Tác động của hội nhập tài chính đến tính độc lập và truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam

MỤC LỤC

GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

    Các nghiên cứu chưa thật sự đặt trọng tâm xem xét tác động từ các nhân tố bên ngoài, đặc biệt các yếu tố có vai trò đang tăng dần cùng với quá trình hội nhập tài chính của các quốc gia như lãi suất dài hạn Mỹ hay rủi ro toàn cầu, đồng thời cũng chưa đánh giá quá trình truyền dẫn từ biến chính sách đến mục tiêu trung gian có hiệu quả hay không, có chịu tác động từ nhân tố bên ngoài hay không để từ đó xác định được nguyên nhân khi hiệu quả truyền dẫn không đạt như kỳ vọng hay những tác động không mong muốn khác. Từ bối cảnh toàn cầu hoá tài chính, gia tăng hội nhập tài chính ở các quốc gia với những vấn đề đặt ra cho điều hành chính sách tiền tệ kết hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam, qua khảo lược tổng quan các nghiên cứu cho đến hiện tại về vấn đề này ở nước ngoài và Việt Nam, luận án nhận thấy nghiên cứu “Hội nhập tài chính và chính sách tiền tệ tại Việt Nam” là cần thiết để bổ sung khoảng trống nghiên cứu về đo lường mức độ hội nhập tài chính Việt Nam dựa trên kết quả thực; đo lường tác động của hội nhập tài chính đến độc lập chính sách tiền tệ Việt Nam tiếp cận theo hướng tác động trực tiếp và có xem xét vai trò của dự trữ ngoại hối; đánh giá truyền dẫn chính sách tiền tệ Việt Nam trong điều kiện hội nhập tài chính để từ đó làm cơ sở tìm ra giải pháp cho tiến trình hội nhập tài chính và điều hành chính sách tiền tệ Việt Nam trong bối cảnh gia tăng toàn cầu hóa tài chính.

    Hình 1.1 Tổng dòng vốn quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2019
    Hình 1.1 Tổng dòng vốn quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2019

    LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

    HỘI NHẬP TÀI CHÍNH .1 Khái niệm hội nhập tài chính

    • Thước đo hội nhập tài chính

      Đặc biệt, HNTC có thể giúp các nước đang phát triển tiếp cận tốt hơn với thị trường tài chính thế giới, tăng cường sự hiểu biết và áp dụng kỹ thuật tiên tiến từ các quốc gia khác qua hình thức chuyển giao công nghệ, phát triển khu vực tài chính trong nước với sự tham gia của ngân hàng nước ngoài, tạo động lực cải tiến hoạt động giám sát, tăng cường kỷ luật thị trường và sự nhất quán của chính sách kinh tế vĩ mô (Prasad & ctg 2003). Với mục tiêu muốn xem xét kết quả thực tế hay hiệu quả thực sự của quá trình mở cửa khuyến khích dòng chảy vốn đầu tư quốc tế của Việt Nam, luận án sử dụng thước đo HNTC dựa trên kết quả thực, đồng thời vì mức độ thay thế của các tài sản tài chính của Việt Nam và các nước là không hoàn toàn nên đo lường dựa trên giá không phản ánh chính xác mà cần sử dụng thước đo thực dựa trên lượng, tương tự Lane & Milesi-Ferretti (2006).

      CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ .1 Khái niệm chính sách tiền tệ

      • Mục tiêu của chính sách tiền tệ .1 Mục tiêu cuối cùng

        Theo Lê Thị Tuyết Hoa & Đặng Văn Dân (2017), mục tiêu trung gian phải thoả mãn tiêu chuẩn (i) đo lường được để NHTƯ có thể hoạch định được CSTT một cách chính xác, (ii) kiểm soát được để NHTƯ có thể vận dụng và điều khiển theo mục tiêu mình mong muốn và (iii) có thể dự báo trước được đích tới, tức là các chỉ tiêu của mục tiêu trung gian phải có tác động truyền dẫn đến mục tiêu cuối cùng của CSTT. Ngày nay, công cụ hạn mức tín dụng được sử dụng rất hạn chế ở một số nước đang phát triển, cách sử dụng cũng thay đổi theo hướng linh hoạt, hạn mức tín dụng không còn là một con số cụ thể nữa mà được tính theo tỷ lệ trên tổng số dư tiền gửi hoặc tính trên số lần so với vồn tự có của các ngân hàng (Lê Thị Tuyết Hoa & Đặng Văn Dân 2017).

        Hình 2.2 Cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ
        Hình 2.2 Cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ

        TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP TÀI CHÍNH

        Với quá trình tác động như vậy, cơ chế truyền dẫn CSTT có thể được phân chia lại với hai giai đoạn lớn, (i) từ những công cụ chính sách tác động lên lãi suất thị trường và giá cả và (ii) từ những thay đổi trong lãi suất thị trường và giá cả sẽ tác động lên quyết định chi tiêu của doanh nghiệp và hộ gia đình (Loaya & Schmidt- Hebbel 2002) (hình 2.6). Do đó, khi đề cập đến truyền dẫn CSTT trong điều kiện HNTC hay hiệu quả truyền dẫn CSTT trong bối cảnh toàn cầu hoá thì trọng tâm trong các nghiên cứu thường đo lường phản ứng của trung gian truyền dẫn là lãi suất dài hạn đối với lãi suất chính sách ngắn hạn trong nước, đồng thời xem xét phản ứng của nó với những các nhân tố bên ngoài (Bernanke 2007;.

        NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

          Qua đo lường tác động của các thông báo về CSTT Mỹ lên giá tài sản ở thị trường mới nổi, nghiên cứu nhận thấy những thay đổi CSTT Mỹ có tác động đáng kể lên giá tài sản tại các nước đang phát triển, tác động từ các nước Anh, Nhật Bản, Châu Âu yếu hơn Mỹ; và thông báo về CSTT nới lỏng của Mỹ dẫn đến định giá cao tỷ giá, gia tăng giá vốn và giảm lãi suất trái phiếu ở các nền kinh tế mới nổi, CSTT thắt chặt ngược lại nhưng với mức độ lớn hơn. Đồng thời, qua lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm đo lường tác động của HNTC đến độc lập CSTT tại các quốc gia, luận án nhận thấy mối quan hệ này thường được tiếp cận theo hướng gián tiếp qua kiểm chứng sự tồn tại của Bộ ba bất khả thi ở các nước, ít nghiên cứu tìm hiểu tác động trực tiếp từ HNTC đến độc lập CSTT một cách chi tiết theo mức độ và chiều hướng tác động cũng như đánh giá vai trò của dự trữ ngoại hối đối với độc lập CSTT của quốc gia.

          PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

          TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP TÀI CHÍNH ĐẾN ĐỘC LẬP CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM

            Bên cạnh đó, chuỗi thời gian trong kinh tế tài chính có thể có nhiều đặc tính khác nhau, có thể dừng ở bậc gốc I(0) nhưng cũng có khi dừng khi lấy sai phân bậc một I(1); trong trường hợp này, nếu muốn giữ nguyên chuỗi gốc và tìm kiếm mối quan hệ giữa các chuỗi, phương pháp phù hợp nhất được đề cập là sử dụng mô hình phân phối trễ tự hồi quy (ARDL). Các kiểm định cần thiết để đảm bảo độ tin cậy cho các kết quả trong mô hình bao gồm (i) kiểm định tính ổn định của mô hình, (ii) kiểm định phân phối chuẩn của phần dư, (iii) kiểm định tự tương quan của phần dư và (iv) kiểm định phương sai của sai số thay đổi.

            TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM

              Ưu điểm của mô hình SVAR so với các dạng khác của mô hình VAR là SVAR có mức độ phù hợp cao hơn cho các nghiên cứu thực nghiệm và cho phép xác định các cú sốc mang tính cấu trúc, điều này rất cần thiết trong các lý thuyết về kinh tế, do đó cho phép đánh giá tác động của những thay đổi không mong muốn trong một biến số đối với các biến số khác (Chuku & ctg 2011). Sau khi định dạng cú sốc cấu trúc, trước khi đi đến phân tích kết quả cần thực hiện kiểm định nhận dạng quá mức (over-identification), kiểm định sự tự tương quan của sai số và kiểm định tính ổn định của mô hình để đảm bảo mô hình đáng tin cậy và tiến tới phân tích kết quả phản ứng đẩy và phân rã phương sai theo mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra.

              KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

              QÚA TRÌNH HỘI NHẬP TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM .1 Khái quát quá trình hội nhập tài chính của Việt Nam

                Nhìn chung đối với khoản mục đầu tư khác, dòng vốn vào đang tiềm ẩn rủi ro đối với khoản nợ vay dài hạn của tư nhân, nợ ngắn hạn và tiền gửi nước ngoài vào Việt Nam, đây là những khoản nhạy cảm với chênh lệch lãi suất trong và ngoài nước, đồng thời khoản vay nợ ngắn hạn gây áp lực trả nợ rất lớn, đặc biệt khi. Sử dụng thước đo thực cho thấy mức độ HNTC của Việt Nam đã thay đổi theo từng năm và nhìn chung tăng suốt giai đoạn nghiên cứu (hình 4.10 – trục trái) trong khi với thước đo HNTC trên cơ sở các quy định pháp lý, chỉ số KAOPEN cho thấy mức độ HNTC của Việt Nam giữ nguyên trong suốt giai đoạn, ở mức 0.4164 (hình 4.10 – trục phải) trong biên độ của chỉ số này là từ 0 – 1.

                Hình 4.1 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam
                Hình 4.1 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam

                THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM

                • Mục tiêu của chính sách tiền tệ Việt Nam .1 Mục tiêu cuối cùng
                  • Công cụ điều hành chính sách tiền tệ Việt Nam .1 Tái cấp vốn

                    Đồng thời, các tổ chức tín dụng có tỷ trọng dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn bình quân từ 40% trở lên được áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thấp hơn tỷ lệ dự trữ bắt buộc nêu trên theo quy định của NHNN về hướng dẫn thực hiện các biện pháp điều hành công cụ CSTT để hỗ trợ tổ chức tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn (hiện nay là Thông tư số 14/2018/TT- NHNN ngày 29/5/2018). Mục tiờu trung gian và mục tiờu hoạt động khụng được đề cập rừ trong cỏc văn bản pháp luật nhưng qua quá trình điều hành CSTT cũng như thông qua những chỉ tiêu cụ thể hay cam kết được đề cập định kỳ hàng năm có thể nhận thấy, NHNN lựa chọn tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán, tăng trưởng tín dụng làm mục tiêu trung gian và lãi suất thị trường liên ngân hàng, mức dự trữ của tổ chức tín dụng với vai trò là mục tiêu hoạt động của NHNN.

                    Bảng 4.4 Mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ Việt Nam giai đoạn 2009- 2009-2019
                    Bảng 4.4 Mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ Việt Nam giai đoạn 2009- 2009-2019

                    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP TÀI CHÍNH ĐẾN ĐỘC LẬP CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM

                      Công cụ dự trữ bắt buộc được sử dụng với tần suất điều chỉnh ít hơn, chủ yếu vào các thời điểm cần tạo sự khác biệt để tránh găm giữ ngoại tệ (thực hiện tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ) hay hỗ trợ cho vay vốn vào lĩnh vực ưu tiên (giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc với tổ chức tín dụng có tỷ lệ cho vay đối với khu vực nông nghiệp nông thôn cao hơn). Lãi suất cũng được NHNN sử dụng với các mức lãi suất điều hành bao gồm lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác như lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng cũng được NHNN công bố trong những năm gần đây.

                      Hình 4.16 Diễn biến các chỉ số trong mô hình ARDL giai đoạn 2009Q1 – 2019Q2
                      Hình 4.16 Diễn biến các chỉ số trong mô hình ARDL giai đoạn 2009Q1 – 2019Q2

                      I(1) Kết luận

                        Do độ trễ về thông tin sẵn có nên ảnh hưởng của lạm phát đến lãi suất dài hạn ở tháng đầu tiên bằng không nhưng tăng nhanh ở tháng tiếp theo, đến tháng thứ 5 mức độ ảnh hưởng cao hơn hẳn lãi suất ngắn hạn với mức độ giải thích gần 14% những thay đổi của lãi suất dài hạn Việt Nam và cao nhất trong tất cả các nhân tố. Ngoài ra, đặc điểm các dòng vốn quốc tế của Việt Nam chủ yếu vẫn là vốn FDI với mức độ tăng trưởng khá ổn định trong khi dòng vốn với rủi ro đảo ngược lớn hơn là dòng FPI nợ thì quy mô ở Việt Nam còn rất khiêm tốn, dòng vốn đầu tư khác cũng đang được quản lý rất chặt chẽ nên tác động tổng hợp là quá trình HNTC chỉ gây khó khăn cho điều hành CSTT trong ngắn hạn và không có ý nghĩa tác động trong dài hạn.

                        Hình 4.19 Kết quả kiểm định tính ổn định của mô hình SVAR
                        Hình 4.19 Kết quả kiểm định tính ổn định của mô hình SVAR

                        CHƯ ƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

                        HÀM Ý CHÍNH SÁCH

                        • Đối với truyền dẫn chính sách tiền tệ Việt Nam
                          • Đối với hội nhập tài chính Việt Nam

                            Trên cơ sở kết quả nhận được từ mô hình nghiên cứu, một số kiến nghị đối với tiến trình HNTC và điều hành CSTT Việt Nam nhằm gia tăng hiệu quả đạt được mục tiêu cuối cùng, đồng thời đảm bảo tính bền vững của chính sách trong mối quan hệ với các mục tiêu khác trong bối cảnh toàn cầu hóa tài chính gia tăng như một xu thế tất yếu sẽ được đề cập tiếp theo. Ngoài lợi ích trong giám sát, đánh giá rủi ro dẫn đến sự phối hợp hành động để giảm thiểu rủi ro hệ thống, sự hợp tác tài chính ở khu vực và quốc tế còn giúp các quốc gia thành viên có được hỗ trợ ngoại hối cần thiết khi gặp căng thẳng hay trong giai đoạn khủng hoảng cán cân thanh toán.