Hoàn thiện thẩm định tài chính dự án đầu tư xây dựng tại Tổng công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Bộ Quốc phòng

MỤC LỤC

LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Khái quát về thẩm định dự án đầu tư xây dựng 1. Khái niệm, đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng

- Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách: Hồ sơ trình thẩm định được gửi đến cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp để thẩm định thiết kế cơ sở (hoặc thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình đối với dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật) và đến cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư để thẩm định các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, thiết kế công nghệ (nếu có);. - Đối với dự án sử dụng vốn khác: Hồ sơ trình thẩm định được gửi đến cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp để thẩm định thiết kế cơ sở (hoặc thiết. kế bản vẽ thi công đối với dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật) đối với dự án đầu tư xây dựng có công trình cấp đặc biệt, cấp I, công trình công cộng, công trình có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường và an toàn cộng đồng.

Thẩm định tài chính dự án đầu tư xây dựng

- Sự phù hợp của phương án công nghệ (nếu có). - Các nội dung khác theo quy định của pháp luật có liên quan và yêu cầu của người quyết định đầu tư. Đối với dự án sử dụng vốn khác. Dự án sử dụng vốn khác không thuộc các trường hợp trên do người quyết định đầu tư tự tổ chức thẩm định dự án. Người quyết định đầu tư quyết định nội dung thẩm định bảo đảm đáp ứng yêu cầu về đầu tư, kinh doanh và quy định của pháp luật có liên quan; trừ những nội dung thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên môn về xây dựng. Thẩm định tài chính dự án được xem là một nội dung kinh tế quan trọng trong công tác triển khai một dự án đầu tư. Nó nhằm đánh giá tính khả thi về mặt tài chính của dự án và là cơ sở để đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội. Vì vậy “Thẩm định tài chính dự án của doanh nghiệp là việc xem xét đánh giá các bảng dự trù tài chính, trên cơ sở đó xác định các luồng lợi ích chi phí tài chính dự án, so sánh các luồng lợi ích tài chính này trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc giá trị thời gian của tiền với chi phí và vốn đầu tư ban đầu để đưa ra kết luận về hiệu quả và mức độ rủi ro của dự án để kịp thời khắc phục”. Tổ chức thực hiện và quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư xây dựng 1.2.2.1 Tổ chức thực hiện thẩm định tài chính dự án đầu tư xây dựng. Tổ chức công tác thẩm định tài chính dự án bao gồm: tổ chức nhân sự bộ máy thẩm định, thu thập thông tin, xử lý thông tin….thực hiện các nội dung thẩm định tài chính dự án, đánh giá khái quát tính khả thi, hiệu quả của dự án. - Tổ chức nhân sự thẩm định : Tổ chức nhân sự thẩm định là việc bố trí, sắp xếp, phân công các cán bộ để thực hiện việc thẩm định theo một quy trình đã thiết lập. Đây là nội dung đầu tiên, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng công tác thẩm định. Cán bộ thẩm định là chủ thể thực hiện công tác thẩm định. Số lượng và chất lượng cán bộ thẩm định được xác định trên cơ sở khối lượng công việc phát sinh. Việc bố trí, sắp xếp, phân công cán bộ thực hiện thẩm định một cách hợp lý, khoa học, chặt chẽ là cơ sở để kết quả thẩm định đạt chất lượng cao. Quá trình thẩm định tài chính dự án bao gồm các bước : + Tiếp cận dự án, thu thập thông tin. + Xử lý thông tin. + Thực hiện các nội dung thẩm định tài chính dự án. + Đánh giá, kết luận về tính khả thi của dự án. - Thu thập thông tin: thông tin dùng trong thẩm định tài chính dự án có thể thu thập theo một trong hai phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp. + Theo phương pháp trực tiếp: cán bộ thẩm định sẽ tổ chức điều tra trực tiếp để thu thập thông tin cần thiết cho công tác thẩm định. Phương pháp này có ưu điểm. là thu thập được các thông tin cần thiết với độ tin cậy cao nhưng khá tốn kém và mất nhiều thời gian nên việc thực hiện thường không được áp dụng phổ biến. + Theo phương pháp gián tiếp: cán bộ thẩm định có thể thu thập thông tin từ các phòng, ban chức năng có liên quan tới dự án, các nguồn thông tin từ bên ngoài doanh nghiệp, từ các phương tiện thông tin đại chúng, từ internet..Phương pháp này có ưu điểm là thu thập được thông tin nhanh chóng trong thời gian ngắn nhưng thông tin thu thập được nhiều khi không đầy đủ, vừa thừa lại vừa thiếu. Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến hơn cả. Để kết quả thẩm định chính xác, khách quan thì thông tin thu thập được phải phong phú. Tuỳ thuộc vào quy mô, tầm quan trọng và tính chất phức tạp của từng dự án mà phạm vi thu thập thông tin có thể khác nhau. Ngoài ra, thông tin thẩm định tài chính dự án một phần là kết quả của việc thẩm định các nội dung khác như:. thẩm định thị trường, thẩm định kỹ thuật công nghệ, môi trường..của dự án. - Xử lý thông tin: cán bộ thẩm định dự án không phải lặp lại toàn bộ công việc của người lập dự án mà phải đánh giá tính chính xác của các thông tin của dự án. Trên cơ sở đó đánh giá những thuận lợi, khó khăn, ưu, nhược điểm của dự án, đặt ra những câu hỏi với những điểm còn nghi vấn đối với người lập dự án để kết luận được về tính khả thi của dự án nhằm hạn chế rủi ro. Thông tin thu thập được bất kỳ từ nguồn nào bao giờ cũng bị ảnh hưởng bởi ý kiến chủ quan của người cung cấp. Do vậy, trước khi sử dụng thông tin để thẩm định, đánh giá dự án cần xử lý để lựa chọn thông tin đảm bảo tính khách quan, chính xác, có độ tin cậy cao. Xử lý thông tin gồm hai nội dung chính là so sánh, xếp hạng thông tin và chọn lọc thông tin. + So sánh, xếp hạng thông tin : trên cơ sở thông tin thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, cán bộ thẩm định tiến hành so sánh để phát hiện ra những mâu thuẫn, không thống nhất, bất hợp lý từ đó có thể loạỉ trừ được những thông tin thiếu lôgíc, thiếu căn cứ thuyết phục. Trên cơ sở so sánh các thông tin, có thể xếp hạng thông tin về một vấn đề theo cấp độ tin cậy của nguồn cung cấp. + Chọn lọc thông tin: thông qua tiếp xúc kiểm chứng các thông tin đã được xếp hạng bằng kinh nghiệm và kiến thức của mình, cán bộ thẩm định phân tích,. Xem xét lại dự báo về cầu Xem xét lại kế hoạch sản xuất kinh doanh. Phân tích các nguồn tài trợ cho dự án. Xem xét lại và phân tích kế hoạch tài chính của dự án. Dự báo, phân tích dòng tiền chi phí, dòng tiền thu nhập của dự án. Tính toán, phân tích các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án. đánh giá tính khoa học, chân thực của các căn cứ đưa ra thông tin để chọn lọc được thông tin đảm bảo có chất lượng tốt. - Lựa chọn phương pháp thẩm định: phương pháp thẩm định được lựa chọn tuỳ theo quy mô, mức độ quan trọng, tính chất phức tạp của từng dự án và cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ thẩm định. Thông thường, để đưa ra kết luận tính khả thi về mặt tài chính của một dự án, nhất là đối với các dự án phức tạp, quy mô lớn, người ta kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. - Thực hiện các nội dung thẩm định tài chính dự án: trên cơ sở các thông tin đã thu thập và xử lý, cán bộ thẩm định tài chính dự án tiến hành đánh giá, thẩm định các nội dung về: vốn đầu tư, tỷ lệ chiết khấu, về dòng tiền, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án, độ nhạy của dự án về tính chính xác cũng như sự hợp lý của các nội dung này trên cơ sở đó đưa ra đánh giá, kết luận dự án có khả thi hay không. - Đánh giá khái quát và kết luận về tính khả thi tài chính của dự án. Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư xây dựng. Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư tại các doanh nghiệp có thể không hoàn toàn giống nhau nhưng nhìn chung quy trình này thường diễn ra như sau:. Biểu đồ 1.1- Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư. Nguồn: Giáo trình thẩm định tài chính dự án, TS. Lưu Thị Hương, NXB Tài chính. Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư xây dựng. Thẩm định tài chính dự án bao gồm nhiều nội dung liên quan chặt chẽ với nhau. Những nội dung chủ yếu được các nhà thẩm định chú trọng là:. Thẩm định Tổng mức đầu tư. a) Tổng mức đầu tư: là toàn bộ chi phí đầu tư và xây dựng (kể cả vốn sản xuất ban đầu) và là giới hạn chi phí tối đa của dự ản được xác định trong quyết định đầu tư. - Các chi phí khác: chi phí đền bù và tổ chức thực hiện trong quá trình đền bù đất đai hoa màu, di chuyển dân cư và các công trình trên mặt bằng xây dựng, chi phí phục vụ cho công tác tái định cư và phục hồi (đối với công trình xây dựng của dự án đầu tư có yêu cầu tái định cư và phục hồi); tiền thuê đất hoặc tiền chuyển quyền sử dụng đất; chi phí khảo sát xây dựng, thiết kế công trình, chi phí mô hình thí nghiệm (nếu có), chi phí lập hồ sơ mời thầu, chi phí cho việc phân tích, đánh giá kết quả đấu thầu xây lắp, mua sắm vật tư thiết bị; chi phí giám sát thi công xây dựng và lắp đặt và các chi phí tư vấn khác.

Các nhân tố ảnh hưởng đến thẩm định tài chính dự án đầu tư xây dựng

Khi các nước trong khu vực và trên thế giới có biến động về kinh tế chính trị thì ít hay nhiều điều đó cũng ảnh hưởng đến tình hình kinh tế trong nước, dẫn đến các thông tin và những dự đoán liên quan đến dự án sẽ không chính xác và điều này làm ảnh hưởng đến công tác thẩm định dự án đầu tư và dẫn đến các quyết định sai lầm cho chủ đầu. - Trang thiết bị công nghệ: Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, các doanh nghiệp cũng tự trang bị cho mình hệ thống trang thiết bị công nghệ thông tin nhằm giúp doanh nghiệp trong việc sắp xếp, tính toán dữ liệu cần thiết và hạn.

THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

NHÀ VÀ Đễ THỊ BỘ QUỐC PHềNG (MHDI)

Giới thiệu chung về Tổng công ty Đầu tư phát triển Nhà và Đô thị Bộ Quốc phòng (MHDI)

Thành tích của MHDI qua các thời kỳ đã được Đảng, Nhà nước, Quân đội và các đơn vị ghi nhận: Nhiều lần được chứng nhận Doanh nghiệp hội nhập và phát triển, được Bộ Quốc phòng tặng nhiều giải thưởng do đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương lao động hạng Nhất, Huân chương lao động hạng Nhì, Huân chương Độc lập hạng Ba, cùng nhiều phần thưởng cao quý khác. Với nguồn vốn linh hoạt và chủ động, đội ngũ kỹ sư quản lý dự án giỏi cùng với mô hình quản lý dự án chuyên nghiệp, trong những năm qua MHDI đã thực hiện đầu tư xây dựng và quản lý rất nhiều dự án lớn như: Khu đô thị Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội; Dự án khu nhà ở Bộ tư lệnh Thủ đô, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội; Khu đô thị Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội; Dự án D22 Bộ tư lệnh Biên phòng, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội; Dự án K26 Đường Phan Văn Trị, Q.Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh; Dự án phường Trung Mỹ Tây, quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh và rất nhiều dự án lớn nhỏ khác từ Bắc vào Nam.

Hình 2.1. Lịch sử hình thành Tổng công ty Đầu tư phát triển Nhà và Đô thị Bộ Quốc phòng
Hình 2.1. Lịch sử hình thành Tổng công ty Đầu tư phát triển Nhà và Đô thị Bộ Quốc phòng

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ

Giải pháp hoàn thiện thẩm định tài chính dự án đầu tư xây dựng tại Tổng công ty Đầu tư phát triển Nhà và Đô thị Bộ Quốc phòng (MHDI)

Tuy nhiên, việc thu thập thông tin không chỉ dừng lại trong việc thu thập các thông tin từ sách báo, mạng internet mà nhiều khi các cán bộ thẩm định tài chính còn phải biết thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để thư thập các thông tin hữu ích phục vụ cho công việc của mình từ nhiều nguồn khác nhau: công bố công khai hay hạn chế, chính thống hay không chính thống những số liệu điều tra giá thành sản phẩm cùng loại của các đơn vị khác, giá mua thiết bị cùng loại của các đơn vị khác đế từ đó có thể so sánh, tìm hiểu nguyên nhân và hiệu chỉnh dự án theo hướng có lợi hơn. Thứ hai, từng bước hoàn thiện hệ thống thu thập thông tin thẩm định từ bên ngoài: MHDI cần thiết lập mối quan hệ với cơ quan liên quan trong và ngoài ngành (các ngân hàng thương mại, cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan quản lý chuyên ngành) để cung cấp và trao đổi thông tin liên quan đến dự án như: chiến lược phát triển kinh tế của ngành, tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật, dự báo về thị trường hoặc chính sách chế độ về quản lý ngành; mua thông tin cần thiết từ các tổ chức tư vấn trong và ngoài nước.

Một số kiến nghị

Thứ hai, trong công tác thẩm định tài chính dự án yêu cầu ngoài phương pháp thẩm định theo tuần tự và phương pháp so sánh, còn phải kết hợp sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy, phương pháp dự báo để đưa ra dự báo từ đó có cách đánh giá tổng thể về tài chính dự án và những tác nhân ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả tài chính dự án từ đó đề xuất biện pháp nhằm hạn chế rủi ro. Chính phủ chỉ đạo các cấp các ngành liên quan (tài chính, ngân hàng, xây dựng và các ngành sản xuất vật chất khác) tham gia tích cực vào chương trình phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp; có cơ chế, chính sách về tài chính như cho người thu nhập thấp vay tiền mua nhà, hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật chính, cho vay vốn dài hạn lãi suất thấp để các chủ đầu tư có thể điều tiết thực hiện xây dựng và kinh doanh nhà ở theo hai dạng: Nhà ở bán cho mọi đối tượng theo giá kinh doanh; Nhà ở bán cho người có thu nhập thấp với giá ưu đãi theo hình thức trả góp trong thời gian dài lãi suất thấp.