Giải pháp hạn chế nợ xấu tại ngân hàng thương mại khu vực Hai Bà Trưng dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

MỤC LỤC

Nguyên nhân phát sinh nợ xấu 1. Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân khách quan thứ hai là sự thay đổi trong cơ chế, chính sách như: Chính trị, sự điều chỉnh chính sách, chế độ, luật pháp của Nhà nước hoặc thay đổi địa giới hành chính các địa phương, sự sáp nhập hay tách ra của các Bộ, Ngành trong nền kinh tế. Thứ tư là do ngõn hàng thiếu một cơ chế theo dừi, quản lý rủi ro, thiếu hạn mức tín dụng tối đa cho từng lkhách hàng thuộc từng ngành nghề, lĩnh vực, sản phẩm, địa phương khách nhau để phân tán rủi ro, chưa có các tiêu thức đo lường rủi ro, độ rủi ro cho phép chấp nhận đối với mỗi đối tượng khách hàng. Phần lớn trong số họ đều mong muốn thành đạt trong kinh doanh để có điều kiện trả nợ cho ngân hàng, tuy nhiên, cũng không hiếm những người chỉ mong muốn lừa đảo, chiếm đoạt lấy tiền từ ngân hàng vào những mục đích xấu xa khác như cờ bạc, hụi đề.

Ảnh hưởng của nợ xấu tới Ngân hàng thương mại và nền kinh tế

Ngân hàng mất vốn phải khoanh nợ, giãn nợ, thậm chí là xoá nợ, ngoài một phần mà ngân sách cấp bù thì phần chủ yếu là do các ngân hàng phải trích lập quỹ phòng ngừa rủi ro. Ngoài ra, khi tỉ lệ nợ quá hạn quá cao, vượt qua giới hạn an toàn theo thông lệ quốc tế, không thực hiện đúng cam kết mở L/C, uy tín của hệ thống NHTM trong nước và quốc tế sẽ giảm sút, ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của ngân hàng. Mặt khác, nợ xấu tác động trực tiếp đến khả năng tài chính của tổ chức tín dụng khi phân tích, đánh giá tình hình tài chính hoạt động của ngân hàng, là yếu tố bất lợi cho khả năng cạnh tranh và quá trình hội nhập, phát triển của ngân hàng.

Các biện pháp nhằm hạn chế nợ xấu 1 Các biện pháp phòng ngừa

Việc kiểm tra, giám sát khoản vay được thực hiện sau khi cho vay nhằm bảo đảm người vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả số tiền vay, đôn đốc hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng hạn, đồng thời, có các biện pháp thích hợp nếu người vay không thực hiện đầy đủ, đúng hạn các cam kết. Nó giúp nâng cao trách nhiệm thực hiện cam kết trả nợ của bên vay, phòng ngừa rủi ro khi phương án trả nợ dự kiến của bên vay không thực hiện được hoặc xảy ra các rủi ro không lường trước được và phòng ngừa sự gian lận của khách hàng đi vay. Ngoài ra, ngân hàng thương mại còn thực hiện gia hạn nợ cho khách hàng, Việc này cũng chỉ được thực hiện nếu như cán bộ tín dụng thấy nó có hiệu quả khi mà khách hàng chưa có đủ khả năng trả nợ nhưng nếu cứ duy trì khoản cho vay đó thêm một thời gian thì chắc chắn sẽ sinh lãi và trả được nợ cho ngân hàng.

NHÁNH NHCT KHU VỰC II HAI BÀ TRƯNG

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM VÀ CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG

    Ngoài ra, Ban lãnh đạo Chi nhánh cũng nên đưa ra những chế độ đãi ngộ xứng đáng về lương, thưởng đối với cán bộ tín dụng để khuyến khích, động viên kịp thời những cán bộ có thành tích tốt trong công tác, tránh bình quân chủ nghĩa trong thu nhập, vì công tác này thực sự nặng nề, lắm rủi ro nên đòi hỏi cán bộ phải hết sức nố lực và cố gắng. Ở Việt Nam hiện nay, việc thực hiện thế chấp, cầm cố còn gặp nhiều khó khăn do môi trường kinh tế, pháp lý thiếu đồng bộ, còn nhiều vấn đề chưa giải quyết được nhưng nó đã có tác động rất lớn đến hoạt động tín dụng của ngân hàng, đã tạo ra cho cả người vay và người cho vay một tâm lý mới về những điều kiện ràng buộc về vật chất khi vay vốn, chứ không phải thói quen cứ cần vốn thì đến vay không cần ràng buộc gì về vật chất như cho vay bằng tín chấp trước kia. Thực tế áp dụng có khó khăn nhưng nếu từng trường hợp cụ thể, đặc biệt với cho vay kinh tế ngoài quốc doanh nếu chúng ta làm tốt việc thế chấp tài sản (chỉ nhận thế chấp những tài sản có đầy đủ chứng thư sở hữu hợp pháp, địa điểm dễ bán, định giá tài sản thấp hơn so với giá cả thị trường, mức cho vay tối đa không quá 60% giá trị tài sản thế chấp, hợp đồng thế chấp phải được công chứng xác nhận, đăng ký qua sở nhà đất), kiên quyết từ chối cho vay nếu tài sản thế chấp không đầy đủ thì chắc chắn sẽ hạn chế được phần lớn rủi ro vì ít nhất món vay đã được đảm bảo bằng tài sản có giá trị lớn hơn nhiều.

    Nâng cao hiệu quả công tác thông tin phòng ngừa rủi ro Thu thập, phân tích, xử lí kịp thời, chính xác các thông tin về tình hình tài chính, quan hệ tín dụng, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp, các thông tin về thị trường…trước khi đưa ra các quyết định cho vay luôn được coi là quan trọng hàng đầu trong công tác thẩm định. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thông tin phòng ngừa rủi ro tại các chi nhánh NHCT nhằm trang bị phương pháp tìm kiếm, tra cứu, phân tích các thông tin từ thị trường để cung cấp cho cán bộ tín dụng và cán bộ lãnh đạo trước khi quyết định cho vay. Đồng thời với việc nắm bắt thông tin từ phía khách hàng, cần phải có quy chế cụ thể về việc nhận, cung cấp thông tin từ phía khách hàng, cần phải có quy chế cụ thể về việc nhận, cung cấp thông tin cho trung tâm thông tin tín dụng về tình hình dư nợ tại các tổ chức tín dụng chứ không thể để tình trạng được chăng hay chớ như hiện nay, nếu tổ chức tín dụng hoặc trung tâm thông tin tín dụng vi phạm cũng phải xử lí thật nghiêm khắc.

    Từ đó có thể tính toán mức tồn kho hợp lý, loại khỏi tồn kho những vật tư, hàng hoá ứ đọng, chậm luân chuyển, đánh giá tốc độ chu chuyển vốn của doanh nghiệp, tỷ lệ những khoản phải thu khó đòi, phải trả quá hạn để tìm giải pháp cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong thanh toán. Muốn đạt được mục đích này, việc cấp thiết với các ngân hàng là phải đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ về ngoại ngữ, vi tính, pháp luật, thị trường…để có đủ khả năng thực hiện những nghiệp vụ mới, phức tạp; tiếp đó phải tăng cường trang bị các phương tiện, cơ sở vật chất hiện đại. Thông thường xử lí nợ quá hạn rất khó khăn vì năng lực sản xuất, kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp yếu, hơn nữa việc thế chấp, cầm cố tài sản trước kia thực hiện không đầy đủ, cơ chế phát mại tài sản chưa được ban hành đồng bộ nên hầu như không có khả năng thu hồi từ việc phát mại tài sản.

    Ngoài ra, Ban lãnh đạo chi nhánh cần xử lí thích đáng những cán bộ tín dụng do thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý vi phạm thể chế tín dụng, ý thức đạo đức không tốt dẫn đến cho vay để phát sinh nợ quá hạn, khó đòi như ngừng giải quyết cho vay để tập trung thu nợ, kỷ luật chuyển công tác khác hoặc bồi thường bằng vật chất.

    MỘT VÀI KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ, NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VÀ HỆ THỐNG CÁC NGÂN HÀNG

      Tiếp theo, nên có những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc khai thác thông tin để hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp và ngân hàng trong việc tìm kiếm thông tin. Do đó, để các ngân hàng thương mại hoạt động được tốt thì chính bản thân Ngân Hàng Nhà Nước phải hoạt động tốt, phải có những điều chỉnh sao cho phù hợp với điều kiện hiện nay. Trước hết, NHNN cần phải phối hợp chặt chẽ với các Bộ, Ban, Ngành có liên quan để hoàn thiện hệ thống kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS – International Accounting Standard).

      Đồng thời, phải xây dựng được các giải pháp, chính sách để hoàn thiện phương pháp kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng và tiến tới theo các chuẩn mực quốc tế. Phải ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả hoạt động Ngân hàng của Uỷ ban Basel, tuân thủ những quy tắc thận trọng trong công tác thanh tra. Thứ tư, NHNN cần phải hoàn thiện và vận dụng vào thực tế các công cụ, khung sổ tay tín dụng theo chuẩn quốc tế để quản trị thống nhất hệ thống chỉ tiêu báo cáo đồng bộ.

      Tiếp theo là nâng cao tiêu chí trong việc cấp giấy phép và đòi hỏi kỹ thuật đối với các tổ chức tín dụng dựa trên những tiêu chuẩn về độ vững chắc tài chính và các chỉ số an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Tiếp tục tiến hành sắp xếp lại hệ thống ngân hàng, đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các Ngân hàng thương mại quốc doanh, đồng thời gắn liền với việc niêm yết niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoản để phân tán rủi ro và đổi mới sản phẩm dịch vụ. Trước hết, với vai trò lãnh đạo, chỉ đạo chung, Ngân hàng Công Thương Việt Nam cần từng bước tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ ngân hàng, trước hết là cán bộ tín dụng và cán bộ lãnh đạo điều hành trực tiếp các chi nhánh.

      Thứ ba, Incombank cần có những quy định, chính sách cụ thể đối với người vay trong trường hợp có thị trường có biến động và chỉ đạo thực hiện tốt dự phòng rủi ro tín dụng.