Văn hóa Huế: Tìm hiểu về Ca Huế

MỤC LỤC

Ca Huế

Dân tộc Việt Nam do hoàn cảnh địa lý và các điều kiện khách quan khác đã có một nền văn hóa đa dạng, trong đó bộ môn Ca Huế đã tiếp thu, kế thừa và ảnh hưởng nhiều sắc thái, tinh hoa của nhiều vùng đất khác nhau. Chính những yếu tố dị biệt, tương phản Bắc Nam, buồn vui đã dung hòa trong âm nhạc Huế mà Ca Huế có một sắc thái riêng biệt, một tính chất đặc thù rất đáng trân trọng, gìn giữ. Tác giả Ưng Bình Thúc Giạ (1877 - 1961), đã viết: “Gọi là Ca Huế, vì thanh âm người Huế hợp với điệu ca này, mà xứ Huế như người Quảng Trị với Quảng Bình cũng ca được, còn từ Linh Giang dĩ Bắc, Hải Vân quan dĩ Nam đều có người ca, mà ca giỏi thế nào cũng có nơi trạy bẹ, ấy là câu chuyện ai cũng biết rồi.

Lạ chi gặp đời ông Chúa thượng văn, thời triều đình thế nào cũng có ban nhạc phủ, thời tao nhân, mặc khách ở tri hạ tất phải hưởng ứng mà thành ra ca khúc, ca chương. Thuận Hóa vốn xưa là đất Chiêm Thành, châu Ô, châu Lý, có điệu ca rất ai oán, trong sử đã nói ca Huế có khúc ca Nam, thời nam bình, nam ai quả là theo điệu Chiêm Thành mà làm ra, không nghi ngờ gì nữa. Ca Huế là loại hình đàn hát ở thính phòng mang phong cách tự sự, ngâm ngợi, tri âm, tri kỷ với số lượng năm bảy người đàn ca với nhau, các làn điệu, bài bản đạt trình độ hoàn chinh cả nhạc lẫn lời, nội dung giàu chất thơ, trữ tình.

Trong hệ thống điệu Bắc, mười bản Tàu còn gọi là 10 bản Ngự chỉ trình diễn khi lễ lạt, tuy nhiên nhiều nghệ sĩ Ca Huế đã lấy mỗi đoạn trong mười bản Tàu để sáng tác thành những trên bài khác nhau, làm phong phú thêm các làn điệu Ca Huế.

Múa cung đình Huế

Vũ nữ thể hiện nhiều động tác quạt nhuần nhuyển, đẹp mắt, đó là động tác cuộn quạt xòe (bàn tay nắm chặt giá quạt, bàn tay không cầm quạt thì cuộn khép các ngón); động tác cuộn quạt gập; động tác chỉ (bằng quạt gập); động tác nghiêng lườn vòng hai tay lên quá đầu với một tay có quạt xòe. Khi thể hiện điệu múa này các vũ sinh biểu diễn thuần thục các tư thế cầm kiếm như: hai tay thả xuôi, cầm dựng đứng kiếm, một tay bế hai kiếm, tay phải đưa cao kiếm, tay trái đưa ngang kiếm, hai tay bắt chéo kiếm trước mặt ở thế ở thế quỳ, đứng, cầu, ký. 8 vũ sinh thể hiện vai 8 vị tiên: Trương Quả Lão mặt trắng, lông mày bạc rậm, râu bạc; Hán Chung Ly, mặt đỏ, râu 5 chòm đen, mặc áo tiên rộng, Hàn Tương Tử mặt trắng, môi đỏ, mặc áo tiên chít, Tào Quốc Cửu mặt trắng, lông mày bạc, râu 5 chòm bạc, Lam Thái Hòa mặt trắng, môi đỏ, Lã Đồng Tân mặt thoa phấn hường (hồng), râu ba chòm đen, Hà Tiên Cô mặt hoa da phấn, Lý Thiết Quải mặt đen, mày trắng, râu quăn đen, mặc áo đen, cả 8 vị tiên đều cầm quạt.

- Múa Tam tinh chúc thọ: Còn được gọi là múa Phúc Lộc Thọ thường trình diễn trong những ngày lễ Vạn thọ, Thánh thọ, Tiên thọ, Thiên xuân hàm ý chúc vua, hoàng thái hậu, hoàng thái phi, hoàng hậu, thái tử được an khang, hạnh phúc, trường thọ. Do điệu múa phức tạp, việc điều khiển ngựa có nhiều bất tiện, khó khăn nên dưới triều Tự Đức, Thanh Bình thự có sáng kiến thay ngựa thật bằng cách cho vũ sinh, một tay cầm đầu ngựa giả, một tay cầm đuôi ngựa giả bằng giấy di chuyển theo vũ điệu. Với hình thức múa đôi với hai nhân vật Hộ Pháp và Tề Thiờn Đại Thỏnh, trờn nền nhạc cụ bộ gừ, điệu mỳa Song quang biểu hiện sức sống Bi, Trí, Dũng của Phật tính, đồng thời nói lên sự hoằng pháp một cách sâu sắc của Phật giáo trong quá trình hội nhập và phát triển.

Trang phục vũ sinh nam nữ gồm đầu đội mũ hoa sen, thắt dây lưng ngũ sắc, trong mặt áo thúy lục ngắn, ngoài khoác áo la tua, nịt dây xiêm trường, quần giáp, chân quấn xà cạp, vai nịt dây chữ thập mang hai bên hai đèn giấy vẽ hoa có thắp sáp (nến) bên trong, tay cầm quạt vừa múa, vừa hát.

TRề GIẢI TRÍ VÀ THÚ TIấU KHIỂN

Một số trò giải trí và thú tiêu khiển tiêu biểu - Ðua ghe

Thú vui xứ Huế không chỉ phong phú về dạng thức, loại hình mà còn hợp thời, hợp cảnh. “Xuân sang thì mở hội đua thuyền với nhiều trai thanh gái lịch, hạ đến thì bày cuộc viếng thăm với nhiều chốn múa nơi ca”.Không ai thả diều hay du thuyền trên sông Hương trong vào những ngày mưa dầm gió bấc, cũng như các cuộc trà chỉ thực sự mang đến cho ẩm khách cảm giác khinh khoái trong những ngày đông giá rét, chứ không phải trong những trưa hè oi bức. Thiên nhiên và thời tiết vừa giúp vào việc sản sinh ra các loại trò chơi và thú tiêu khiển ở Huế, đồng thời, vừa ảnh hưởng trực tiếp đến thời điểm diễn ra các cuộc vui ấy.

NGHỆ THUẬT ẨM THỰC 1. Dẫn luận về món ăn Huế

    Nhiều nhân tố lịch sử - địa lý - xã hội đã kết tập lại để hình thành nền văn hóa ăn kiểu Huế: như sự xuất hiện của đẳng cấp quý tộc và trung lưu với các đô thị Kim Long - Phú Xuân - Huế, sự hội tụ của người khắp nước mang theo những món ăn đặc sản, sự đa dạng của các loại thủy sản (sông, đầm phá, biển) trên địa bàn vùng Huế, và các loại rau quả thích nghi được với hai khí hậu gió mùa. Ðiều này có nguồn gốc sâu xa từ quan niệm phong kiến xưa về chức năng người phụ nữ trong gia đình: xã hội thời đó đặt chữ Công (trong Tứ đức) bên trong chữ Hiếu (đối với bốn vị phụ mẫu), và chữ Thuận (đối với chồng); từ đó tài nghệ nấu nướng là nội dung hàng đầu của bổn phận làm dâu, làm vợ; đồng thời là nhân cách bà chủ gia đình trước họ hàng và xã hội. Chữ Công nho giáo hoặc chữ đảm đang dân dã là một phân công tự nhiên trên căn bản giới tính làm tăng sức mạnh của gia đình Việt cổ truyền; vì thế trở thành ý thức tự nguyện của người phụ nữ, ý thức văn hóa của toàn xã hội, và là nội dung giáo dục quan trọng bậc nhất phải hoàn chỉnh từ lúc người con gái bước vào tuổi trưởng thành.

    Tính nghèo của xứ Huế được phản ánh rất chân thực qua ý thức tằn tiện của người nội trợ Huế, biết tận dụng mọi thứ còn có thể dùng được để chế biến thành món ăn; thí dụ ngồng bông cải (món vồng cải chiên), da mướp ngọt (món nấm hương nấu độn), điển hình là món Cá lẹp - rau mưng (loại cá và loại rau dại hạng bét, xứ khác bỏ đi không dùng). Cũng chỉ bấy nhiêu thịt cá rau quả, nhưng người phụ nữ Huế xưa vẫn đứng sau cửa để nghe xem khách khen món ăn nào ngon, coi đó là phần thưởng cao quý dành cho mình.Với người phụ nữ thời đó, sự khổ luyện tay nghề nấu nướng không chỉ là một ý thức về bổn phận nội trợ, mà còn để dành một sự tôn vinh làm niềm tự hào cho truyền thống gia đình, như lời giáo huấn của bà Tùng Thiện Vương khi đề thơ cho Thực phổ bách thiên. Có thứ dùng để giải khát hàng ngày; có loại dùng trước, trong hoặc sau bữa ăn để đưa đẩy thức ăn hay để tiêu thực giải tửu; có thức uống để mua vui hay giải sầu; lại có thứ để bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực; có thức uống dành cho vua chúa, quan quyền; cũng có thức uống dành cho tầng lớp bình dân.

    Ðể có được những loại rượu ngon dùng vào các dịp lễ lạt trong cung, triều đình cấp tiền cho quan binh các tỉnh tìm mua nhiều loại gạo nếp và gạo tám tốt từ các địa phương, nhập về kho của Vũ Khố (sau đổi làm phủ Nội Vụ), rồi giao cho Quang Lộc Tự, tùy chất lượng từng hạng rượu thành phẩm cần tiến, mà cấp phát cho các hộ nấu rượu chuyên nghiệp ở phủ Thừa Thiên theo những định mức riêng. Theo ý kiến của các lương y, thực chất các bài thuốc Minh Mạng thang đều nhằm vào mục đích bồi bổ nguyên khí của toàn cơ thể, nhưng do toa thuốc mang niên hiệu của một vị hoàng đế có tới 142 người con, đã khiến người đời tin rằng Minh Mạng thang là bài thuốc tăng cường dương lực, nhất là những cái tên “nhất dạ ngũ giao”. Tuy đều sử dụng lá của cây chè (Theaceae hay Camellia) để pha nước uống, nhưng ở Huế có một sự phân định vô hình trong tên gọi: thứ nước pha từ loại lá chè sao chín, đóng hộp (gói), trước đây chỉ có tầng lớp quyền quý, giàu có mới được dùng, thì gọi là nước trà; còn thứ nước nấu (hoặc hãm) từ lá chè tươi thì gọi là nước chè (hay nước chè xanh).