MỤC LỤC
- Phòng kế toán tài vụ: Phòng có chức năng giúp việc cho Giám đốc làm công tác thống kê, kế toán, cung cấp các thông tin tài chính kịp thời cho quá trình ra quyết định của ban lãnh đạo Công ty, chuẩn bị các báo cáo cần thiết với các cơ quan chức năng, các cổ đông, người lao động và các đối tượng bên ngoài khác. - Phó phòng kế toán kiêm kế toán Tổng hợp và kế toán Tài sản cố định: có nhiệm vụ ghi chép và phản ánh giá trị tài sản cố định hiện có, tình hình tăng giảm tài sản cố định; kiểm tra, giữ gìn,bảo dưỡng sử dụng tài sản cố định và có kế hoạch đầu tư, đổi mới tài sản cố định của công ty.
Để phản ánh đầy đủ thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 – Yên Bái trong phạm vi bài viết này em xin trình bày công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp của công trình Sở Y tế. Chi phí được tập hợp phân loại theo khoản mục chi phí bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công và chi phí sản xuất chung. Tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 – Yên Bái, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đồng thời cũng là đối tượng tính giá thành, cụ thể đó là công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao theo các giai đoạn quy ước giữa chủ đầu tư và đơn vị thi công.
Đối với phần việc cần tính giá thành thực tế thì đối tượng là từng phần việc có kết cấu riêng, dự toán riêng và đạt tới điểm dừng kĩ thuật hợp lý theo quy định trong hợp đồng. Để xác định giá thành thực tế của đói tượng này thì công ty phải xác định giá trị sản phẩm dở dang là toàn bộ chi phí cho việc chưa đạt tới điểm dừng kĩ thuật hợp lý. Cũng như hầu hết các doanh nghiệp xây lắp khác, trên nguyên tắc Công ty tiến hành tính giá thành theo phương pháp trực tiếp (hay còn gọi là phương pháp giản đơn) cho từng CT, HMCT.
Toàn bộ chi phí thực tế phát sinh của từng CT, HMCT từ khi khởi công đến kho hoàn thành bàn giao chính là giá thành thực tế của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ. Bước 1: Mở sổ hạch toán chi phí sản xuất theo công trình, hạng mục công trình (sổ chi tiết công trình và sổ cái). Bước 3: Cuối kỳ tổng hợp toàn bộ chi phí phát sinh theo từng công trình, hạng mục công trình làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp.
Vì vậy, việc hạch toán đúng, đủ chi phí nguyên vật liệu có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định lượng tiêu hao vật chất trong sản xuất, thi công, đảm bảo tính chính xác cũng như phản ánh tình hình sử dụng vật liệu đối với từng CT, HMCT. Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán Công ty sử dụng các chứng từ sau đây: Hoá đơn GTGT, Hoá đơn bán hàng thông thường, hoá đơn vận chuyển, Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Bảng tổng hợp vật tư xuất trong tháng được lập cho từng kho tương ứng từng công trình và một số chứng từ liên quan khác. Tuy nguyên vật liệu mua về có thể đưa ra chân công trình sử dụng ngay nhưng đơn vị vẫn sử dụng Phiếu nhập kho (Phụ lục 2.4, trang 64) và Phiếu xuất kho (Phụ lục 2.5, trang 65) để theo dừi nguyờn vật liệu mua về và dựng cho sản xuất Số liệu trên Phiếu nhập kho và Phiếu xuất kho được thủ kho ghi ngay khi nhập, xuất.
Kế toán công ty căn cứ vào mục đích sử dụng vật tư, bảng chi tiết xuất vật tư theo số lượng do kế toán các đội chuyển lên, đơn giá bình quân cả kỳ của từng loại vật tư tiến hành lập “Bảng chi tiết xuất vật tư” cho từng công trình trong tháng (Phụ lục 2.6, trang 66); đồng thời vào sổ chi tiết (Phụ lục 2.7, trang 67), sổ cái (Phụ lục 2.8, trang 68) tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và sổ nhật ký chung. Do điều kiện công trình ở nhiều địa điểm khác nhau nên lao động trực tiếp của công ty hiện nay bao gồm hai bộ phận: Lao động thuộc biên chế của công ty và lao động thuê theo mùa vụ và theo địa điểm thi công công trình. Cuối kỳ, kế toán đội phải tính toán lương của từng công nhân lao động trực tiếp và lập “Bảng thanh toán lương”.(Phụ lục 2.11, trang 72) Trong mọi trường hợp, Bảng chấm công cùng Bảng thanh toán lương luôn là căn cứ chứng từ để kế toán Công ty hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.
Riêng chi phí nguyên vật liệu dùng cho máy thi công mua về dùng ngay nên thông thường căn cứ ghi sổ thường là hóa đơn mua vật liệu và chi phí nhân công sử dụng máy thi công không bao gồm các khoản trích theo lương. Chi phí sản xuất chung bao gồm: chi phí lương nhân viên quản lý đội, nhân viên tổ đội, chi phí nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ dùng cho quản lý đội, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ trích trên tiền lương của nhân viên quản lý đội, chi phí khấu hao TSCĐ (bao gồm cả chi phí khấu hao máy thi công), chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền. Chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh của đơn vị bao gồm: Chi phí điện, nước, điện thoại, chi phí sửa chữa máy thi công, chi phí thuê cọc chống, giáo, chi phí thuê ngoài sửa chữa các thiết bị của công ty … Chi phí dịch vụ mua ngoài được kế toán hạch toán căn cứ vào các Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng thông thường do kế toán các đội chuyển lên để vào sổ.
Việc có các kế toán viên tại các đội là điều cần thiết do các đội thường gắn với một công trình nhất định, địa điểm thi công của các công trình thay đổi thường xuyên, các nghiệp vụ kinh tế xảy ra thường xuyên gắn với các công trình mà đội đang thi công. Do đó, tình hình nhập xuất vật liệu được phản ánh thường xuyên, kịp thời cho từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh; Cho phép tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất cho các đối tượng sử dụng, giúp nhà quản trị nắm bắt được tình hình sử dụng các loại nguyên vật liệu một cách chính xác. Tùy vào từng loại CT, tùy vào tính chất và giá trị của CT, tùy thuộc vào năng lực của đoanh nghiệp cũng như của từng đội xây lắp mà đoanh nghiệp có thể khoán gọn cho các đội xây lắp thực hiện hoặc trực tiếp thực hiện để không gây ra sự lãng phí do thừa nguồn lực và gắn được trách nhiệm của người lao động với công việc.
Mặc dù với sự hỗ trợ bởi phần mềm kế toán, công tác kế toán tại công ty đã được giảm bớt đi rất nhiều nhưng với nguồn nhân lực hiện nay của Phòng Tài vụ bao gồm: Kế toán trưởng, Kế toán tổng hợp, 3 kế toán viên, áp lực công việc đặt lên mỗi kế toán viên là hơi nặng nề. Tại một số công trình, các khoản chi phí liên quan đến máy thi công vẫn phát sinh như chi phí thuê máy, chi phí nhân công lái máy nhưng kế toán không mở tài khoản 623 chi tiết cho công trình đó mà các khoản chi phí này được hạch toán luôn vào tài khoản 627. Thứ ba, công cụ, dụng cụ dùng cho sản xuất có thể tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, sử dụng cho nhiều công trình khác nhau, có giá trị lớn nhưng kế toán không thực hiện phân bổ chi phí này trong nhiều kỳ khác nhau mà ghi nhận luôn vào chi phí tại thời điểm mua về (nếu dùng ngay) và khi xuất kho.
Tại một số công trình, chủ đầu tư chấp nhận thanh toán cho doanh nghiệp theo điểm dừng kỹ thuật, nếu công trình đó chưa hoàn thành thì giá vốn ghi nhận vào sổ kế toán không phải là giá thành phần công việc được chủ đầu tư thanh toán, đạt được điểm dừng kỹ thuật hợp lý. Hiện nay, Công ty tạm ứng cho các đội để các đội có thể chủ động trong các công tác thi công một số công trình từ việc lo các yếu tố đầu vào, chủ động thuê nhân công… Các chi phí phát sinh này được đội thanh toán với Công ty vào cuối tháng theo khối lượng thực hiện được. Doanh nghiệp nên lập Bảng tổng hợp chi tiết chi phí sản xuất chung để phục vụ việc tổng hợp chi phí sản xuất chung, tránh việc phải nhặt số liệu từ nhiều sổ chi tiết khác nhau khi tính giá thành và cũng để phục vụ cho việc đối chiếu kiểm tra với các sổ cái TK 6271, 6272,.