MỤC LỤC
Những năm tới khi thực hiện tự do hóa thương mại và đầu tư khu vực Asean thì vị trí địa lý của thành phố cảng là một lợi thế quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho thành phố mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh trong vùng Duyên Hải, Tây Nguyên, cả nước và với nước ngoài, là tiền đề quan trọng góp phần để các ngành kinh tế của thành phố phát triển, tạo lực để thành phố trở thành một trong những trung tâm phát triển của vùng trọng điểm miền Trung. Mặt bằng thu nhập đối với lao động có trình độ đại học mói ra trường ở Đà Nẵng hiện nay khoảng 800.000 đồng - 1 triệu đồng, riêng đối với lao động có kinh nghiệm được trả từ 1- 1,8 triệu đổng/tháng nhưng số lượng tuyển cũng không được nhiều, và đó cũng là một trong những nguyên nhân có nhiều sinh viên tốt nghiệp khá, giỏi đã làm việc cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc chuyển vào Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố có 6 trường đại học, cao đẳng và 15 trường trung học chuyên nghiệp với hơn 93.745 sinh viên, hệ thống các trường này thực hiện chuyên ngành đào tạo trên hầu hết các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, kinh tế, quản trị kinh doanh, ngoại ngữ và sư phạm v.v..Ngoài ra, Đại học Đà nẩng còn hợp tác với trường đại học của các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như pháp, Mỹ, Nhật Bản, Australia, Canada, Newzealand.
Ngoài ra thành phố còn có khoảng 50 trung tâm dạy nghề thường xuyên cung cấp các khóa đào tạo ngắn hạn về tin học, máy, cơ khí, điện-điện tử, kỹ thuật xây dựng v.v..Hàng năm các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề tại Đà Nẵng đã đào tạo hàng ngàn lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ tay nghề đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực không chỉ cho Thành phố mà còn cho cả khu vực miền Trung. Do vậy mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo phát triển NNL chất lượng cao phải được xác định trên cơ sở yêu cầu của phát triển kinh tế-xã hội thành phố trong từng giai đoạn, cần coi trọng cả 3 mặt: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo và tăng cường hiệu quả, gắn đào tạo với phát triển khoa công nghệ và sản xuất, trên cơ sở đó sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng cao của Thành phố. Điều này đòi hỏi phải có sự nỗ lực của tất cả các bên bao gồm các cơ sở giáo dục nghề, hướng nghiệp, các doanh nghiệp và đặc biệt là của bản thân người lao động trong chiến lược đào tạo NNL, một mặt tiếp tục đào tạo cho những ngành cần nhiều lao động, mặt khác ưu tiên đầu tư phát triển nguồn nhân lực đáp ứng cho những ngành có công nghệ cao.Tuy nhiên hội nhập không có nghĩa là hòa tan, cho nên phải làm cho người lao động giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, từ đó tạo nên giá trị Việt nam trong NNL được đào tạo.
Xã hội hóa đào tạo nhân lực ở bậc đại học và cao đẳng là sự phát triển hê thống trường đại học, cao đẳng dân lập, góp phần tạo thêm chỗ học tập, nâng quy mô đào tạo, giảm được chi phí trung bình của ngân sách trên một sinh viên, tạo điều kiện để nhà nước có thêm nguồn ngân sách cho tăng lương, tăng đầu tư cho nghiên cứu phát triển, duy tu bảo dưỡng có sở vật chất của các trường, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo. Bên cạnh việc phát triển hệ thống các trường Đại học, cao đẳng dân lập, các hình thức xã hội hóa đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng công lập cũng được đẩy mạnh dưới nhiều hình thức khác nhau như: đào tạo không tập trung nhằm đáp ứng nhu câu học tập để chuân hóa đội ngũ, nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp; hình thức đào tạo theo họp đồng giữa các trường đại học, cao đẳng với các trung tâm giáo dục thường xuyên của thành phố để cung cấp các khóa học cao hơn; hình thức vừa học vừa làm nhằm huy động thêm nguồn kinh phí của người học đong góp cho đào tạo, cho phép ngành giáo dục mở rộng quy mô, đáp ứng nhu cầu người học muốn có trình độ đại học. Nguyên nhân của thực trạng trên là do công tác hướng nghiệp, định nghiệp ở các trường phổ thông chưa làm tốt nên học sinh thiếu thông tin trong việc lựa chọn nghề nghiệp; mặt khác do tâm lý của gia đình và bản thân học sinh không muốn học nghề, chỉ muốn vào đại học và những ngành có thu nhập cao; việc chọn ngành nghề chủ yếu chạy theo mốt chứ chưa phải xuất phát từ yêu cầu thị trường sức lao động.
+ Cung cấp cho học sinh phổ thông những thông tin về những ngành nghềđào tạo, đặc biệt là những ngành nghề mà thị trường lao động đang cần nói chung và thành phố nói riêng để học sinh định hướng sự lựa chọn: Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, học sinh có thể tiếp tục học lên trung học phổ thông hoặc có thể theo học nghề ở các trường dạy nghề, THCN hoặc cao đẳng nghề; sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, học sinh có thể thi vào các trường đại học, cao đẳng nếu xét thấy đủ điều kiện hoặc thi vào các trường dạy nghề. Như vậy, Đà Nẵng là trung tâm đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ lớn của khu vực miền Trung và Tây nguyên, Đà Nang không thiếu nhân tài là các giáo sư, tiến sỹ, các nhà khoa học-công nghệ, các nhà quản lý, các chuyên gia giỏi, đội ngũ khoa học trẻ chuẩn bị ra trường..Vấn đề là Đà Nẩng phải có chính sách thu hút nhân tài manh mẽ hơn; để thu hút họ vào phát triển kinh tế xã hội của thành phố, tránh để xảy ra chảy máu chất xám đi các tỉnh thành phố khác và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. + Làm tốt công tác xúc tiến đầu tư, tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào thành phố, mở rộng và tăng quy mô các khu công nghiệp (hiện nay Đà Nẩng có 5 khu công nghiệp và chế xuất, 4 khu CN đã đi vào hoạt động và 1 khu CN đang xây dựng với 189 doanh nghiệp trong nước, 35 DN có vốn đầu tư nước ngoài thu hút khoảng 30.000 lao động, đó là chưa kể số lượng các đơn vị tư nhân đang đóng trên địa bàn) tăng cường sản xuất các sản phẩm phục vụ cho xuất khẩu để thu hút lao động và cùng với nó là quá trình đào tạo nâng cao chất lượng NNL phục vụ cho nhu cầu mở rộng trên.
Đó là các vấn đề về dân chủ và công bằng trong khuôn khổ của pháp luật, quá trinh CNH, HĐH phải gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội; những chính sách kinh tế-xã hội đúng đắn, vừa phù họp với điều kiện và khả năng hiện thực của xã hội, vừa đáp ứng nhu cầu tâm tư, nguyện vọng của người lao động; có cơ chế rộng mở thu hút sáng kiến của mọi cá nhân; có môi trường làm việc với trạng thái tâm lý an tâm, an toàn, tin tưởng, phấn khích..Tất cả những vấn đề trên được hiện thực hóa nó sẽ thực sự là động lực mạnh mẽ kích thích tính sáng tạo của mọi người đặc biêt là các hoạt động sáng tạo và đòi hỏi trình độ trí tuệ cao vào mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố và trong tiến trình CNH, HĐH đất nước. Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương (1999), Hướng tới một chiến lược phát triển con người, Hà Nội. quốc gia, Hà. Nội.PHỤ LỤC Phụ lục 1. Lao động đang làm việc phân theo trình độ. Chỉ tiêu Tổng số Khu. vực thành thị. Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra lao động - việc làm Thành phố Đà Nắng năm 2006, sỏ Lao động Thành phố Đà Nang, trang 8. Lao động đã qua đào tạo và đang làm việc phân theo ngành đào tạo. Chỉ tiêu Khu vực thành thị Khu vực. Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra lao động - việc làm thành phố Đà Năng năm 2006, Sở Lao động thành phố Đà Năng, trang 9. Chỉ tiêu TĐTDS. Tăng trưởng bình quân năm {%).