Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương với HIV/AIDS của phụ nữ nông thôn đã có chồng dưới góc độ giới tại xã Tân Dân, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên

MỤC LỤC

TÔNG QƯAN TÀI LIỆU l.Tình hình dịch HIV

  • PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cửu

    36% cho biết có quan hệ tình dục sớm từ tuổi 13 [34], Trong khi đó ảnh hưởng nền vãn hóa Á Đỏng thì hạn chế sự thảo luận về giới, tỉnh dục trong trường học, trong nhà thờ và những nơi công cộng, điều này thực sự làm ảnh hưởng đến sức khỏe cho cả hai giới nam và nữ, cấu trúc của nền vãn hóa làm hạn chế khả năng thảo luận về tình dục an toàn đối với những phụ nữ trưởng thành, đây lại là điều cẩn thiết đổi với sức khỏe của họ và của bạn đời. Đây là nghiên cứu đánh giá nhanh tại xã Vũ Tây, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình của tổ chức sức khỏe gia đình quốc tế (FHI), nghiên cứu chỉ ra rằng sự di chuyển dân sổ, những người trụ cột, đàn ông trong gia đình đi làm ăn xa, họ ra đi lên thảnh phố kiểm tiền mang về cho vợ con, nhưng đồng thời họ cũng mang những tổn thương HIV cho chính họ và cho vợ con, cụ the là những người lao động di cư ở nông thôn lên thành phố, họ tách khỏi sự kiểm soát xã hội truyền thống, có điều kiện quan hệ tình dục với bạn tình hoặc gái mại dâm, hoặc có thể sử dụng những chat kích thích như rượu, hoặc ma túy, đây là những nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và nguy cơ với HIV/AIDS, và nguy cơ này mang ve khi họ trở về quê hương với vợ.

    KẾT QỦẢ VÀ BÀN LUẬN

    NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP

    Chồng chị mặc dù bị nghiện ma tuý đã lâu nhưng anh chưa bao giờ đi làm xét nghiệm HIV, chị tình cờ phát hiện ra mình bị nhiễm HIV, tình huống chị phát hiện ra mình bị nhiễm HIV là hoàn toàn “thụ động”, chong chị tiêm chích ma tuý nặng nhưng chị cũng không có biện pháp nào để phòng tránh cho bản thân chị để đến khi phát hiện ra trong một hoàn cảnh khác, và chồng chị cũng không có biện pháp gì đê phòng tránh bệnh cho vợ mặc dù biết rằng mình nghiện rất nặng, cả hai vợ chong chị đều ở trong tình huống rất thụ động trước kết quả xét nghiệm, vấn đe thụ động trong việc xét nghiệm HIV, trong việc biết kết quả đều gây ra những tổn thương và cú sốc tinh thần cho phụ nữ, nạn nhân bị lây nhiễm từ chồng. Trước kia khi anh chị đều chưa biết kết quả xét nghiệm, anh vẫn nghiện ma tuý thì chị đã phải chịu đựng những yếu tố dễ bị tổn thương với HĨV/AĨDS, đó là sự cưỡng ép tình dục cùa chồng, mát quyền yêu cầu sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với chồng, có nhiều lần anh yêu cầu quan hệ tình dục nhưng chị không muốn, anh nói “tao lấy vợ về thì tao được dùng”, anh cứ coi chị như là một đồ vật lệ thuộc vào chồng, lấy chồng phải theo chồng, quyền quyết định là ở chồng, đây là tàn dư của tư tưởng gia trưởng mà vẫn còn rất nặng nề ở nông thôn. Sau khi 3 tháng chị nằm liệt giường vì bị sốc, lúc đầu gia đình nhà chồng bắt chị cách ly với con cái cả đồ dùng như bát đĩa, khu vệ sinh, nhưng được sự tư vấn của trạm y tế xã nên chị đã không còn phải cách ly nữa, các con đã tìm cách chạy chừa cho chị và hai vợ chồng đã lên các cơ sở y tế từ xã, huyện, trung ương đe được tư vấn về việc quan hệ tình dục là đi bao cao su, tư vấn để phòng lây lan.

    Tôi thì đầu tiên tôi phải xác định được nguồn lây nhiễm HIV, theo như thông tin đại chúng thì nó lây qua con đường quan hệ tình dục không an toàn, qua con đường tiêm chủng, tiêm chủng bao gom tiêm chích, nhưng chích là dành cho những người nghiện, mình không dính dáng gì đến chuyện đó, tiêm là tiêm một lần, sinh hoạt lành mạnh, một vợ, một chồng, không quan hệ linh tinh, muỗi đốt, mẹ truyền sang con, tôi xác định như thế (anh Tùng 40 tuổi).

    Giói và tính dễ bị tổn thương với HIV/AIDS của phụ nừ nông thôn

    Mặc dù nó có nguy cơ và gây ra tổn thương HIV cho phụ nừ nhưng cả nam và nữ trong địa bàn nghiên cứu thì đồng ý là “nam được năm thê bảy thiếp” có the tha thứ được, còn nữ giới nếu có quan hệ tình dục ngoài hôn nhân thì không thể được và sẽ bị chê bai nhiều hơn nam giới, đõy là yếu tố thể hiện rất rừ sự khỏc biệt về giới giữa nam và nữ trong chuyện quan hệ tình dục ngoài hôn nhân, nữ thì đặt nặng sự chung thủy, nhưng nam thì được coi nhẹ ở vấn đề này. Qua đây có thể thấy rang phụ nừ bị lây nhiễm HIV ở địa bàn nghiên cứu chủ yểu là do lây từ chồng sang, tính dễ bị tổn thương của phụ nữ càng tăng lên khi ngay cả quan điểm xã hội đều chấp nhận, cách nhìn rộng lượng với những nam giới “chót đi ăn vụng”, điều này có khi lại khuyến khích cho nam giới càng có cơ hội “đi ăn vụng”, quan điểm khat khe với nữ giới càng làm kìm hãm phụ nữ và họ luôn tuân theo một chuẩn mực đạo đức của xã hội là “một người vợ, một ngưòi mẹ dạy các con, có khi bổ nó không dạy được nhưng mình là mẹ để cho các con nhìn vào thì mình phải gương mẫu để dạy chúng nó”. Theo quan điểm của nghiên cứu của Phạm Thị Thu Hiền với nghiên cứu “Cường bức tình dục trong hôn nhân" Một phụ nữ chuẩn mực đức hạnh là một người phụ nữ đoan trang, luôn luôn chú ý tới hành vi của mình khi giao tiếp với người khác, đặc biệt đối với nam giới, phải biết lo toan chăm sóc chồng con và gia đinh chồng, sẽ không cãi ý chồng và biết cách chiều chồng trong hoạt động hàng ngày và cả trong quan hệ tình dục.

    Tại địa điểm nghiên cứu của chúng tôi tất cả người được hỏi đều không sử dụng bao cao su là biện pháp tránh thai, đa phần là chị em đặt vòng, tiếp đến là biện pháp tự nhiên như tính vòng kinh và xuất tinh ngoài âm đạo, kểt quả này cũng phù hợp với điều tra biển động dân số toàn quốc năm 2005 và nghiên cứu vê Giới và sức khỏe sinh sản ở miền Bắc, Trung bộ "Nhập đề nhân học xã hội trong bổi cảnh Việt Nam” cho kết quả tương tự khi 62% sử dụng biện pháp đật vòng, 8% sử dụng biện pháp tự nhiên, 6% sử dụng bao cao su. Điều này cũng đã được đưa ra trong nghiên cứu về Giới và sức khỏe sinh sản tại miền Bắc, Trung bộ của tác giả Hanne O.Mogensen và cộng sự “Nhập đe nhân học xã hội trong bối cảnh Việt Nam”[15], nghiên cứu này chỉ ra rằng chúng ta sẽ không thể hiểu được hết ý nghĩa của khái niệm “ngại” nếu không chú ý đến cách mà các quan hệ xã hội tạo nên cảm giác này, nó cũng liên quan đến vấn đề sử dụng các dịch vụ y tể cho phụ nữ nông thôn chưa đầy đủ. Đó là khả năng thương thuyết của người phụ nữ với nam giới, cụ thể là với chồng sẽ được cải thiện nếu “nữ quyền” được tăng lên, họ sẽ có tiếng nói trong chuyện quyết định của gia đình, trong chuyện quan hệ tình dục an toàn, trong vấn đe quyết định có sử dụng bao cao su để bảo vệ bản thân tránh khỏi nguy cơ lây nhiễm HỈV/AIDS, quyền được thoả mãn nhu cầu tình dục cũng như là quyền từ chối quan hệ, tạo nên một văn hoá tình dục an toàn.

    Nhận thức về tính dễ bị tổn thương với HIV/AIDS của phụ nữ nông thôn còn hạn chế

    Sự thực hành quyền lực và chi phổi của nam giới trong mọi hoạt động của gia đình và cộng đồng, điều này ảnh hưởng rất nhiều tới hành vi và văn hóa sinh hoạt tình dục của hai vợ chồng cũng như việc ra quyết định trong gia đình và khả năng thưong thuyết của phụ nữ còn rất thấp. Nghiên cứu chỉ ra rằng người vợ chỉ quyết định các việc nhỏ, chi tiêu nội trợ trong gia đình còn những việc lớn thì quyền quyết định cuối cùng là ở người chồng, điều này cả nam giới và nữ giới đều khẳng định như vậy. Nam giới là người đề xuất trong phần lớn các trường hợp, nữ giới rất ít khi đề xuất vì họ cảm thấy xấu ho, do công việc bận rộn làm cho nữ giới cảm thay mệt mỏi và chỉ muốn đi ngủ và nữ giới cho ràng đàn ông mà không đề xuất nhu cầu tình dục thì là người có vấn đề về sức khỏe.

    Đáp ứng tình dục, ngược lại nam giới là người chính trong chuyện đề xướng nhu cầu tình dục thì phụ nữ là người đáp ứng nhu cầu đó, khi hỏi các chị em phụ nữ trong địa bàn nghiên cứu thì cho biết là họ ít khi từ chối nhu càu của chồng.