MỤC LỤC
Chất lượng xét đoán của kiểm toán viên (KTV) có thể ảnh hưởng đến uy tín nghề nghiệp và thành quả hoạt động của họ, đồng thời cũng có tác động đến các bên liên quan khác, bao gồm nhân viên, chủ doanh nghiệp, cơ quan quản lý chính phủ hoặc các bên liên quan khác. Vì vậy, lĩnh vực nghiên cứu về xét đoán kiểm toán và khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến xét đoán kiểm toán nhằm tìm ra nguyên nhân cải thiện chất lượng xét đoán trở thành một lĩnh vực nghiên cứu nhận được nhiều sự quan tâm.
Mục tiêu chung: Khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến xét đoán kiểm toán và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến xét đoán của KTV độc lập trong kiểm toán BCTC tại Việt Nam. Kiểm tra vai trò trung gian của kiến thức trong mối quan hệ giữa kinh nghiệm và khả năng giải quyết vấn đề đến xét đoán của KTV độc lập trong kiểm toán BCTC tại Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng: Từ kết quả các nhân tố và thang đo đã được hiệu chỉnh trong nghiên cứu định tính, tác giả tổng kết và xây dựng bảng câu hỏi khảo sát, thực hiện nghiên cứu sơ bộ. Phân tích mô hình cấu trúc thông qua đánh giá hiện tượng đa cộng tuyến, kiểm định các mối quan hệ trong mô hình, kiểm định sự phù hợp, đánh giá tác động của qui mô.
Luận án đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cơ quan QLNN về hoạt động KTDL và Hội nghề nghiệp trong việc phát triển chính sách thích hợp để tăng cường kiểm soát chất lượng xét đoán kiểm toán từ bên ngoài cũng như chính bên trong DNKT. Nó cũng giúp các nhà quản lý DNKT xác định các giải pháp phù hợp trong tuyển dụng, đào tạo và xây dựng nguồn nhân lực kiểm toán BCTC chất lượng cao, cũng như tạo lập một môi trường làm việc năng động, tích cực và chuyên nghiệp, giảm các áp lực xã hội đảm bảo thành quả xét đoán kiểm toán của KTV độc lập.
Sự mô tả không chính xác về chính sách kế toán của đơn vị trong BCTC, khiến người sử dụng thông tin hiểu sai về bản chất của các thông tin; Các nghiệp vụ, khoản mục có sai sót được đánh giá mang tính hệ thống, liên tục; Các nghiệp vụ, khoản mục có ảnh hưởng nghiêm trọng đến kỳ kế tiếp; Những hành vi được đánh giá là gian lận của nhà quản lý đơn vị; Các sai sót liên quan đến quy tắc vì chúng ảnh hưởng đến sự trung thực, độ tin cậy của thông tin; Các thay đổi bất thường ảnh hưởng trực tiếp hay ảnh hưởng tới chiều hướng phát triển doanh thu, lợi nhuận. Qua đó kiến nghị Bộ Tài chính cần có những qui định và hướng dẫn cụ thể hơn về các dạng ý kiến kiểm toỏn, đặc biệt là cần cụ thể húa khỏi niệm “lan tỏa” để phõn định rừ ràng giữa “ý kiến kiểm toán ngoại trừ” và “ý kiến kiểm toán trái ngược” khi có các sai sót trọng yếu trên BCTC, đồng thời đề nghị các đối tượng sử dụng cần xem xét kĩ lưỡng cơ sở của các ý kiến kiểm toán và điều chỉnh số liệu trên BCTC trước khi tiến hành phân tích và nhận định về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Trên cơ sở khuôn khổ này, Luận án tổng hợp từ nghiên cứu trước về các nhân tố ảnh hưởng đến xét đoán của KTV độc lập trong kiểm toán BCTC bao gồm: kinh nghiệm (Experience), kiến thức (knowledge), khả năng (ability), động lực nội tại, động lực bên ngoài (thuộc nhóm nhân tố KTV), tính phức tạp nhiệm vụ (chủ quan) (nhóm nhân tố nhiệm vụ) và áp lực phục tùng (nhân tố môi trường). Nghiên cứu định tính: trong nghiên cứu này phương pháp nghiên cứu định tính được vận dụng nhằm khám phá và hiểu sâu về các nhân tố ảnh hưởng đến xét đoán trong kiểm toán BCTC của các KTV độc lập đồng thời xây dựng, điều chỉnh và kiểm tra sự phù hợp của các thang đo tại thị trường Việt Nam. Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng cách nghiên cứu tổng hợp phân tích các nghiên cứu trước kết hợp với cơ sở lý thuyết, sau đó tham vấn ý kiến các chuyên gia, từ đó xác định các nhân tố ảnh hưởng đến xét đoán của các KTV độc lập trong điều kiện thực tiễn kiểm toán BCTC Việt Nam hiện nay.
Sau đó, căn cứ vào các nhân tố ảnh hưởng đến xét đoán của KTV độc lập trong kiểm toán BCTC tại Việt Nam qua phỏng vấn chuyên gia thu được, kết hợp các lý thuyết nền tảng, xây dựng giả thuyết nghiên cứu và đề xuất mô hình cấu trúc đồng thời xác định thang đo các biến, thiết kế dàn bài thảo luận, và tiếp tục phỏng vấn chuyên gia. Các dự đoán chính được Libby và Tan (1994) đưa ra là khả năng giải quyết vấn đề sẽ chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến thành quả xét đoán trong các nhiệm vụ không có cấu trúc và sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến thành quả xét đoán thông qua ảnh hưởng của nó đến việc tiếp thu kiến thức trong môi trường học tập còn hạn chế. H6: Động lực nội tại có mối quan hệ tích cực đến xét đoán kiểm toán H7: Động lực bên ngoài có mối quan hệ tích cực đến xét đoán kiểm toán Ảnh hưởng của tính phức tạp nhiệm vụ đến xét đoán kiểm toán Lý thuyết quy kết xác nhận xét đoán của KTV bên cạnh ảnh hưởng của những đặc tính cá nhân còn chịu ảnh hưởng của yếu tố môi trường bên ngoài khác như mức độ phức tạp của nhiệm vụ xét đoán.
Trong Luận án này, tác giả dựa trên cơ sở các lý thuyết nhận thức xã hội với kỳ vọng KTV tại các DNKT là những cá nhân có niềm tin mạnh mẽ vào năng lực bản thân vì vậy khi nhận thức một nhiệm vụ đảm nhận là phức tạp khả năng họ sẽ tăng cường khả năng kiểm soát công việc, tăng sự sáng tạo và đổi mới trong công việc vì vậy có thể hình thành các xét đoán tốt. Cuối cùng, Luận án kết hợp nghiên cứu khám phá qua phỏng vấn chuyên gia, điều chỉnh mô hình nghiên cứu với bảy nhân tố bao gồm: (1) kinh nghiệm, (2) kiến thức, (3) khả năng giải quyết vấn đề, (4) nhân tố động lực nội tại và (5) nhân tố động lực bên ngoài (thuộc nhóm nhân tố KTV), (6) tính phức tạp nhiệm vụ (thuộc nhóm nhân tố nhiệm vụ kiểm toán), và (7) nhân tố áp lực phục tùng (thuộc nhóm nhân tố môi trường). Nghiên cứu chính thức nhằm đo lường chiều hướng và mức độ tác động của các nhân tố kinh nghiệm, khả năng giải quyết vấn đề đến kiến thức và tác động của kiến thức, kinh nghiệm, khả năng giải quyết vấn đề, cùng động lực nội tại, động lực bên ngoài, tính phức tạp nhiệm vụ và áp lực phục tùng đến xét đoán kiểm toán của KTV độc lập trong kiểm toán BCTC tại Việt Nam.
Bonner và Lewis (1990) cho rằng kiến thức là yếu tố chính hình thành tính chuyên nghiệp của KTV và có ít nhất ba loại kiến thức tiềm ẩn quyết định khả năng chuyên môn của KTV đó là kiến thức chung về lĩnh vực kinh tế, kế toán, kiểm toán; kiến thức chuyên ngành hay về khách hàng cụ thể và kiến thức chuyên môn sâu về một số nhiệm vụ kiểm toán. Nhằm hướng đến một thang đo kiến thức phản ảnh đầy đủ các loại kiến thức và cả khía cạnh nội dung của kiến thức trong thực hành xét đoán kiểm toán, tác giả đã vận dụng cả thang đo kiến thức của Nguyen (2021) và thang đo kiến thức của Choo (1996 có điều chỉnh nhằm đảm bảo tính ngắn gọn, dể hiểu, phù hợp với thang. Nhằm phù hợp với hướng tiếp cận đo lường xét đoán kiểm toán ở cấp độ tổng thể, Luận án vận dụng thang đo xét đoán kiểm toán ở mức tổng thể (overall job related judgment performance) của Choo (1995) với ba biến quan sát thể hiện được ba khía cạnh của xét đoán kiểm toán: độ chính xác của xét đoán (judgment accuracy), sự đồng thuận trong xét đoán (judgment consensus).
Như vậy, từ kết quả khảo sát định tính, so với mô hình chuyên gia của Libby và Luft (1993) cùng với mô hình của Libby (1995) và khung nghiên cứu xét đoán và ra quyết định của Bonner (1999) và các nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến xét đoán kiểm toán đã tổng kết trong chương 1 thì 7 nhân tố thu được đều có tính kế thừa từ các nghiên cứu trước.