MỤC LỤC
Nhằm đánh giá thực trạng triển khai các hoạt động và kết quả đạt được trong việc xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu HVS của các HGĐ tại xã Đạo Đức thuộc dự án “Nâng cao sức khỏe cộng đồng thông qua việc cải thiện hành vi vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường”. Cuộc điều tra còn sử dụng các câu hòi phỏng vấn sáu: Theo bảng hướng dẫn phỏng vấn thiết kế cho từng đổi tượng để thu thập những thông tin về cách tiếp cận với dự án, các hoạt động của dự án tại địa phương, kiến thức và thực hành của người dân về nhà tiêu HVS sau khi dự án được đã thực hiện.
Đặc biệt vẫn còn 4,5% người dân được hỏi vẫn cho rằng nhà tiêu một ngăn là nhà tiêu HVS và không có ĐTNC nào được hỏi biết nhà tiêu chìm có ống thông hơi là nhà tiêu HVS. “Người dãn nghĩ việc này nó không liên quan nhiều, họ sống như vậy bao nhiêu năm rồi và gia đình họ chưa có ai om đau hay mắc bệnh gì cả" (Trưởng trạm Y tế xã Đạo Đức). Kết quả bảng trên cho ta thấy 90,5% sổ người được hỏi biết rằng nhà tiêu không HVS gây ô nhiễm môi trường, có mùi hôi thổi gây mất mỹ quan, 81,3% ĐTNC biết được tác hại cùa việc sử dụng nhà tiêu không HVS làm ô nhiễm nguồn nước và 31,3% người dân biết là nơi tạo chỗ cho ruồi muỗi, côn trùng khác sinh nở.
“Nhà tôi sử dụng cái hổ xí một ngăn nhưng không có bị sao cả, khi đi vệ sinh nhà tôi đổ tro vào, xong lại đậy nắp kín rồi, không có ruồi muỗi vào và cũng không ảnh hưởng đến bên ngoài". Người dân ở đây chủ yếu là làm ruộng nên vẫn còn thói quen sử dụng phân người làm phân bón vì vậy tỷ lệ sử dụng hố xí một ngăn và hai ngăn vẫn cao (43,7%). “Nhà tôi sử dụng hố xí một ngăn, cũng biết là không hợp vệ sinh nhưng chủng tôi còn cần phải ỉấy phân bón ruộng, với lại nó ở góc vườn nên cũng không gây ô nhiêm gì cả ” (người dân xã Đạo Đức).
Ket quả cho thấy tỷ lệ nhà tiêu HVS đạt tiêu chuẩn vệ sinh về xây dựng, sử dụng bảo quản thấp hơn so với đạt vệ sinh của từng tiêu chuẩn xây dựng hoặc sử dụng bảo quản. Tính chung trong tổng số từng loại nhà tiêu thuộc loại HVS, tỷ lệ nhà tiêu HVS đạt tiêu chuẩn vệ sinh về XD, SDBQ là 70,7%; xét riêng đổi với từng loại nhà tiêu: tỷ lệ nhà tiêu tự hoại đạt cả về XD, SDBQ chiếm tỷ lệ cao nhất là 84,8%.
'Kết quả cho thấy, dự án “ Nâng cao sức khỏe cộng đồng thông qua việc cải thiện hành vi vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường” do Cục Y tế dự phòng và Môi trường triển khai tại huyện Bình Xuyên nhận được sự ùng hộ của chính quyền địa phương và của cộng đồng. Các cán bộ tham gia dự án được tập huấn và đào tạo về triển khai dự án, quản lý và giám sát dự án, tập huấn về truyền thông cho giáo viên, các cán bộ huyện, xã, thôn và tuyên truyền. Để truyền thông rộng rãi cho dự án, Ban Điều hành dự án đã thực hiện lễ phát động dự án, truyền thông qua loa đài, họp thôn, xã, dán pa nô, khẩu hiệu và giảng dạy tại các trường tiểu học và trung học của các xã tham gia dự án.
Dự án đã cung cấp đầy đủ kiến thức và các phương tiện truyền thông để cải thiện các hành vi vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường, nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng. Do đó trong các cuộc họp cộng đồng hay thăm hộ gia đình tuyên truyền viên cần khuyến khích mọi người thảo luận về các vấn đề vệ sinh môi trường với hàng xóm, bạn bè của họ. Điều này cho thấy cần có biện pháp can thiệp nhằm tăng cao trách nhiệm của cán bộ y tế huyện, xã về truyền thông, vận động người dân thực hành tốt việc xây dựng, sử dụng nhà tiêu và xử lý phân HVS.
Người dân được tiếp cận và hướng dẫn cải tạo trực tiếp, thấy được lợi ích của việc sử dụng nhà tiêu HVS, tăng đáng kể tỷ lệ bảo phủ nhà tiêu HVS trên địa bàn. Ngoài ra, với phương thức hỗ trợ kiến thức trực tiếp về xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu HVS của cán bộ dự án, cũng đã thu hút được sự quan tâm của cộng đồng các xã lân cận, là một mô hình để có thể triển khai rộng rãi đến các xã khác không có dự án của huyện Bình Xuyên.
Nhà tiêu chìm có ống thông hơi chỉ có một tỷ lệ nhỏ ĐTNC biết đến vì loại nhà tiêu này được Bộ Y tế khuyến cáo chỉ sử dụng ở những vùng đất cao, mức nước ngầm sâu và người dân không có thói quen sử dụng phân người và hoàn cảnh kinh tế không cho phép xây dựng loại nhà tiêu tự hoại, loại nhà tiêu này không phổ biến ở vùng Đồng Bằng. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ đối tượng nghiên cứu biết nhà tiêu tự hoại là loại nhà tiêu HVS là 98,2%, cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Ngô Thị Nhu tại 3 xã huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình năm 2009, số người biết đến nhà tiêu tự hoại là HVS là 94,7% [12], Và cũng cao hơn so với nghiên cứu của Lê Thu Hiền tại xã Yên Phụ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh năm 2010, số người biết đến nhà tiêu tự hoại là HVS chiếm 94,1% [7], Và cao hơn rất nhiều với kết quả nghiên cứu của Bùi Hữu Toàn tại Huyện Chương Mỹ, Hà Nội năm 2009 (79,6%) [14], Sự chênh lệch này có thể là hiệu quả tích cực của dự án “Nâng cao sức khỏe cộng đồng thông qua cải thiện hành vi cá nhân và vệ sinh môi trường” do Cục Y tế dự phòng và Môi trường phối hợp với Unilever thực hiện thành công tại xã Đạo Đức. Theo kết quả nghiên cứu của Trần Thị Thanh Huệ năm 2009, tại Huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên và kết quả điều tra vệ sinh môi trường nông thôn Việt Nam tại 20 tỉnh tỷ lệ người kể được nhà tiêu tự hoại là nhà tiêu thuộc loại hình HVS ở vùng Đồng bằng sông Hồng cũng là 91,1% và 94,4% [9], [14], Điều này cho thấy sự hiểu biết của.
Trong nghiên cứu của Lê Thu Hiền khi phỏng vấn về tác hại của việc sử dụng nhà tiêu không HVS, có 31,5% ĐTNC cho rằng điều đó có thể làm ô nhiễm nguồn nước và 81,7% biết gây ô nhiễm môi trường, tạo mùi hôi thối mất mỹ quan. Khi được hỏi kiến thức của ĐTNC về nhà tiêu trong những gia đình có sử dụng loại nhà tiêu tương ứng, một điều dễ nhận thấy là sự hiểu biết về vẩn đề này ở những ĐTNC có sử dụng nhà tiêu tự hoại tốt hơn nhiều so với những ĐTNC không có nhà tiêu hoặc sử dụng nhà tiêu không thuộc loại hình HVS. Trong số 50 hộ gia đình hiện đang sử dụng nhà tiêu hai ngăn, chỉ có 25 nhà tiêu (50%) đạt tiêu chuẩn HVS về XD, SDBQ , có lẽ do thời gian xây dựng và đưa vào sử dụng loại nhà tiêu này ở các hộ gia đình đã rất nhiều năm.
Vì vậy, các nhà tiêu hai ngăn đã xuống cấp và hư hỏng nhiều, hơn nữa trong quá trình sử dụng có thể do các hộ gia đình dùng loại nhà tiêu hai ngăn này có mục đích thu gom tái sử dụng phân làm phân bón cho cây trồng nên họ cũng ít quan tâm đến vấn đề giữ gìn vệ sinh trong sử dụng bảo quản. Điều này cũng chỉ ra rằng dự án “Nâng cao sức khỏe cộng đồng thông qua cải thiện vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường”, trong đó xây dựng mô hình nhà tiêu hợp vệ sinh đã đạt được các hiệu quả trong việc tăng độ bao phủ nhà tiêu HVS tại nông thôn.
- Kiến thức về nhà tiêu xét theo từng đối tượng sử dụng các loại nhà tiêu tương ứng có 63,8% ĐTNC kiến thức đạt về nhà tiêu. Tỷ lệ hộ gia đình tại địa bàn điều tra có nhà tiêu thuộc loại hình HVS, nhà tiêu đạt tiêu chuẩn vệ sinh về xây dựng, sử dụng bảo quản theo quyết định 08/2005/QĐ-BYT đã gần đạt đến mục tiêu 70% gia đình và cư dân nông thôn có nhà tiêu HVS của chương trình quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường đến năm 2010.