MỤC LỤC
Vì thanh toán quốc tế là một hoạt động được thực hiện trên phạm vi quốc tế nên uy tín của ngân hàng có vai trò rất quan trọng, vì nếu một ngân hàng mà đánh mất uy tín của mình thì không thể tồn tại trên thương trường được bởi không một ngân hàng nào muốn giao dịch với ngân hàng đã mất uy tín. Hoạt động thanh toán quốc tế là 1 hoạt động có nhiểu rủi ro, phức tạp, đòi hỏi độ chính xác và tỉ mỉ cao, do đó đội ngũ cán bộ ngân hàng phải là những người chuyên nghiệp, thông thạo về qui trình thực hiện các nghiệp vụ thanh toán để tránh xảy ra sai sót trong quá trình thanh toán đồng thời tạo sự an tâm tin tưởng cho khách hàng khi giao dịch mua bán với nước ngoài. Chính sách kinh tế vĩ mô có tác động thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển xuất nhập khẩu của một đất nước, vì trong hoạt động thanh toán quốc tế, chinh sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước là nhân tố cơ bản quyết định khả năng mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại.
Căn cứ vào những biến động trên thị trường và tình hình cụ thể mà Nhà nước áp dụng các chính sách quản lý ngoại hối thắt chặt hay tự do nhằm hướng sự vận động của hoạt động ngoại hối đi vào ổn định theo chủ trương chính sách của Nhà nước, bởi lẽ hoạt động thanh toán quốc tế liên quan đến sự vận động của luồng ngoại tệ ra vào quốc gia đó, vì thế nói chịu sự quản lý ngoại hối của quốc gia.
Để tạo ra niềm tin và giá trị cho khách hàng, Habubank đặt mục tiêu cung ứng một cách toàn diện các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng chất lượng cao, sáng tạo và hữu ích nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu và mong muốn của từng đối tượng khách hàng mục tiêu theo những phân khúc mà Habubank hướng tới tại từng thời điểm qua các kênh cung ứng ngày càng hoàn thiện. Theo đúng phương châm "Giá trị tích lũy niềm tin" , ngoài các dịch vụ và kênh giao dịch truyền thống, năm 2004, Habubank đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và thiết bị đảm bảo phát triển tốt các dịch vụ và kênh giao dịch mới nhằm cung ứng tới khách hàng cá nhân và công tu nhiều gói giá trị tiện ích phù hợp vơi nhu cầu ngày càng cao và đa dạng. Nhận thức được vấn đề này, Hội sở Habubank đã tổ chức thực hiện tốt công tác huy động vốn, tích cực thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế, dân cư trên địa bàn thông qua việc đa dạng hóa các loại hình huy động, kết hợp với việc hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, đổi mới tác phong giao dịch, thỏa mãn kịp thời nhu cầu về vốn của khách hàng cũng như thực hiện tốt các dịch vụ khác.
Thực hiện chiến lược phát triển kinh doanh của toàn hệ thống NHTM CP Nhà Hà Nội, hội sở Habubanhk đã tập trung vốn đầu tư cho các đơn vị kinh doanh trọng điểm như đầu tư, phát triển, tạo điều kiện giúp đỡ các bộ phận kinh tế ngoài quốc doanh, ưu tiên vốn cho các doanh nghiệp, các khách hàng có tình hình sản xuất kinh doanh ổn định.
Bên cạnh đó, hội sở cũng đã triển khai áp dụng phương tiện thanh toán hiện đại như thẻ thanh toán…Một số mạng thanh toán quốc tế được hội sở áp dụng như SWIFT, TELEX,…Từ đó cho thấy hệ thống Habubank nói chung và hội sở nói riêng đã và đang từng bước hòa nhập và thích ứng với hoạt động thanh toán quốc tế với các ngân hàng trên toàn cầu. Các khách hàng tham gia thanh toán tại hội sở chủ yếu là các doanh nghiệp nhập khẩu, mà hầu hết các doanh nghiệp này đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa thu hút được nhiều khách hàng là các doanh nghiệp lớn, hơn nữa số khách hàng tham gia xuất khẩu hàng hóa không thường xuyên và số tiền thanh toán từng món cũng thấp. Hội sở Habubank chưa phát triển hết được hệ thống bán lẻ, chưa tận dụng hết mạng lưới của mình với đầy đủ các dịch vụ như: thu mua ngoại tệ, chi trả kiều hối, chuyển tiền nhanh …Các sản phẩm dịch vụ phục vụ cho hoạt động thanh toán quốc tế chưa đa dạng do đó chưa khai thác hết được nhu cầu của khách hàng.
Khoảng thời gian đó cũng chưa đủ lâu để ngân hàng chiếm vị trị cao trên thị trường, lại đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ đã có nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động thanh toán quốc tế như ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, HSBC, Citi Bank,…ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút khách hàng, đặc biệt là về vốn và kinh nghiệm thanh toán quốc tế.
Ngân hàng có thể cho người nhập khẩu vay với mục đích là thanh toán tiền hàng cho người xuất khẩu, phải có sự ưu tiên về lãi suất cho món vay thanh toán xuất nhập khẩu so với các món vay khác bởi vì với cho vay xuất nhập khẩu, ngân hàng còn thu được các loại phí thanh toán quốc tế như phí chuyển tiền, phí mở L/C,…Đối với tín dụng nhập khẩu, ngân hàng cần phải tính toán hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp một cách hợp lý. Hiện nay, khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn ngân hàng phục vụ mình do sự mở rộng của hệ thống ngân hàng Việt Nam, đặc biệt là khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức WTO, thì sự cạnh tranh giữa các ngân hàng lại ngày càng gay gắt, quyết liệt hơn, vì vậy để thu hút thêm nhiều khách hàng đến giao dịch và tham gia thanh toán quốc tế với mình thì việc thực hiện chính sách khách hàng có thể bao gồm: đối với những khách hàng có quan hệ thường xuyên hoặc khách hàng có uy tín thì ngân hàng nên có chính sách ưu đãi về lãi suất cho vay, miễn giảm phí thanh toán, có thể được giảm tỷ lệ ký quĩ,…Đối với khách hàng ít có giao dịch thường xuyên với ngân hàng, ít có kinh nghiệm trong hoạt động xuất nhập khẩu thì các cán bộ thanh toán quốc tế cần tư vấn, lựa chọn phương thức thanh toán có lợi nhất cho khách hàng, giảm thiểu rủi ro cho khách hàng, tạo lòng tin cũng như uy tín của ngân hàng cho khách hàng. Do đó ngân hàng cần thiết phải đầu tư đổi mới cơ sở vật chất theo hướng tiếp cận các công nghệ mới, hiện đại cũng như nâng cao chất lượng phần mềm quản lý thông tin để hiện đại hoá hoạt động thanh toán quốc tế, ví dụ như phát động phao trào thi đua nghiên cứu về công nghệ trong hoạt động của ngân hàng, trích lập các quĩ đầu tư phát triểm, tận dụng tối đa công suất của hệ thống máy móc hiện có, tiến tới giảm bớt công việc giấy tờ sang thực hiện trên máy tính và mạng máy.
Tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn về ngoại ngữ, tin học, nghiệp vụ chuyên môn… trang bị các kiến thức về rủi ro mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam thường gặp phải, tình hình thị trường thế giới, triển vọng xuất nhập khẩu của Việt Nam, đặc biệt, trong những lớp học này, ngân hàng có thể mời chuyên gia nước ngoài về giảng dạy.
Vì vậy, phát triển hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng không thể không gắn với sự đổi mới, hiện đại hóa kỹ thuật và công nghệ ngân hàng, như: triển khai các dự án đầu tư về hiện đại hóa kỹ thuật công nghệ đối với ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội, ưu tiên hiện đại hóa Hội sở chính, cải thiện và nâng cao trình độ tự động hóa trong qui trình công nghệ ngân hàng, xây dựng các cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin làm nền tảng cho các ứng dụng và dịch vụ ngân hàng, trong đó có hoạt động thanh toán quốc tế nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn và bảo mật kho dữ liệu. - Đa dạng hóa các hình thức giao dịch như hoán đổi ngoại tệ (Swap), mua bán quyền chọn (Option), mua bán kỳ hạn (Forward), phát triển các hình thức như nghiệp vụ vay mượn, đầu cơ trên thị trường trong nước và quốc tế…tuy nhiên, ngân hàng Nhà nước cần có thêm các văn bản để hướng dẫn để các ngân hàng thương mại tham gia tích cực hơn trong hoạt động này. - Mở rộng các đối tượng tham gia vào hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, không chỉ bao gồm ngân hàng Nhà nước và hội sở của các ngân hàng thương mại như hiện nay mà bao gồm các đơn vị thành viên có doanh số hoạt động thanh toán quốc tế lớn, có thể bao gồm cả các chi nhánh (nếu các chi nhánh có thể thực hiện được)….
Năm 2007, Việt Nam đã chính thức là thành viên thứ 150 của tổ chức WTO, và vào ngày 1-4-2007, các ngân hàng nước ngoài chính thức được phép hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, vì vậy chính phủ cần ban hành một hệ thống luật pháp thống nhất và thông thoáng cho hoạt động của ngân hàng thương mại nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng.