MỤC LỤC
Có nhiều cách phân loại môi trường văn hóa, song cách phân loại phổ biến nhất là chia môi trường văn hóa làm 2 loại: Môi trường văn hóa bên trong và môi trường văn hóa bên ngoài. Môi trường văn hóa bên trong; Bao gồm các thành tố văn hóa bên trong.
Thông qua hội thảo, sinh hoạt tổ chuyên môn, các đoàn thể, họp Hội đồng sư phạm hàng tháng ,sinh hoạt chủ nhiệm, lồng ghép trong bộ môn… mỗi thành viên trong trường góp ý kiến về các giải pháp cụ thể để xây dựng tốt các mối quan hệ: Mỗi người chuẩn bị cho mình lối sống trong sáng, lành mạnh, trách nhiệm, ngay thẳng , bao dung ; Lòng tự chủ, tự giác, tự trọng, tự chịu trách nhiệm và biết hy sinh cho quyền lợi chung; Không ngừng tự học tập bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ; Tác phong làm việc khoa học, nhanh nhẹn , kịp thời , nói đi đôi với làm ; Hành vi, cử chỉ, điệu bộ phải mẫu mực. Mục tiêu giáo dục của chúng ta là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, và nghề nghiệp hướng tới xây dựng con người trong thời kỳ Chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Những năm qua, tập thể cán bộ giáo viên và học sinh nhà trường đã không ngừng cố gắng và nỗ lực, thực hiện nghiêm túc các cuộc vận động “ Hai không”, “ Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Bên cạnh nhiệm vụ dạy và học, đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh của trường đã không ngừng phấn đấu, học tập và tu dưỡng đạo đức, tích cực tham gia tự học tự bồi dưỡng và tổ chức nhiều chương trình văn hoá văn nghệ, TDTT sôi nổi tạo không khí phấn khởi trong học tập và sinh hoạt góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Lónh đạo nhà trường đó đề ra cỏc nội quy, quy định rừ ràng, cụ thể, khoa học về xây dựng văn hóa học đường cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường phải noi theo như: Đi học đầy đủ, đúng giờ, giữ vệ sinh môi trường, cơ sở vật chất, không ăn quà bánh, kẹo cao su, hút thuốc lá trong phòng học, thư viện, không đánh bài ăn tiền, chơi game, đánh chửi nhau, vô lễ với các thầy cô, cán bộ nhà trường, học đúng lớp, đúng nơi quy định…. Công tác quản lý vấn đề xây dựng môi trường văn hóa tại trường THCS Nguyễn Đan Quế được chú trọng, việc kiểm tra, giám sát được tiến hành thường xuyên, liên tục theo kế hoạch đã đề ra từ đầu năm học; Cách thức kiểm tra dễ hiểu: thầy cụ theo dừi cỏch ứng xử, giao tiếp của học sinh với học sinh, của học sinh với giáo viên, những người có trách nhiệm về vấn đề quản lý cảnh quan nhà trường tiến hành kiểm tra vệ sinh lớp học, sân trường. Theo thầy cô (ông bà hoặc các bạn) Công tác quản lý có vai trò như thế nào đối với vấn đề xây dựng môi trường văn hóa Nhà trường?. Rất quan trọng. Không quan trọng. Cán bộ, Giáo viên Phụ huynh học sinh Học sinh. Biểu đồ 5: Biểu đồ thể hiện mức độ quan trọng của công tác quản lý đối với vấn đề xây dựng môi trường văn hóa trong nhận thức của Cán bộ, giáo viên và học sinh. Nhỡn vào kết quả trờn chỳng ta cú thể thấy rừ thực trạng nhận thức của mọi người về vai trò của công tác quản lý đối với vấn đề xây dựng môi trường văn hóa. PHHS và 5% HS trả lời là Rất quan trọng).
Từ những vấn đề cơ bản trên đây, theo tôi việc xây dựng, phát triển, đổi mới văn hóa tổ chức ở các cơ quan trường học là điều rất cần thiết, đó vừa là một yêu cầu nhằm tạo ra động lực thúc đẩy trong hoạt động quản lý, mặt khác chính điều này góp phần tạo nên bản sắc, nét độc đáo cùng với những yếu tố khác tạo nên “ thương hiệu” của một nhà trường.Mặt khác, đây cũng là một nội dung quan trọng đóng góp vào việc xây dựng “ nhà trường thân thiện “ mà Bộ GD-ĐT phát động từ đầu năm học 2008 - 2009. Trong nhà trường, cần yêu cầu toàn thể cán bộ, giáo viên; các bộ phận và các đoàn thể đều đưa vào kế hoạch để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp, tập trung xây dựng văn hoá nhà trường nhằm góp phần đưa nhà trường về đích thắng lợi việc “Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực” và củng cố hệ thống các giá trị của nhà trường, thực hiện thắng lợi mục tiêu của kế hoạch chiến lược phát triễn Nhà trường.
Như vậy, rừ ràng một trong những biện phỏp quan trọng, hiệu quả để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị trọng tâm của ngành dưới sự chỉ đạo của Đảng về giáo dục cho học sinh lý tưởng, đạo đức, lối sống, ý thức trách nhiệm xã hội…Với xã hội, chúng ta phải xây dựng “Đời sống văn hoá”, mỗi trường học của chúng ta, mỗi Hiệu trưởng chúng ta đều rất cần thiết phải xây dựng được “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực”, xây dựng “Văn hoá nhà trường” lành mạnh, trong sáng. - Mặc dù hầu hết các CB, GV đều ý thức được tầm quan trọng của công tác xây dựng môi trường văn hóa đối với sự phát triển nhà trường nhưng từ ý thức được vấn đề đến hành động là một khoảng cách khá xa nhất là trong bối cảnh toàn ngành giáo dục đang tích cực hưởng ứng phong trào chống bệnh thành tích trong học tập và chống gian lận trong thi cử thì vấn đề giảng dạy và học tập sẽ được các CB, GV đặt lên hàng đầu. Tổ chức Đảng và tổ chức Đoàn giao trách nhiệm cho một hoặc một vài cá nhân lập kế hoạch và phổ biến kế hoạch cho các thành viên trong nhà trường được biết để tham gia vào các phong trào thi đua và một số hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao hướng về những ngày lễ lớn như chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, ngày sinh nhật Bác Hồ 19-5, ngày thành lập Đoàn 26-3…, qua đó thắt chặt tình cảm giữa thầy với trò và tình cảm bè bạn trong trường, trong lớp.
Người hiệu trưởng cần tập trung chỉ đạo các nội dung sau: Chỉ huy, ra quyết định quản lí hoạt động xây dựng MTVH làm cho các hoạt động của nhà trường diễn ra thuận lợi, theo đúng chương trình, kế hoạch và đạt được mục tiêu như mong muốn; Động viên, khích lệ các thành viên trong trường công tác, giúp đỡ họ khi họ gặp khú khăn, cần thiết thỡ cú sự giỳp đỡ bằng vật chất; Theo dừi, giỏm sỏt, điều chỉnh và sửa chữa những sai lầm, hạn chế trong công tác quản lí việc xây dựng MTVH trong nhà trường. - Tạo mối quan hệ thật tốt với lãnh đạo địa phương, tổ chức tốt đại hội giáo dục cấp cơ sở đúng định kỳ, xây dựng nghị quyết thực hiện cụ thể cho từng giai đoạn phát triển của nhà trường nói riêng và sự nghiệp giáo dục xã nhà nói chung, thu thập ý kiến đóng góp của mọi lực lượng xã hội, để thể hiện trách nhiệm của xã hội đối với sự nghiệp phát triển giáo dục trong đó có công tác xây dựng môi trường văn hóa trong nhà trường.
Sự nhiệt tình tham gia của các thành viên trong nhà trường đã tạo nên chuyển biến bước đầu quan trọng và làm tiền đề để sự nghiệp giáo dục đạo đức, văn hoá trong trường THCS Nguyễn Đan Quế tiếp tục phát triển đúng hướng và vững chắc. Vì vậy, trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp Giáo dục và đào tạo, Chi bộ Đảng và Ban giám hiệu Nhà trường cần phải quán triệt sâu sắc, toàn diện chủ trương xây dựng MTVH và đạo đức trong nhà trường đến toàn thể các giáo viên và học sinh, hoạt động này cần phải được tiến hành một cách đồng bộ và thường xuyên. Đây là những việc làm cấp bách để tạo ra MTVH lành mạnh trong trường THCS Nguyễn Đan Quế, góp phần xứng đáng vào xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.