MỤC LỤC
2-Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường có thể tạo ra cơ hội mới về việc làm, huy động được lực lượng lao động nhàn rỗi, huy động các nguồn lực, chưa được sử dụng của cộng đồng, gồm cả tài nguyên con người và tài nguyên vật chất 3-Trong các cộng đồng đô thị cũng như vùng nông thôn, xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường có tác dụng nâng cao trách nhiệm đối với môi trường địa phương. 3-Nâng cao chất lượng dịch vụ: việc các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia vào công tác bảo vệ môi trường sẽ tạo ra một thị trường cạnh tranh giữa các nhà cung ứng, đó là sức ép để nâng cao chất lượng dịch vụ.Người tiêu dùng sẽ có nhiều cơ hội để chọn lựa và sử dụng những dịch vụ tốt nhất và có thể thay đổi, lựa chọn các nhà thầu khác nếu chất lượng dịch vụ đang cung cấp không đạt yêu cầu.
Tại thành phố Surabaya - Inđônêxia, Phòng Vệ sinh phòng dịch Surabaya không đủ nguồn nhân lực và kinh phí để tiến hành các hoạt động thu gom và xử lý chất thải rắn đô thị hoàn chỉnh, do vậy các công ty tư nhân và cộng đồng đã tham gia vào việc quản lý chất thải rắn. Trung Quốc, hệ thống thu gom chất thải rắn đô thị trên cơ sở cộng đồng tại Thượng Hải bắt buộc các hộ gia đình có trách nhiệm đưa chất thải rắn của họ tới các điểm thu gom chất thải gần nhất, đổ vào các thùng chứa bằng bê tông hoặc thép (thường có khoảng cách trên dưới 100m). Các cơ quan có trách nhiệm kiểm tra ô nhiễm có kế hoạch phân phát cho các cộng đồng địa phương và các tổ chức phi chính phủ các bản tóm tắt đánh giá tác động môi trường ( EIA) với ngôn ngữ dễ hiểu, mạch lạc, thông báo về các kết quả giám sát môi trường.
Nhiều tỉnh, thành phố đã xây dựng và thực hiện đề án xã hội hóa cho địa phương mình như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Lạng Sơn, Quảng Ninh… Hà Nội là địa phương đang thực hiện mạnh mẽ việc xã hội hóa trong lĩnh vực vệ sinh môi trường với sự xuất hiện của hàng loạt các Công ty Cổ phần, Hợp tác xã,…và đặc biệt là Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội đã chuyển thành Công ty TNHH một thành viên. Việc xã hội hoá được thực hiện trong nhiều lĩnh vực như vệ sinh môi trường đô thị, lâm nghiệp,…đặc biệt xã hội hoá mạnh mẽ trong lĩnh vực vệ sinh môi trường đô thị như: thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt, quét hút bụi, tưới nước rửa đường phố, duy trì nhà vệ sinh công cộng, tua vỉa đường phố, duy trì dải phân cách, thu gom vận chuyển chất thải xây dựng, nạo vết đường ống thoát nước…. Ngoài ra, hợp tác xã còn tham gia đóng góp vào phong trào thi đua của các quận huyện cũng như các phường xã như: phong trào trật tự an toàn xã hội và vệ sinh môi trường trong đợt bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, tham gia ủng hộ quỹ vì người nghèo…Hợp tác xã cũng trích thưởng cho con em cán bộ, xã viên trong hợp tác xã có thành tích tốt, hỗ trợ xã viên có hoàn cảnh khó khăn, thưởng lao động tốt, thực hiện đóng Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế cũng như các chế độ phúc lợi khác cho cán bộ, xã viên của hợp tác xã.
Do đó để công tác này đạt được hiệu quả, trong thời gian tới cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng; tăng cường năng lực, trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức quần chúng; phát hiện, cổ vũ và bằng nhiều phương tiện để nhân rộng các sáng kiến, mô hình bảo vệ môi trường; tổ chức và lôi kéo sự tham gia của cộng đồng; các cấp chính quyền Trung ương và địa phương cần có các chính sách hỗ trợ vốn cho những cộng đồng làm tốt công tác bảo vệ môi trường. 1-Hầu hết các đô thị lớn và trung bình đều đã có công ty môi trường đô thị làm nhiệm vụ vệ sinh môi trường trên địa bàn, là doanh nghiệp công ích được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động, được hưởng nhiều chế độ ưu đãi và bao cấp nên không mặn mà khi chuyển sang hoạt động theo chính sách xã hội hóa phải tự cân đối tài chính trong hoạt động, một số người còn cho là doanh nghiệp bị xuống cấp, không được hưởng các ưu đãi của nhà nước hoặc vin vào lý do khó khăn trong việc định giá tài sản khi chuyển sang cổ phần hóa hay tư nhân hóa. 2-Đối với người lao động đang hoạt động trong lĩnh vực này thì lo lắng, thắc mắc sợ rằng khi chuyển sang hình thức quản lý mới sẽ không được hưởng các chế độ như độc hại, ca ba, bảo hiểm xã hội và nhất là không còn là trong biên chế, hợp đồng dài hạn khi họ đã công tác ở những doanh nghiệp nay đến 15 hay 20 năm.
Sự xuất hiện của nhiều cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn huyện đã làm mất đi một phần đất canh tác nhưng đồng thời cũng giải quyết được việc làm cho một số lao động của các xã trong huyện. Đường bộ: tuyến đường quốc lộ 1A, đường cao tốc 1B chạy qua địa bàn huyện đi các tỉnh phía Nam; mạng lưới đường liên tỉnh, liên huyện như đường 70A, 70B, đường vành đai trên đê sông Hồng từ Tứ Hiệp đến Vạn Phúc; đường liên xã do huyện quản lý với tổng chiều dài khoảng 49km, mặt đường chủ yếu được phủ bê tông và trải nhựa. Nước ngầm: qua thăm dò , khảo sát, dánh giá, nước ngầm ở khu vực huyện Thanh Trì có trữ lượng phong phú nhưng một số xã có nồng độ chất ô nhiễm lớn như Tam Hiệp, Vĩnh Quỳnh… Hiện tại, xí nghiệp Môi trường Đô thị huyện đang cấp nước sạch cho thị trấn Văn Điển và một số xã lân cận.
Vì các bãi chôn lấp này thiếu quy hoạch, chưa đảm bảo tiêu chuẩn, rác thải tại đây chưa được hầu hết chưa được xử lý theo đúng quy trình công nghệ, không đảm bảo vệ sinh nên gây ra mùi hôi thối khó chịu vào những ngày mưa hoặc nắng nóng. Hiện nay tốc độ đô thị hóa nhanh, khối lượng rác thải và phế thải xây dựng trên địa bàn tăng liên tục, các bãi đất trống để đổ và chôn lấp rác không còn, bên cạnh đó là lượng rác tồn đọng lâu ngày ở các ao hồ mương máng, trên các trục đường chính còn nhiều gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị. Ý thức giữ gìn vệ sinh của người dân chưa cao nên chi phí cho công tác vệ sinh môi trường rất lớn, trong khi kinh phí được cấp hỗ trợ từ ngân sách có hạn thì việc huy động sự đóng góp từ các nguồn khác vào việc giải quyết bài toán vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện Thanh Trì là cần thiết và cấp bách.
Trong khi việc thu gom rác thải cũng chỉ mới được thực hiện ở các đô thị lớn và trung bình, còn các đô thị nhỏ chưa được quan tâm và có biện pháp quản lý thỏa đáng, mà chủ yếu để người dân tự thu gom, xử lý nên thường đem đổ bừa bãi xuống sông, ao hồ, kênh mương hay các bãi trống xung quanh khu dân cư, đã không những làm xấu cảnh quan, mỹ quan đô thị mà còn ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của cộng đồng dân cư. Tiêu chí lựa chọn mô hình: như đã trình bày, mục tiêu của xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường là nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân; khuyến khích các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế tham gia vào giải quyết các vấn đề về môi trường; từng bước giảm dần sự bao cấp của nhà nước, huy động các nguồn lực tự có trong dân góp phần làm tốt công tác bảo vệ môi trường; tạo công ăn việc làm và thu nhập chính đáng cho một bộ phận cư dân địa phương;. Nhân dân đóng góp kinh phí đủ để đảm bảo xã hội hóa toàn bộ khâu thu gom rỏc ngừ xúm và một phần khõu vận chuyển, tức là ngoài khoản đúng gúp 1000đ/người/tháng theo Quyết định 52 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thì nhân dân phải đóng thêm một phần để xã hội hóa khâu vận chuyển, mức thu sẽ được tính toán cụ thể cho từng địa phương căn cứ vào mức sống và lượng rác thải phát sinh.