Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại

MỤC LỤC

Vai trò, đặc điểm của Doanh nghiệp Vừa và nhỏ

Tín dụng là một quan hệ về tài sản (tiền hoặc tài sản) giữa bên cho vay (Ngân hàng) và bên đi vay (Doanh nghiệp Vừa và nhỏ), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, đồng thời bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. Nếu xác định đúng phương thức cho vay cho từng DN từ đú sẽ tạo ra yếu tố tích cực giúp cho DN thuận lợi trong quá trình giao dịch và chủ động về tài chính trong quá trình sản xuất kinh doanh và thuận lợi để thực hiện phương án sản xuất kinh doanh, khuyến khích được DN về quan hệ vay vốn với NH, Ngân hàng chủ động trong việc cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn.

Chất lượng tín dụng đối với Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ của Ngân hàng thương mại

Khái niệm chất lượng tín dụng

Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh mức độ thích nghi của NHTM với sự thay đổi của môi trường bên ngoài, nó thể hiện sức mạnh của một Ngân hàng trong quá trình cạnh tranh để tồn tại. Để có chất lượng tín dụng tốt cần có sự tổ chức và quản lý đồng bộ trong một Ngân hàng, vì điều đó không chỉ đảm bảo cho chất lượng tín dụng, mà còn nhằm cải tiến tính hiệu quả và linh hoạt của toàn bộ cơ sở kinh doanh nhằm thoả mãn ngày càng đầy đủ yêu cầu của khách hàng ở mọi công đoạn, bên trong cũng như bên ngoài.

Những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng 1. Các nhân tố khách quan

Nhân tố chủ quan

Thông tin tín dụng có thể thu được từ những nguồn sẵn có ở Ngân hàng (Hồ sơ vay vốn, thông tin giữa các tổ chức tín dụng, phân tích của các cán bộ tín dụng..) từ khách hàng (theo chế độ báo cáo định kỳ hoặc phản ánh trực tiếp), từ các cơ quan chuyên về thông tin tín dụng ở trong và ngoài nước, từ các nguồn thông tin khác (báo, đài, toà án). Vấn đề cơ bản đặt ra là chúng ta phải nắm chắc các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng và biết vận dụng sáng tạo sự ảnh hưởng của các nhân tố này trong hoàn cảnh thực tế, từ đó tìm được những biện pháp quản lý có hiệu quả để củng cố nâng cao chất lượng tín dụng hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro, sẽ tạo điều kiện cho sự thành công của hoạt động tín.

Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng tín dụng

Khi sản xuất cùng phát triển, nhu cầu vốn để phục vụ phát triển kinh tế xã hội là rất lớn mà mỗi Ngân hàng riêng lẻ không thể đáp ứng được, đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa các Ngân hàng trong việc tài trợ cho khách hàng (đồng tài trợ hay tín dụng hợp vốn). Để có chất lượng tín dụng, ngoài sự nỗ lực của bản thân các NHTM, đòi hỏi nền kinh tế phải ổn định và phải có một cơ chế, chính sách phù hợp, sự kết hợp nhịp nhàng có hiệu quả giữa các cấp, các ngành tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của tín dụng.

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ

Thực trạng chất lượng tín dụng đối với Doanh nghiệp Vừa và nhỏ của Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa

  • Hoạt động tín dụng đối với Doanh nghiệp Vừa và nhỏ của Ngân hàng Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa

    + Năm 2009 kinh tế thế giới suy thoái, kinh tế trong nước cũng đã phải đối mặt với suy thoái.Chính phủ đã đưa ra các gói kích cầu cho nền kinh tế nhưng thực tế các Doanh nghiệp vừa và nhỏ lại rất khó có thể tiệp cận được với nguồn vốn này.Ngoài ra do thực hiện gói kích thích kinh tế ở các nước, một lượng tiền lớn được đổ vào nền kinh tế, thâm hụt ngân sách tăng làm cho nguy cơ tăng lạm phát, giá cả sản phẩm, nguyên liệu, nhiên liệu tăng cao sẽ tác động lớn tới những ngành sản xuất của Việt Nam đang phụ thuộc vào nguyên liệu, thành phẩm nhập khẩu ở nước ngoài. Xét trên mức độ quan hệ lâu dài với khách hàng Ngân hàng Bắc Á Thanh Hóa đã làm rất tốt thông qua các chính sách ưu đãi đối với khách hàng truyền thống.Nhưng trong quan hệ với các khách hàng mới ngân hàng thực sự làm chưa tốt : dư nợ cho vay trung dài hạn qua các năm không tăng mà chỉ giũ ổn định .Vì vậy ngân hàng cần phải có các chính sách linh hoạt và hiệu quả hơn trong việc mở rộng thị phần ,tìm kiếm khách hàng mới qua các chiến dịch marketing quảng bá thương hiệu…qua đó tăng hiệu quả công tác tín dụng mang lại lợi nhuận lớn hơn cho Ngân Hàng. ( nguồn : báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ) Ta thấy tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn của ngân hàng không có thay đổi lớn qua các năm ( 2008 là 2.1% : 2009 là 2.4% ; 2010 là 2.8% ).Phần lớn nợ có khả năng mất vốn đều phát sinh từ các khoản vay trung hạn ,tuy nhiên không thể khẳng định khả năng thẩm định các dự án khả thi để đầu tư của ngân hàng chưa tốt vì rủi ro và nguy cơ phát sinh còn tiềm ẩn trong dư nợ cho vay trung và dài hạn bởi vì những khoản vay này có thời hạn trả nợ dài, chỉ đến khi hết thời hạn trả nợ thì mới đánh giá được chính xác chất lượng tín dụng của những khoản vay này.

    Bảng 01 : Tình hình dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Bắc Á
    Bảng 01 : Tình hình dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Bắc Á

    Hạn chế và nguyên nhân 1. Hạn chế

    • Nguyên nhân

      Qua việc mở rộng đầu tư vốn tới các thành phần kinh tế,tạo điều kiện để các doanh nghiệp đủ vốn để ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh ghóp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của địa phương tận dụng khai thác được tiềm năng sẵn có. - Cơ chế, chính sách thường phải điều chỉnh lại cho phù hợp với thực tiễn là điều không thể tránh khỏi, nhưng sự điều chỉnh đó đôi khi tác động làm ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng của NH như: Nghị định 18/CP của Chính phủ về quản lý đất đai làm cho nhiều khách hàng vay vốn NH kinh doanh bất động sản bị kẹt vốn không thể trả nợ được NH khi đến hạn.

      Định hướng chung

      CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á THANH HểA.

      Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với Doanh nghiệp Vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Bắc Á Thanh Hóa

        Thực tế đã cho thấy rằng: Nếu một NH nào đó có đội ngũ cán bộ giỏi nghiệp vụ, vững về chuyên môn, nhanh nhạy sáng tạo trong công việc, có tinh thần tập thể vì lợi ích của NH thì NH đó chắc chắn đứng vững và phát triển trước những sóng gió của cơ chế thị trường. Vì vậy ngân hàng cần phải có chính sách đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ tín dụng.Đào tạo nâng cao ,đào tạo lại cán bộ theo hướng chuyên ngành phải trên cơ sơ sử dụng cán bộ.tránh đào tạo tràn lan hoặc đào tạo rồi không sử dụng.Trong quá trình làm việc cán bộ tín dụng cũng cần phải tự trau dồi học hỏi quy định chính sách chế độ pháp luật của nhà nước hoặc tài liệu có lien quan ….để bổ sung kiếm thức nhằm phù hợp và đáp ứng được sự phát triển của Ngân hàng và xã hội.

        Một số kiến nghị

          Quốc hội, Nhà nước và Chính phủ sớm có sự thống nhất về trật tự thanh toán tiền bán tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh tiền vay NH mà Bộ luật dân sự đã quy định, nhằm để NH thu hồi được vốn khi món vay có sự cố khê đọng và phát triển vốn, khắc phục tình trạng làm việc tuỳ tiện và không thống nhất giữa các cơ quan chức năng khi giải quyết thanh toán công nợ buộc phải thanh lý tài sản của con nợ, đồng thời tránh những ách tắc (thiệt hại) cuối cùng dồn về phía NH. Làm tốt công tác thanh toán qua NH một cách nhanh chóng, thuận tiện cho khách hàng, từ đó tăng được số lượng khách hàng đến với NH mở tài khoản, giữ được chữ tín đối với khách hàng bằng cách xử lý các nghiệp vụ hết sức khẩn trương, chính xác, thận trọng; và điều quan trọng là thái độ phục vụ khách hàng làm sao để cho họ cảm thấy thực sự hài lòng, tin cậy với những hoạt động của NH, NH phải biết tạo ra nhiều lợi ích đối với khách hàng có quan hệ với mình, có những hình thức khuyến khích họ luôn đến với NH để gửi vốn cũng như vay vốn, nhằm đạt được mục đích tăng trưởng được nguồn vốn một cách ổn định, cũng như mở rộng đầu ra cho hoạt động tín dụng cho vay, từ đó mà từng bước đưa mức lợi nhuận trong kinh doanh tăng lên.