MỤC LỤC
Căn cứ Quyết định số 393/QĐ-ĐHNT ngày 23/02/2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương về việc giao đề tài và phân công người hướng dẫn luận văn thạc sỹ cho học viên cao học khóa 27A chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng, với đề tài được phê duyệt “Phát triển dịch vụ ngân hàng số tại ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB)”, tôi đã gặp gỡ, trao đổi cùng PGS.TS Nguyễn Việt Dũng triển khai lần lượt các nội dung: xây dựng đề cương tóm tắt, xây dựng đề cương chi tiết; nghiên cứu, xây dựng dự thảo nội dung các chương trong luận văn. Thứ hai, nghiên cứu quá trình phát triển dịch vụ ngân hàng số tại 3 ngân hàng lớn trong khu vực là ngân hàng DBS của Singapore, ngân hàng SCB của Thái Lan và ngân hàng BanKO của Philippines, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm về xây dựng chính sách, phát triển công nghệ và nguồn nhân lực, hình thành hệ sinh thái dịch vụ ngân hàng số tại các ngân hàng thương mại.
Quốc tế Việt Nam (VIB) nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển chung của cả hệ thống ngân hang Việt Nam nói chung và ngân hang VIB nói riêng. Xuất phát từ tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề này, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Phát triển dịch vụ ngân hàng số tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB)” làm đề tài luận văn của mình.
Mục tiêu của đề tài
Nhiệm vụ của đề tài
Về mặt không gian: Đề tài nghiên cứu sự phát triển của dịch vụ ngân hàng số tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB).
Nghiên cứu của PGS.TS Hoàng Công Gia Khánh và các cộng sự (2019) đã khái quát sự phát triển của công nghệ tài chính trong khu vực, chỉ những áp lực chuyển đổi số của các ngân hàng trong đó có sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các dịch vụ số của các công ty công nghệ tài chính đồng thời tổng hợp những chiến lược chuyển đổi số được các ngân hàng triển khai trong khu vực và trên thế giới. Phạm Xuân Hòe nhấn mạnh, “ngành ngân hàng hiện nay đang chịu tác động lớn của 6 nhân tố chính: (i) Sự phát triển của công nghệ; (ii) Sự gia nhập và ngày càng lớn mạnh của các công ty Fintech; (iii) Sự thay đổi và đòi hỏi trải nghiệm ngày càng cao của khách hàng; (iv) Sự điều chỉnh của pháp luật; (v) Các yếu tố chính trị; (vi).
Kết cấu của luận văn
Nói một cách cụ thể khác thì phát triển dịch vụ ngân hàng số là sự tăng lên cả về quy mô và chất lượng của dịch vụ, bản chất là phát triển các tiện ích ngân hàng trên cơ sở công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng quy mô cung ứng dịch vụ, tiến tới hoàn thiện hệ sinh dịch vụ ngân hàng số đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của khách hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh đồng thời kiểm soát tốt rủi ro. Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại trong cơ sở pháp lý làm ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ ngân hàng số, cụ thể: các quy định ban hành vẫn tập trung cho việc giao dịch trực tuyến trên nền tảng Mobile Banking và Internet Banking, chưa đáp ứng đầy đủ xu hướng hiện nay của các ngân hàng khi chuyển đổi hoạt động theo định hướng ngân hàng số; hơn nữa, để thực hiện xác thực người dùng không chỉ là vấn đề công nghệ mà còn là hành lang pháp lý khi xảy ra các vấn đề tranh chấp, nhằm giúp các ngân hàng có cơ sở để giải quyết đúng sai thuộc về ngân hàng hay khách hàng…. Chính sách thương mại điện tử đã mở rộng hầu hết ở các dịch vụ như: Trả lương qua tài khoản; Thông quan điện tử; Nộp thuế qua Internet; Thu hộ học phí, viện phí qua các kênh ngân hàng điện tử; Thanh toán vé tàu, vé máy bay qua hệ thống thanh toán trực tuyến hoặc thẻ ngân hàng; Thu tiền điện qua các kênh Internet/Mobile Banking/POS của ngân hàng hoặc thu qua ví điện tử của các trung gian thanh toán.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về CNTT và dịch vụ thanh toán điện tử, thị trường Việt Nam đã xuất hiện các tổ chức phi ngân hàng (Startup – Fintech) và Công ty viễn thông (Viettel, Samsung) đã có bước phát triển mạnh và sẽ tiếp tục tham gia cung cấp một số dịch vụ tương đồng với ngân hàng, như: thanh toán hàng hóa trên mạng thông qua hình thức Mobile Money với các thương hiệu ví điện tử (MoMo, Moca, ShopeePay, VNPT Pay, PayYoo,..), dịch vụ chuyển tiền,. Trong lịch sử, hoạt động của các ngân hàng tại Việt Nam đã bị ảnh hưởng rất nhiều do vấn đề an toàn thông tin, cụ thể: Việt Nam nằm trong nhóm 10 quốc gia đứng đầu thế giới về lừa đảo trực tuyến; mua bán, sử dụng thông tin thẻ tín dụng để mua sắm trực tuyến, thanh toán trực tuyến; Đánh cắp thông tin thẻ ATM của khách hàng, tạo thẻ giả để rút tiền, rửa tiền hoặc đánh bạc, cá độ có tổ chức với quy mô lớn qua mạng Internet.
Smart Sales được hoàn thiện và chính thức ra mắt thí điểm nội bộ cho một số chi nhánh chọn lọc từ tháng 8/2019 với một số tính năng nổi bật như sau: Luôn luôn cập nhật các chính sách sản phẩm dịch vụ, ưu đãi, chính sách khách hàng cũng như các thông tin tổng thể về VIB một cách nhanh chóng, đồng thời thông báo ngay cho nhân viên kinh doanh; Hệ thống hỗ trợ lưu và xử lý dữ liệu tự động trên nhiều hệ thống nội bộ tương ứng, giảm thiểu các thao tác nhập liệu thủ công của cán bộ kinh. Năm 2021 đánh dấu những ứng dụng công nghệ tiên phong trong dịch vụ khách hàng đã được phát triển và giới thiệu tại Việt Nam lần đầu tiên trong năm 2022 như tổng đài AI đầu tiên tại Việt Nam hoạt động 24/7, tư vấn ảo đầu tiên tại Việt Nam, và các dự án khác lần lượt đang được triển khai với trọng tâm hướng tới trải nghiệm khách hàng xuất sắc và đi đầu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam. Kiến trúc Cloud Native: Với những ưu điểm vượt trội như tăng khả năng vận hành của hệ thống, tăng an toàn bảo mật thông tin, tăng khả năng hoạt động độc lập của từng dịch vụ, hạn chế được mức độ ảnh hưởng nếu xảy ra tình trạng tấn công dịch vụ, kiến trúc điện toán đám mây Cloud-native sẽ mở ra những bước tiến nhanh và vững chắc cho Ngân hàng số VIB trong việc nâng tầm các trải nghiệm khách hàng.
Công nghệ bảo mật thanh toán 3D-Secured: Nhằm bảo vệ chủ thẻ trước những rủi ro có thể phát sinh do các giao dịch gian lận và giả mạo, VIB phối hợp với Tổ chức thẻ quốc tế MasterCard triển khai cung cấp dịch vụ xác thực giao dịch qua SMS (3-D Secure) cho các chủ Thẻ tín dụng và Thẻ thanh toán toàn cầu của VIB khi thực hiện các giao dịch thương mại điện tử tại các cửa hàng trực tuyến có tham gia dịch vụ MasterCard Secure Code. Hiện nay, VIB mới tập trung phát triển dịch vụ ngân hàng số cho hoạt động thanh toán, hoạt động cho vay mua ô tô, bảo hiểm nhưng chưa có dịch vụ ngân hàng số ở các mảng nghiệp vụ còn lại nhu huy động, tín dụng, tài trợ thương mại,..Ngân hàng chưa thể xây dựng một hệ sinh thái dịch vụ đồng nhất, tiện ích, linh hoạt và chủ động trong việc định hướng và đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.
- Triển khai hoàn thiện giải pháp Load balancer (Cân bằng tải là việc phân. phối hiệu quả lưu lượng truy cập đến trên một nhóm backend servers, hay còn được gọi là server farm hoặc server pool) để đáp ứng lưu lượng truy cập cao phải phục vụ hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu các requests đồng thời từ người dùng hoặc khách hàng, đồng thời phải phản hồi chính xác lại các văn bản, hình ảnh, video hoặc dữ liệu ứng dụng, tất cả đều được thực hiện rất nhanh chóng và đáng tin cậy, nhờ giúp tăng lượng tải và tốc độ trải nghiệm của người dùng các dịch vụ Ngân hàng số lên nhiều lần. - Nghiên cứu, hoàn thiện hành lang khuôn khổ pháp lý về hoạt động thẻ thanh toán với việc triển khai ban hành các tiêu chuẩn về thanh toán phi tiếp xúc (Contactless), QR Code, thanh toán qua di động, hoàn thiện cơ sở pháp lý cho các Fintech hoạt động…; đồng thời tăng cường bảo vệ người tiêu dùng, an ninh, an toàn mạng cũng như năng lực quản lý, giám sát nhằm tạo điều kiện cho thanh toán phi tiền mặt ở Việt Nam phát triển một cách hiệu quả, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu giao dịch thanh toán ngày càng cao của người dân, doanh nghiệp và phù hợp với tiến trình phát triển quốc tế. Chính phủ, Ngân hàng nhà nước cùng các cơ quan có liên quan cũng cần mở rộng và phát triển Hệ thống chuyển mạch và bù trừ điện tử cho các giao dịch thanh toán bán lẻ hướng tới thiết lập hạ tầng thanh toán thống nhất, đồng bộ, có khả năng tích hợp, kết nối các ngành, lĩnh vực khác, từ đó mở rộng hệ sinh thái số; Nghiên cứu và triển khai hạ tầng tập trung để cho phép kết nối, khai thác, chia sẻ dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu doanh nghiệp, các ngành, lĩnh vực để khai thác, tổng hợp dữ liệu phục vụ xác minh thông tin, phân loại, đánh giá khách hàng; xây dựng hành lang pháp lý về bảo vệ dữ liệu, bảo vệ quyền riêng tư dữ liệu người dùng trên môi trường mạng, đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu xây dựng Luật Giao dịch điện tử,….