MỤC LỤC
Nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu điều tra mức sống của hộ gia đình năm 2012 được tiến hành bằng phương pháp điều tra viên phỏng vấn trực tiếp chủ hộ và cán bộ chủ chốt của xã có địa bàn khảo sát. Thu nhập của hộ gia đình gồm 3 phần (hình 2.5), trong đó bài nghiên cứu sẽ phân tích việc tham gia vào kinh doanh phi nông nghiệp (phi nông, lâm, thủy sản) của hộ gia đình nông thôn điều này có nghĩa là các loại hình kinh doanh của hộ gia đình: thành lập doanh nghiệp nhỏ, kinh doanh vật liệu xây dựng. Đây là một dạng hàm xác suất lựa chọn, áp dụng phương pháp ước lượng hợp lý tối đa (MLE) sau khi đưa biến phụ thuộc là tỷ số của xác suất tham gia và không tham gia về dạng logarit tự nhiên.
Tác động cận biên của X lên P được tính toán bằng cách lấy đạo hàm riêng phần của P theo X. Do đó để đánh giá khả năng tham gia kinh doanh phi nông nghiệp của hộ nông thôn và các yếu tố ảnh hưởng, tôi sử dụng mô hình kinh tế lượng Logit. Nếu Pi là xác suất tham gia thì (1-Pi) là xác suất không tham gia vào tham gia sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp.
Tác động cận biên của X lên P được tính toán bằng cách lấy đạo hàm riêng phần của P theo X. Phạm vi của hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp được đề cập trong bài viết là hoạt động ngành nghề sản xuất kinh doanh, dịch vụ phi nông, lâm nghiệp, thuỷ sản của hộ- gọi tắt là kinh doanh phi nông nghiệp. Những hoạt động này được phân biệt với dịch vụ nông nghiệp gồm: doanh thu thực tế làm đất, tưới tiêu, bảo vệ cây trồng vật nuôi, tuốt lúa, sơ chế sản phẩm,v.v.
Y =Quyết định tham gia vào hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp của hộ (y=1 nếu hộ tham gia, y=0 nếu hộ không tham gia). Biến này được lấy dựa theo kết quả khảo sát của hộ (kết quả của câu hỏi: Trong 12 tháng qua, hộ có hoạt động ngành nghề sản xuất kinh doanh, dịch vụ phi nông, lâm nghiệp, thủy sản hoặc chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản không?). X5= Số lao động trong hộ gia đình (tính bằng tổng số lao động có hoạt động tạo ra thu nhập: có nhận lương, có thu nhập từ nông nghiệp, phi nông nghiệp).
X10=Hộ có được trợ cấp không (được trợ cấp một hoặc nhiều loại trợ cấp tiền điện, lương thực đột xuất, trợ cấp cho cán bộ nhà nước có mức lương thấp, ưu đãi cho người có công, hộ nghèo, trợ cấp khác). X12= Tổng giá trị nhận tiền gửi của người thân từ nước ngoài hoặc trong nước hộ nhận được. X13= Vốn tiền mặt của hộ (không bao gồm tiền gửi từ người thân và trợ cấp) X14= Hộ có thuộc đồng bằng không.
Kết quả từ mô hình logit cho thấy quyết định thực hiện kinh doanh phi nông nghiệp của hộ gia đình nông thôn phụ thuộc bởi khá nhiều yếu tố như: dân tộc, tuổi của chủ hộ, số lao động của hộ, tổng chi phí y tế của hộ, tổng giá trị tài sản lâu bền, diện tích đất/người, tổng diện tích nhà ở của hộ, giá trị tiền gửi từ thành viên của hộ, tiền mặt của hộ, hộ thuộc có thược đồng bằng, hộ nằm trong xã có nhà máy. Điều này được thể hiện qua các biến tuổi của chủ hộ, tổng số lao động của hộ, diện tích đất/người, tổng diện tích nhà ở của hộ, tổng giá trị tài sản lâu bền, giá trị tiền gửi từ thành viên của hộ, tiền mặt ở mức ý nghĩa 1%; các biến dân tộc, tổng chi phí y tế, mật độ dân số trong xã có ý nghĩa ở mức 5% và hộ thuộc đồng bằng, hộ nằm trong xã có cơ sở sản xuất kinh doanh, giá trị khoản vay mượn ở mức ý nghĩa 10%. Khi các thành viên của hộ gia đình có vấn đề về sức khỏe, họ có thể có khả năng cao hơn tìm kiếm các hoạt động phi nông nghiệp để tăng thu nhập nhằm đáp ứng chi phí điều trị y tế, hoặc để dễ dàng phân bổ thời gian của họ để điều trị y tế.
Mặc khác, biến số lượng lao động cho thấy những hộ có số lượng lao động trong hộ càng cao thì càng có nhiều khả năng tham gia vào kinh doanh phi nông nghiệp để tạo việc làm và thu nhập thêm cho hộ. Ví dụ, một số cơ hội việc làm, kinh doanh có thể không cần một thỏa thuận lớn về vốn, kinh nghiệm hoặc kỹ năng, nhưng mối quan hệ bạn bè hay họ hàng có thể là một yếu tố quyết định quan trọng của việc tham gia (Davis, 2002;. Hơn nữa, số năm giáo dục trung bình không thể đo lường những khả năng mềm như khả năng tương tác trong xã hội hoặc hình thành liên kết xã hội tại khu vực nhằm phục vụ cho kinh doanh và cũng không đo lường được khả năng tiếp thu những kỹ năng cần thiết cho hoạt động phi nông nghiệp.
Những biến vốn tài chính, giá trị tài sản có ảnh hưởng tích cực lên quyết định tham gia là biến: tiền mặt của hộ, biến tổng diện tích nhà ở, tổng giá trị tài sản lâu dài của hộ đều có ý nghĩa ở mức 1% và biến giá trị vay mượn có ý nghĩa ở mức 10%. Tương tự, ta cũng có nếu tiền mặt hoặc giá trị vay mượn của hộ nếu từng yếu tố tăng lên 1 triệu đồng trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, thì xác suất tham gia kinh doanh phi nông nghiệp của hộ sẽ tăng lên lần lượt là 0,18% và 0,66 %. Theo Nghị định 41, cơ chế cho vay thông thoáng, mức cho vay lớn, các cá nhân, hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp được xem xét cho vay không có bảo đảm bằng tài sản tối đa đến 50 triệu đồng; các hộ kinh doanh, sản xuất ngành nghề hoặc làm dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn được xem xét cho.
Có thể lập luận rằng tác động của biến tài chính lên quyết định tham gia phi nông nghiệp thấp là do thị trường tín dụng nông thôn có chức năng kém, hoạt động không hiệu quả hoặc là không tồn tại (Davis et al.,2003). Theo tính toán từ bộ dữ liệu VHLSS 2012 các hộ gia đình có thành viên ở nước ngoài gửi tiền về có thu nhập bình quân trong nông nghiệp (38,422 trệu đồng/năm/hộ) thấp hơn so với các hộ có thành viên ở trong nước gửi tiền (46,354 triệu đồng/năm/hộ) về nhưng lại có thu nhập bình quân trong lĩnh vực phi nông nghiệp cao hơn nhiều so với hộ có thành viên trong nước gửi tiền về (40,179 triệu đồng/năm/hộ so với 23,176 triệu đồng/năm/hộ). Có thể do dữ liệu chưa phản ánh được độ trễ của tiền gửi từ thành viên của hộ tác động đến vấn đề tham gia phi nông nghiệp và tác động lấn áp của các hộ có thành viên ở trong nước gửi tiền về so với các hộ có thành viên ở nước ngoài gửi tiền về nên dấu của biến giá trị tiền thành viên gửi về của hộ ngược chiều so với các biến tiền mặt và tổng trị giá khoản vay.
Có thể thấy, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, tuổi của chủ hộ tăng lên một năm sẽ làm giảm xác suất tham gia phi nông ngiệp đi 1,9% còn hộ là dân tộc kinh hay hoa có xác suất tham gia nhiều hơn 28,6% so với các dân tộc khác. Hơn nữa, tại các khu vực nông thôn, nơi năng suất nông nghiệp cao nhưng tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn cũng cao nhất là trong thời điểm nông nhàn, hộ có thể dựa trên nguồn lực cụ thể của khu vực nông thôn trong các hình thức lao động giá rẻ, nhà ở giá rẻ, tiện nghi nông thôn (nơi tập trung dân cư đông thường có cơ sở vật chất tốt hơn) và tìm cách tham gia phi nông nghiệp để tăng thêm thu nhập. Cơ sở hạ tầng thể chế và vật lý có thể sẽ giảm chi phí thu thập thông tin, chi phí vận chuyển và giao dịch và có thể nâng cao lợi nhuận tiềm năng và khả năng tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp (Barrett et al., 2001).