốt hơn nữa công tác thẩm định dự án đầu tư trong cho vay trung và dài hạn, thực hiện kiểm tra kiểm soát ở cả ba khâu trước trong và sau khi cho vay để giảm nợ quá hạn trung và dài hạn, hạn chế lãi treo điều chỉnh kỳ hạn, gia hạn nợ.
Về công tác quản trị điều hành: Thực hiện tốt công tác phối hợp giữa Đảng, chính quyền và các đoàn thể; thường xuyên bám sát chế độ thể lệ và các định hướng trong kinh doanh của NHNN, của NHNo & PTNT cấp trên để tổ chức thực hiện chỉ đạo tại Chi nhánh có hiệu quả.
Công tác tín dụng trung và dài hạn là một hoạt động rất phức tạp, đôi khi cán bộ tín dụng phải đối mặt với nhiều cám dỗ, vì vậy đòi hỏi cán bộ tín dụng phải là người nhanh nhạy có trình độ chuyên môn cao, cán bộ tín dụng phải được lựa chọn kỹ lưỡng là những người dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm trước việc mình làm. Cũng chính vì những điều này mà đòi hỏi mỗi cán bộ tín dụng của chi nhánh cần phải thường xuyên được trang bị kiến thức về kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật, pháp luật, thường xuyên chấn chỉnh về đạo đức nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm nhằm nâng cao sự hiểu biết của mình, phục vụ tốt hơn nhu cầu khách hàng. Một biện pháp rất quan trọng trong công tác tín dụng đó là Chi nhánh cần tổ chức cho các cán bộ tín dụng học tập về nghệ thuật giao tiếp và nắm bắt tâm lý khách hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, ngăn chặn kịp thời được những ý đồ xấu của khách hàng, nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh NHNo& PTNT huyện Sóc Sơn.
Chi nhánh cần coi trọng công tác chăm sóc khách hàng chu đáo hơn, nắm bắt kịp thời những diễn biến và nhu cầu kịp thời của khách hàng cũ, tích cực tìm kiếm thông tin về khách hàng mới, dự án mới có hiệu quả, sẵn sàng cạnh tranh bằng chất lượng hiệu quả, tinh thần thái độ phục vụ, đặc biệt là các dịch vụ hoàn hảo, chất lượng cao để phục vụ khách hàng.
Trong thời gian tới, nhiệm vụ của NHNo&PTNT không chỉ là đứng vững trong khối các Ngân hàng trong nước mà còn phải chủ động tham gia vào hội nhập trước những cơ hội và thách thức lớn đó, vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn càng trở thành vấn đề cần được quan tâm. Đồng thời NHNo&PTNT Việt Nam cần nhanh chóng thực hiện việc tuyển dụng và lựa chọn nguồn lao động một cách nghiêm túc và kỹ lưỡng, đây là điểm yếu của NHNo&PTNT Việt Nam mà trong giai đoạn hiện nay, việc sử dụng lao động có chất lượng là điều cần thiết đối với bất kỳ Ngân hàng nào. Trong quá trình hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng trung và dài hạn nói riêng, Ngân hàng luôn tự đổi mới và hoàn thiện, không ngừng vươn lên qua việc phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế và khó khăn tồn tại.
Khó khăn là không bao giờ hết nhưng chúng ta tin rằng với sự nỗ lực của toàn thể chi nhánh kết hợp với tư duy sáng suốt, việc chỉ đạo điều hành kiên quyết và sáng tạo, NHNo & PTNT huyện Sóc Sơn sẽ vượt qua được những trở ngại để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân tin tưởng.