MỤC LỤC
Trong đó, tác giả đặt trọng tâm nghiên cứu vào 05 giai đoạn chính trong công tác đào tạo nguồn nhân lực gồm: xác định nhu cầu đào tạo, xác định mục tiêu đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức thực hiện đào tạo, đánh giá kết quả đào tạo. - Không gian: Tác giả nghiên cứu thực tế công tác đào tạo nguồn nhân lực được thực hiện tại Công ty TNHH EZ VIZ qua việc khảo sát 40 nhân sự của công ty, trải rộng theo cấp bậc và phòng ban.
Theo Hoàng Văn Hải (2008): “Đào tạo là quá trình cung cấp các kiến thức, hoàn thiện kỹ năng, rèn luyện các phẩm chất nghề nghiệp cho NLĐ trong doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu trong quá trình thực hiện công việc của họ ở các thời điểm hiện tại và tương lai". Đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt cũng như sự thay đổi, hội nhập nhanh chóng của thị trường, nhất là trong bối cảnh kinh tế số như hiện nay, nhà quản trị doanh nghiệp ngày càng có sự quan tâm đến công tác đào tạo NNL, để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững.
Đào tạo trong công việc là nhóm các phương pháp đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc, trong đó NLĐ được đào tạo những kỹ năng, kiến thức cần thiết cho công việc thông qua triển khai công việc thực tế dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo của những người có chuyên môn cao hơn. Đối với giáo viên, họ có thể đánh giá hiệu quả đào tạo thông qua ý thức, thái độ của đối tượng đào tạo khi tham gia lớp học, mức độ nắm vững kiến thức và ứng dụng trong tình huống cụ thể thông qua những bài kiểm tra giữa khóa hoặc cuối khoá, thậm chí là thường xuyên hơn sau từng chuyên đề để đánh giá sát sao nhất.
Sau này, khi thị trường bất động sản phát triển, ngày càng có nhiều các dự án bất động sản phân khúc cao cấp, nghỉ dưỡng ra đời, đòi hỏi mang đến cho người mua những hình ảnh quảng cáo, tài liệu bán hàng chạm đến cảm xúc của họ, cũng như kể được câu chuyện mà các đơn vị phát triển dự án muốn truyền đạt đến khách hàng. Các diễn hoạ viên là những người chuyên làm sản phẩm diễn hoạ kiến trúc ra đời, tập trung vào việc tái hiện lại phong cách thiết kế và những câu chuyện mà đơn vị phát triển dự án muốn truyền đạt đến nhà đầu tư, người mua bất động sản thông qua hình ảnh, phim quảng cáo. Thứ nhất, diễn hoạ kiến trúc yêu cầu máy móc thiết bị cấu hình cao và luôn phải quan tâm đến sự thay đổi, phát triển của công nghệ để tạo ra các sản phẩm diễn hoạ kết hợp với công nghệ như AR, VR và tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Bước 3: Tác giả củng cố phương pháp nghiên cứu chính thông qua việc xây dựng bảng hỏi khảo sát và tổng hợp các dữ liệu liên quan đến tình hình hoạt động kinh doanh và công tác đào tạo của Công ty TNHH EZ VIZ từ các nguồn nội bộ. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi được tác giả thực hiện nhằm điều tra thực tế công tác đào tạo NNL tại Công ty TNHH EZ VIZ, thông qua sự đánh giá của ban lãnh đạo và NLĐ, từ đó tìm ra những hạn chế trong công tác đào tạo NNL và nguyên nhân của nó. Đối với dữ liệu thứ cấp, tác giả sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp để hệ thống các lý luận về đào tạo NNL đang có qua các công trình nghiên cứu trước đó, kết hợp với việc phân tích chuyên sâu qua các thông tin chuyên sâu của ngành để hiểu được đặc thù công tác đào tạo NNL tại các công ty diễn hoạ kiến trúc.
Có 70% người được hỏi cho biết sau khi tham gia đào tạo họ giải quyết công việc hiệu quả hơn và 62,5% người cho biết họ có khả năng thiết lập kế hoạch để đạt được các mục tiêu tốt hơn nhờ chương trình đào tạo. Các kiến thức chuyên môn về kiến trúc, thẩm mỹ và công cụ 3D mà nhân sự thuộc bộ phận Sản xuất được đào tạo trong các khóa đào tạo mới, đào tạo bổ sung cần được hướng dẫn, chỉ bảo nhiều hơn khi làm việc để có thể ứng dụng được hiệu quả. Công ty cũng đã tiếp cận với các phương pháp đào tạo tiên tiến, hấp dẫn sự tham gia của nhân sự như tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề, có sự tham gia của khách mời đến từ các công ty đối tác, mang đến nhiều góc nhìn cho nhân sự.
Bên cạnh đó, với định hướng mở rộng thị trường ra nước ngoài, NLĐ cũng cần tìm hiểu và nắm bắt những yêu cầu của thị trường mới, chủ động trong việc bổ sung kiến thức, kỹ năng cần thiết phục vụ cho những thay đổi này. Theo đó, thời gian tới công ty cần xây dựng các phương pháp, quy trình xác định nhu cầu đào tạo một cách khoa học và chính xác, từ đó tổ chức đào tạo theo đúng nhu cầu thực tế. Bộ phận Vận hành cần nghiên cứu, tìm hiểu thêm về những tiến bộ công nghệ để áp dụng vào hoạt động đào tạo, góp phần giảm thiểu nguồn lực và gia tăng hiệu quả cho công tác đào tạo.
Bước đầu trong công tác xác định nhu cầu đào tạo của công ty là phân tích nhu cầu đào tạo gồm có phân tích mục tiêu, định hướng phát triển của công ty, phân tích yêu cầu công việc và phân tích nhu cầu đào tạo của NLĐ. Sau khi xác định được khoảng cách giữa kết quả công việc tiêu chuẩn và kết quả công việc thực tế, bộ phận chuyên môn và bộ phận Vận hành cần tìm hiểu nguyên nhân tồn tại sự thiếu hụt này. (Nguồn: Tác giả đề xuất) Song song với việc phân tích yêu cầu công việc, bộ phận Vận hành tiến hành thu thập nhu cầu, mong muốn đào tạo của NLĐ bằng phương pháp phỏng vấn hoặc điều tra bảng hỏi.
Với nhân sự bộ phận Sản xuất, các nhân viên sau đào tạo cần nắm vững kiến thức chuyên môn về kiến trúc, sử dụng thành thạo các ứng dụng 3D, phần mềm hậu kỳ ảnh, phim, công nghệ trí tuệ nhân tạo sử dụng trong việc tìm kiếm hình ảnh tham khảo, đề xuất ý tưởng. Với những nhân sự không đáp ứng được yêu cầu của khóa đào tạo hay không có thái độ nỗ lực để đạt được kết quả học tập theo mục tiêu đề ra, nhân sự đó cần bồi hoàn chi phí đào tạo cho công ty, điều này sẽ được nhân sự cam kết trước khi tham gia khóa đào tạo. (Nguồn: Tác giả đề xuất) Kiểm tra đầu vào và kiểm tra cuối khoá: Để đánh giá những kiến thức, kỹ năng và trình độ hiện tại của NLĐ trước khi tham gia đào tạo, công ty có thể tiến hành kiểm tra đầu vào những kiến thức, kỹ năng sẽ được đào tạo trong chương trình.
Để đánh giá khả năng ứng dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào công việc, thông qua sự thay đổi về thái độ, hành vi (cấp độ 3), cần có thời gian để NLĐ áp dụng nó rồi mới có thể đánh giá. Dựa vào kết quả công việc hàng tháng: Mỗi nhân sự trong công ty đều có KPI hàng tháng, dựa vào việc đánh giá kết quả công việc hàng tháng của họ có thể đánh giá phần nào khả năng ứng dụng kiến thức, kỹ năng sau đào tạo. (Nguồn: Tác giả đề xuất) Quan sát nhân viên tại chỗ: Bằng việc quan sát những hành vi, thái độ của nhân viên trong quá trình làm việc, quản lý trực tiếp có thể nhận biết được phần nào những kiến thức, kỹ năng được đào tạo có được áp dụng hay không.
Các trường đại học cũng có chuyên ngành và khoá đào tạo riêng về công tác đào tạo NNL cho doanh nghiệp như: Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Trường Đại học Lao động và xã hội,. Ngoài ra, việc Ban lãnh đạo thường xuyên chia sẻ thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, các biến động của thị trường sẽ giúp nhân sự hiểu hơn về định hướng phát triển của công ty để cùng đồng lòng phát triển. Hệ thống khen thưởng nên định hướng vào những công việc chuyên môn, đưa ra chính sách khen thưởng khi năng lực chuyên môn của họ phát triển, hoặc khi ứng dụng được kiến thức, kỹ năng mới vào trong công việc và đem lại kết quả tốt.
TC1 Các lớp học luôn có đầy đủ các thiết bị phục vụ giảng dạy.