Phân tích các quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam

MỤC LỤC

Các quy định về việc phát hành trái phiếu ở Việt Nam

+ Tổng giá trị trái phiếu theo mệnh giá huy động trong mỗi 12 tháng lớn hơn 500 tỷ đồng và lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu căn cứ trên báo cáo tài chính kỳ gần nhất trong các báo cáo sau : báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán giặc báo cáo tài chính bán niên gần nhất được soát xét( trường hợp tổ chức phát hành là đối tượng phải công bố báo cáo tài chính bán niên được soát xét ) bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận. + Hoặc tổng dư nợ trái phiếu theo mệnh giá tính đến thời điểm đăng ký chào bán lớn hơn 100% vốn chủ sở hữu căn cứ trên báo cáo tài chính kỳ gần nhất trong các báo cáo sau: báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên gần nhất được soát xét ( trường hợp tổ chức phát hành là đối tượng phải công bố báo cáo tài chính bán niên được soát xét ) bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận.

Khái niệm

- Công ty đã thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã chào bán và đã đến hạn thanh toán hoặc thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn trong 03 năm liên tiếp trước đợt chào bán trái phiếu ( nếu có ), trừ trường hợp chào bán trái phiếu cho các chủ nợ là tổ chức tài chính được lựa chọn. - Có báo cáo tài chính của năm liền kề năm phát hành được kiểm toán - Bảo đảm điều kiện về tỉ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động theo quy định pháp luật. - Điều kiện khác theo quy định của pháp luật có liên quan 2 Trái phiếu doanh nghiệp.

Lý do doanh nghiệp phát hành trái phiếu

Lý do là các ngân hàng đặt ra các “ giao ước” ( quy tắc) về các khoản tiền được vay có thể hạn chế tính linh hoạt của một công ty trong việc điều hành hoạt động kinh doanh của mình. Trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết ( còn được gọi là trái phiếu OTC): Ngược lại với loại trái phiếu niêm yết , trái phiếu chưa niêm yết là loại trái phiếu chưa được đăng ký trên VSD. Giao dịch giữa các loại trái phiếu này chỉ được thực hiện thị trường OTC theo nguyên tắc “ thuận mua – vừa bán” giữa các nhà đầu tư , tự do và không chịu sự quản lý của bất kỳ cơ quan nào.

Đặc điểm của trái phiếu doanh nghiệp

Trái phiếu doanh nghiệp niêm yết : Là loại trái phiếu được đăng ký chính thức và lưu ký tập trung tại Trung tâm lưu ký chứng khoán ( gọi tắt là VSD ). ● Lãi suất danh nghĩa trái phiếu : Doanh nghiệp được lựa chọn xác định lãi suất danh nghĩa của trái phiếu thông qua một trong ba hình thức : lãi suất cố định, lãi suất thả nổi , hoặc kết hợp cả hai loại trong cùng một đợt phát hành theo tình hình tài chính và khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp đó. ● Quyền lợi của chủ đầu tư: Được thanh toán tiền lãi theo định kỳ và hoàn gốc khi đáo hạn, được hưởng các quyền lợi liên quan đến trái phiếu như : quyền tài sản, quyền chuyển nhượng, quyền cho – nhận và thừa kế.

Ưu điểm của trái phiếu doanh nghiệp

Đối với thị trường ngoài nước, mệnh giá trái phiếu được áp dụng theo quy định thị trường sở tại. ● Hình thức phát hành: bút toán ghi nợ , chứng chỉ hoặc dữ liệu điện tử , tuỳ theo quyết định của doanh nghiệp tại thời kỳ phát hành. Nếu lựa chọn hình thức lãi suất thả nổi, doanh nghiệp phải công bố thông tin làm cơ sở tham chiếu tin cậy cho nhà đầu tư trái phiếu.

Điều kiện phát hành

- Ký hợp đồng tư vấn với tổ chức tư vấn về hồ sơ phát hành trái phiếu theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 163/2018 , trừ trường hợp doanh nghiệp phát hành là tổ chức được phép cung cấp dịch vụ tư vấn hồ sơ phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật. - mỗi đợt phát hành phải hoàn thành trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công bố thông tin trước khi phát hành; đợt phát hành sau phải các đợt phát hành trước tối thiểu 06 tháng, trái phiếu phát hành trong một đợt phát hành phải có cùng điều kiện, điều khoản. - Trái phiếu chuyển đổi, chứng quyền phát hành kèm theo trái phiếu không được chuyển nhượng trong tối thiểu 01 năm kể từ ngày hoàn thành đợt phát hành, trừ trường hợp chuyển nhượng cho hoặc chuyển nhượng giữa các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp hoặc theo quyết định của Tòa án hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật.

Cơ sở pháp lý, nghị định

Công ty công bố thông tin trước mỗi đợt chào bán cho nhà đầu tư đăng ký mua trái phiếu và thông báo đợt chào bán cho sở giao dịch chứng khoán ít nhất 01 ngày làm việc trước ngày dự kiến tổ chức đợt chào bán trái phiếu. Công ty công bố thông tin về kết quả của đợt chào bán cho các nhà đầu tư mua trái phiếu và thông báo kết quả đợt chào bán đến sở giao dịch chứng khoán trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán trái phiếu. Căn cứ quy định của Luật này và Luật Chứng khoán, Chính phủ quy định chi tiết về loại trái phiếu, hồ sơ, trình tự, thủ tục phát hành và giao dịch trái phiếu riêng lẻ; công bố thông tin; phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế.

THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

    Trong số 300 doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ trong các tháng đầu năm 2021, có 207 doanh nghiệp phát hành trái phiếu; mặc dù có tài sản đảm bảo nhưng chủ yếu là các dự án, tài sản hình thành trong tương lịa hoặc là cổ phiếu của chính doanh nghiệp phát hành trái phiếu; nhiều doanh nghiệp phát hành trái phiếu với khối lượng lớn trong khi vốn chủ sở hữu nhỏ, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ qua các năm nhưng vẫn phát hành khối lượng trái phiếu doanh nghiệp lên đến hàng nghìn tỷ đồng nhằm mục đích huy động vốn cho công ty “ mẹ”. - Từ phía các công ty, chưa quen với kênh huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu : Thị trường trái phiếu công ty kém phát triển do các công ty chưa quen với việc huy động vốn vay trực tiếp qua phát hành trái phiếu mà vẫn dựa vào nguồn vốn vay của ngân hàng, đặc biệt là các Tổng công ty lớn, các doanh nghiệp nhà nước có khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay ngân hàng, vay ưu đãi. Bên cạnh những vướng mắc xuất phát từ hệ thống văn bản chính sách khiến tính thanh khoản của trái phiếu không được cao, lượng doanh nghiệp có uy tín tham gia phát hành… thì việc thiếu thông tin cũng khiến nhà đầu tư dè dặt hơn trong việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp với yêu cầu bắt buộc minh bạch thông tin, nhiều doanh nghiệp vừa muốn phát hành trái phiếu nhưng e ngại … chuyện minh bạch.

    + Triển khai chính sách tín dụng bất động sản : Bên cạnh cho vay tín dụng cho doanh nghiệp theo room tín dụng mới năm 2023 và triển khai các chính sách của Ngân hàng nhà nước , báo cáo kỳ vọng của một số ngân hàng thương mại có xếp hạng tín nhiệm tốt có thể khôi phục lại hoạt động đầu tư và kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp theo Thông tư 13 có hiệu lực từ ngày 15/1/2022. Sẽ có sự hỗ trợ bởi Ngân hàng nhà nước thông qua các tổ chức tín dụng, trong đó chấp nhận chưa hạ chuẩn phân loại nợ vào nợ xấu cho doanh nghiệp vẫn đáp ứng được các tiêu chí và điều kiện cho vay, song song với việc Nghị định 08/2023/NĐ-CP sửa đổi theo hướng cho phép doanh nghiệp được thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu nhưng phải đảm bảo một số nguyên tắc quy định cho phép thỏa thuận với trái chủ về việc giãn kỳ hạn thanh toán nợ cùng với các điều khoản mới đi kèm.

    GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

    Giải pháp chung về thị trường trái phiếu

    Tuy nhiên, khi thị trường trái phiếu phát triển, quy mô thị trường lớn, đã có hệ thống các nhà kinh doanh trái phiếu đủ chuyên nghiệp, việc ứng dụng công nghệ thông tin ở mức độ cao , như cầu về tính hiệu quả và minh bạch của thị trường ngày càng lớn, lúc này cần vận dụng các mô hình hệ thống hiện đại hơn vào thị trường trái phiếu. Với sự ra đời của thị trường trái phiếu chuyên biệt, nhà đầu tư, các quỹ đầu tư sẽ ngày càng quan tâm hơn đến thị trường trái phiếu với niềm tin vào một ngày thị trường trái phiếu sôi động và minh bạch hơn, thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của thị trường trái phiếu sơ cấp và tính thanh khoản của thị trường thứ cấp. - Nâng cao nhận thức về chứng khoán nói chung và trái phiếu nói riêng cho các doanh nghiệp và công chúng đầu tư : Doanh nghiệp và công chúng đầu tư là bộ phận không thể thiếu và góp phần quan trọng tạo nên sự phát triển của thị trường trái phiếu.

    Giải pháp riêng về trái phiếu doanh nghiệp

    Nên có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp trước khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp thực hiện xếp hạng tín nhiệm trước khi phát hành TPDN .Có thể áp dụng một số cơ chế ưu đãi đối với doanh nghiệp đã thực hiện xếp hạng tín nhiệm như: cho phép họ phát hành TPDN mà không cần tài sản bảo đảm, lãi suất huy động thấp hơn, cho phép phát hành trái phiếu cho nhà đầu tư không chuyên nghiệp ở hạn mức cao hơn… Ngược lại với doanh nghiệp chưa thực hiện xếp hạng tín nhiệm, nếu phát hành TPDN phải tuân thủ điều kiện phát hành khó hơn, ngặt nghèo hơn. Bởi vì đây là một ngành đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực giao thương, tiền tệ cũng như đa dạng các loại chứng khoán , cũng như khi tìm hiểu và trình bày tiểu luận giúp em nhìn thấy được sự đa dạng của thị trường chứng khoán và cụ thể là hoạt động phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp ở Việt Nam. Gúp phần làm rừ hơn về thực trạng thị trường chứng khoán nói chung và trái phiếu doanh nghiệp nói riêng đang còn gặp phải nhiều khó khăn và đầy thách thức trên con đường sắp tới , tìm ra được các giải pháp nhằm mục đích giúp thị trường trái phiếu doanh nghiệp có thể thay đổi và phát triển bình ổn, tiến xa hơn trong tương lai.