Quy chế pháp lý và thực tiễn áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng ngân hàng tại chi nhánh sở giao dịch i ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam

MỤC LỤC

Quy chế pháp lý về biện pháp bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng ngân hàng

  • Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc của đảm bảo tiền vay 1 Khái niệm về bảo đảm tiền vay

    Bao gồm biên bản họp hội đồng tín dụng cho vay không có bảo đảm bằng tài sản nờu rừ những căn cứ để thống nhất cho vay khụng cú bảo đảm bằng tài sản; cam kết thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay trong trường hợp sử dụng vốn vay không đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng; các giấy tờ theo quy định về bộ hồ sơ, bảo đảm tiền vay bằng tài sản, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh trong trường hợp phải thực hiện bảo đảm bằng tài sản. Trong thời hạn hợp đồng, khách hàng phải có trách nhiệm sử dụng khoản vay theo đúng mục đích thoả thuận trong hợp đồng, có nghĩa vụ bảo toàn giá trị tài sản bảo đảm trong trường hợp tài sản dùng để thế chấp cho khoản vay, hoàn trả gốc và lãi theo đúng thời hạn; đồng thời khách hàng cũng có quyền kiểm tra việc bảo quản tài sản cầm cố mà ngân hàng giữ trong thời hạn hợp đồng. Theo quy định của luật các tổ chức tín dụng 2010 có thể hiểu xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là một giai đoạn của bảo đảm tiền vay bằng tài sản, giai đoạn thực hiện các biện pháp đối với tài sản bảo đảm nhằm thu hồi khoản nợ mà tổ chức tín dụng đã cho vay khi có sự vi phạm nghĩa vụ của khách hàng vay, bên bảo lãnh theo những cam kết tại hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay.

    Theo TTLT số 03/2001/TTLT/NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC, các chủ thể được bán tài sản bảo đảm tiền vay bao gồm TCTD tự bán tài sản bảo đảm hoặc theo quy định trao quyền của pháp luật nếu không xử lý được tài sản theo thoả thuận; khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh bán hoặc phối hợp với TCTD cùng bán tài sản theo thoả thuận; bên thứ ba bán tài sản bảo đảm theo uỷ quyền của TCTD hoặc uỷ quyền của khách hàng vay, bên bảo lãnh.

    HÀNG ĐT & PT VIỆT NAM

    Khái quát về chi nhánh sở giao dịch I

    • Tiền gửi của tổ chức

      Đây là giai đoạn chuyển hướng sang hoạt động kinh doanh kinh tế chủ động tự trang trải và bằng việc mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm và thực hiện tất cả các nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, mở rộng khách hàng. Để đảm bảo tình hình kinh doanh thực tế tại BIDV cùng với các định hướng trên cơ sở đặc điểm phát triển kinh tế đất nước, BIDV đã chuyển đổi mô hình hội sở chính và chi nhánh SGD I theo TA2, dự án được thực hiện từ tháng 10/2008. Thực hiện các biện pháp phát triển tín dụng, đảm bảo an toàn, hiệu quả, bảo đảm quyền lợi của Ngân hàng trong hoạt động tín dụng, góp phần phát triển bền vững, an toàn, hiệu quả tín dụng.

      - Đề xuất và chịu trách nhiệm hoàn toàn về quản lý rủi ro trong lĩnh vực huy động vốn, cân đối vốn và kinh doanh tiền tệ theo quy chế, quy trình quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ. - Thực hiện các giao dịch với khách hàng đúng quy trình tài trợ thương mại và hạch toán kế toán, những nghiệp vụ liên quan mà phòng thực hiện trên cơ sở hạn mức khoản vay, bảo lãnh đã được phê duyệt; thực hiện nghiệp vụ phát hành bảo lãnh đối ứng theo đề nghị của ngân hàng nước ngoài; thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền quốc tế. - Thực hiện kiểm tra công tác kế toán, việc thực hiện các quy định, quy trình của NHĐT và PTVN và NHNN VN liên quan tới công tác kế toán tại các quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch, phòng giao dịch, SGD.

      Thêm vào đó, tình hình kinh tế khó khăn trong năm 2010 đã làm cho một số các doanh nghiệp lớn ngừng các hoạt động đầu tư, đem tiền gửi vào ngân hàng để chờ đợi xem xét tình hình kinh tế rồi mới tiếp tục đầu tư. Hoạt động tín dụng có hiệu quả sẽ mang lại thu nhập cho ngân hàng, trang trải các chi phí huy động vốn và chi phí cho các hoạt động ngân hàng, nó quyết định tới sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Điều này là hợp lý, bởi trong xu hướng cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước như hiện nay thì việc cho vay chỉ dịnh đối với các doanh nghiệp nhà nước cần phải được giảm bớt, tạo ra sự tự chủ, năng động hơn nữa trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này.

      Kết quả cho thấy tình hình hoạt động tín dụng, đặc biệt là tín dụng TDH tại chi nhánh SGD 1 trong tháng đầu năm 2011 tăng trưởng khá ổn định, chiếm tỷ trọng 42% trong tổng dư nợ cho vay tại chi nhánh. Điều này thể hiện phần nào hoạt động tín dụng của ngân hàng đang gặt hái được những kết quả tốt, tạo ra nguồn thu xứng đáng cho ngân hàng , Về lợi nhuận trước thuế, qua 3 năm hoạt động kinh doanh, lợi nhuận trước thuế cũng có xu hướng tăng lên.

      Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn huy động tại chi nhánh SGD I
      Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn huy động tại chi nhánh SGD I

      MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI

      • Một số giải pháp hoàn thiện biện pháp bảo đảm tiền vay tại chi nhánh SGD I
        • Một số kiến nghị

          Nhiều cán bộ tín dụng vì thành tích của cá nhân mà sẵn sàng cho vay đối với những khách hàng mà phương án kinh doanh không thực sự khả thi hoặc cán bộ tín dụng cấu kết với khách hàng để cho vay những khoản vay không an toàn, gây tổn thất cho ngân hàng. Hiện nay, theo quy định của NHĐT&PTVN, danh mục tài sản đảm bảo khá đa dạng, tuy nhiên trên thực tế thực hiện các tài sản được sử dụng chủ yếu như các giấy tờ có giá với độ an toàn cao hay các bất động sản mà khả năng chuyển nhượng dễ dàng vì vậy làm hạn chế khả năng vay vốn của khách hàng. SGD nên xây dựng một phương pháp chung nhất để áp dụng cho việc định giá tài sản bảo đảm với những căn cứ cụ thể (đưa ra khung giá hợp lý cho từng loại tài sản tương ứng với từng giai đoạn thị trường..) để các cán bộ tín dụng có thể dễ dàng hơn trong khi định giá.

          Trong trờng hợp đặc biệt, khi loại tài sản cùng loại với tài sản bảo đảm có biến động lớn về giá cả (giảm giá) trên thị trường từ 10% trở lên so với giá tại thời điểm định giá gần nhất, hoặc khi số lượng chủng loại tài sản có biến động trên 20% thì ngân hàng phải tiến hành đánh giá lại ngay. Vì thế, để giảm thiểu tối đa những hạn chế trên ngân hàng có thể sử dụng một số giải pháp như dùng chính tài sản đảm bảo để cho thuê thông qua việc thành lập một công ty cho thuê tài chính trực thuộc ngân hàng, hoặc dùng tài sản bảo đảm để làm vốn góp liên doanh. Đối với tài sản cầm cố như máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất, ngân hàng phải thường xuyên kiểm kê, đánh giá lại tài sản; đối với các tài sản thế chấp như bất động sản ngân hàng nên thường xuyên giám sát để tránh tình trạng những tài sản loại này bị xuống cấp và giảm giá trị.

          Do vậy ngân hàng Nhà nước cần kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định mới của pháp luật về bảo đảm tiền vay, nhanh chóng phổ biến tới các ngân hàng sự thay đổi, điều chỉnh để các ngân hàng chủ động trong hoạt động cho vay có tài sản bảo đảm và không có tài sản bảo đảm trong từng thời kỳ cụ thể. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Ngân hàng Nhà nước nên giao quyền tự chủ cho các ngân hàng nhiều hơn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng để các ngân hàng có thể tránh được một số rủi ro do có sự chủ động đối phó với những tình huống bất ngờ, đồng thời có thể tận dụng những cơ hội khi thời cơ đến. Ngày càng mở rộng hơn hoạt động cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh bởi các doanh nghiệp này tuy không có sự bảo trợ từ vốn của nhà nớc nhưng lại là khu vực rất nhạy bén với tình hình thị trường và số lượng các doanh nghiệp này ngày càng phát triển, hứa hẹn một số lượng lớn những khách hàng tiểm năng cho SGD.

          -Tăng cường kiểm tra thường xuyên, định kì và đột xuất ỏ tất cả các phòng ban, nghiệp vụ nhằm đảm bảo tính tuân thủ các quy trình nghiệp vụ, tránh được những rủi ro, sai sót có thể xảy ra từ chính bản thân ngân hàng, đồng thời có được cái nhìn toàn diện và chính xác nhất về toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trên cơ sở nhận thức được các vấn đề trên và qua tìm hiểu thực tiễn về hoạt động bảo đảm tiền vay tại chi nhánh SGD I trực thuộc BIDV, em đã đi sâu nghiên cứu những quy định pháp luật về bảo đảm tiền vay để tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động bảo đảm tiền vay của chi nhánh từ đó đề ra những giải pháp.