MỤC LỤC
Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế toàn cầu như: suy giảm kinh tế mạnh châu Á giai đoạn 1997-1998 hay cuộc khủng hoảng tài chính phố Wall năm 2008 bắt nguồn từ bong bóng BĐS tan vỡ… đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động tín dụng và gia tăng tỷ lệ nợ xấu (NCSEIF, 2012). Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng cũng cho thấy những lỗ hổng bên trong ngân hàng: quản trị rủi ro yếu kém, quy trình tín dụng chưa hoàn thiện, năng lực của nhân viên tín dụng chưa cao. Kết quả nghiên cứu cũng đã cho thấy được mối quan hệ của một số yếu tố vĩ mô như tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát và yếu tố vi mô như tỷ lệ ROA, tỷ lệ nợ xấu thời kỳ trước và hiệu quả hoạt động cũng tác động đến nợ xấu tại NHTM Việt Nam.
Nợ xấu phát sinh làm tăng chi phí của ngân hàng như chi phí quản lý nợ xấu, chi phí dự phòng rủi ro… Việc gia tăng các chi phí này làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và uy tín của ngân hàng, từ đó làm giảm khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường. Ngoài ra, tỷ lệ nợ xấu cao tại các NHTM ảnh hưởng đến việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, lưu thông dòng vốn trong nền kinh tế cũng như mất sự cân bằng kinh tế vĩ mô (Đào Thị Hồ Hương, 2012). Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề nợ xấu trong hệ thống ngân hàng là cần thiết, nếu các ngân hàng quản trị tốt vấn đề nợ xấu thì không chỉ giúp cho thị trường tài chính ổn định mà còn giúp nền kinh tế đất nước vận hành tốt.
- Sử dụng phương pháp định lượng bằng cách dùng mô hình hồi quy đa biến để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại các NHTM Việt Nam thông qua dữ liệu bảng (panel data). Thứ hai, sau khi phân tích mối tương quan và mức độ tác động của các yếu tố đến nợ xấu, nghiên cứu này có thể giúp các nhà quản trị ngân hàng đưa ra các chiến lược, chính sách phù hợp nhằm quản trị rủi ro ngân hàng, giảm thiểu nợ xấu.
Tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh trong năm 2009: để đưa nền kinh tế thoát khỏi cuộc khủng hoảng và ổn định thị trường, Chính phủ đã quyết định thực hiện kế hoạch kích cầu thông qua lãi suất với chính sách tiền tệ theo hướng nới lỏng thận trọng, hỗ trợ thanh khoản, tạo điều kiện cho các TCTD mở rộng tín dụng hiệu quả. Nguyên nhân là do kinh tế vĩ mô còn nhiều khó khăn ảnh hưởng tiêu cực đến việc tiêu thụ hàng hóa, tồn kho tồn đọng nhiều, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp giảm sút dẫn đến khả năng trong việc trả nợ ngân hàng giảm. Ngoài ra, sự kiện bầu Kiên thao túng ngân hàng ACB với 4 tội danh: lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, trốn thuế, kinh doanh trái phép không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của mà còn gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống ngân hàng.
Khác với các DN tư nhân, xử lý nợ xấu có thể bán tài sản hoặc nhượng cổ phần cho các doanh nghiệp khác để thanh toán nợ vay ngân hàng nhằm tránh phá sản, các DNNN rất khó có thể bán tài sản hoặc cổ phần Nhà nước theo giá thị trường. Vì vậy, các khoản nợ mà các DNN vay thường phải nhờ vào sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước dưới hình thức xóa nợ, khoanh nợ, chuyển nợ, bổ sung vốn…Tuy nhiên, theo thống kê của WB năm 2014 nợ công của Việt Nam ở mức cao, ở mức 2.35 triệu tỷ đồng (khoảng 110 tỷ USD), tương đương 59% so với GDP và thâm hụt ngân sách là 5.3% thì khả năng hỗ trợ của Nhà nước để giảm nợ của khu vực DNNN giảm xuống. Triển khai thực hiện đề án, NHNN cùng các bộ, ngành liên quan và địa phương đã tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định về an toàn hoạt động, tình hình tài chính, nợ xấu và kết quả xử lý nợ xấu của các TCTD; đồng thời hoàn thiện các quy định về phân loại nợ, cơ cấu lại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro, bảo đảm chặt chẽ, minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Mặc dù, việc xử lý nợ xấu gặp nhiều khó khăn, vướng mắc từ các quy định của pháp luật cho đến cơ chế chính sách cũng như công tác thực thi pháp luật của các cơ quan chức năng, đến nay công tác xử lý của VAMC đã đạt được những kết quả khả quan: giảm dư nợ xấu, tháo gỡ khó khăn cho ngân hàng thông qua cơ cấu nợ, miễn giảm lãi và tiếp cận được vốn vay của ngân hàng (Nguyễn Quốc Hùng, 2015). -Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu từ năm 2008 đã tác động làm tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm, bất ổn kinh tế vĩ mô kéo dài, tổng cầu suy giảm, hàng tồn kho tăng lên dẫn đến việc trả nợ của khách hàng vay vốn gặp khó khăn, làm tăng tỷ lệ nợ xấu. Nhưng thực tế, các thông tin do CIC cung cấp có độ cập nhật không cao và còn thiếu rất nhiều các chỉ tiêu quan trọng liên quan đến khách hàng như lịch sử quan hệ tín dụng khách hàng, khả năng tài chính hiện tại, trình độ, kinh nghiệm của đội ngũ điều hành doanh nghiệp được cấp tín dụng….
Bên cạnh những doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, có hoạt động kinh doanh hiệu quả thì cũng có những doanh nghiệp có tình hình tài chính không tốt, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, vay nợ chiếm tỷ trọng quá cao trong tổng nguồn vốn và khả năng dự báo thị trường còn yếu nhưng vẫn được ngân hàng cho vay. Nguồn: Thống kê của NHNN Hình 3.8 Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu Dựa vào đồ thị hình 3.8, ta thấy mối quan hệ ngược chiều giữa tốc độ tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu của các NHTM trong giai đoạn từ 2005-2014. Tăng trưởng tín dụng tăng lên, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp làm giảm giá thành sản phẩm, duy trì mở rộng sản xuất, kinh doanh, đồng thời tạo thêm việc làm cho người lao động, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, ngăn chặn suy giảm kinh tế.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu vào cuối năm 2010 đã đẩy nền kinh tế Việt Nam vào tình trạng ảm đạm với sự tăng trưởng chậm chạp, thâm hụt ngân sách cao, tỷ lệ thất nghiệp cao, tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm xuống còn 31.19%. Chính phủ thực thi chỉ thị 02/CT-NHNN và thông tư 30/2011/ TT-NHNN, lãi suất huy động và lãi suất cho vay của các ngân hàng tăng cao đã vượt khả năng chịu đựng của các khách hàng nên nhu cầu vay vốn kinh doanh của các doanh nghiệp và vay vốn tiêu dùng của các cá nhân đều sụt giảm. Nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, Chính phủ đã có chủ trương sử dụng chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt: đưa ra hạn mức tăng trưởng tín dụng, tăng các lãi suất điều hành, cắt giảm chi tiêu công, tái cơ cấu nền kinh tế…Những chính sách này đã giúp cải thiện tình hình vĩ mô cũng như làm tăng tốc độ tăng trưởng tín dụng.