Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thiên Lý Hưng Yên trong thị trường thức ăn chăn nuôi

MỤC LỤC

PHẦN THỨ NHẤT MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài

Tuy nhiên, trước tình hình hiện nay dịch bệnh diễn ra thường xuyên ở gia súc gia cầm và luôn có nguy cơ tái phát đe dọa trực tiếp ngành chăn nuôi, điều này khiến đầu ra của thị trường thức ăn chăn nuôi giảm sút nghiêm trọng. Trước tình hình trên, một doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường, còn nhiều non trẻ như Công ty Cổ phần Thiên Lý Hưng Yên cần phải lựa chọn hướng đi phù hợp nhằm khắc phục những khó khăn hiện tại và xác định những chiến lược sản xuất kinh doanh để ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thị trường trong và ngoài nước.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .1 Mục tiêu chung

Ngoài những khó khăn do giá nguyên liệu đầu vào tăng chóng mặt, các doanh nghiệp còn phải cạnh tranh với sản phẩm thức ăn chăn nuôi nhập từ nước ngoài vào trong nước. Muốn đạt được điều đó thì vấn đề năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh đối với Công ty cần phải được đặt ra để giải quyết.

PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu

- Số liệu sơ cấp: Được thu thập thông qua quá trình điều tra, phỏng vấn trực tiếp các chủ cửa hàng đại lý thức ăn chăn nuôi khi họ đến Công ty lấy hàng và người chăn nuôi khi đi tham quan mô hình chăn nuôi tại các trang trại, gia đình. Các số liệu đã có sẵn được thu thập thông qua các văn bản, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển ngành chăn nuôi trong nông nghiệp và các định hướng phát triển ngành chế biến sản xuất thức ăn chăn nuôi. - Phương pháp so sánh: Từ những chỉ tiêu kết quả như doanh thu, lợi nhuận…tiến hành so sánh với kế hoạch, so sánh theo thời gian, so sánh với các đối thủ cạnh tranh…nhằm đánh giá được đúng năng lực cạnh tranh của Công ty.

Sơ đồ 3.1: Khung phân tích của đề tài nghiên cứu
Sơ đồ 3.1: Khung phân tích của đề tài nghiên cứu

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Phòng kỹ thuật chịu trách nhiệm giám sát quy trình công nghệ sản xuất, kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra trong quá trình sản xuất, nghiên cứu thiết lập các công thức pha trộn thức ăn sao cho phù hợp với từng loại, từng thời kỳ phát triển của vật nuôi. Khu vực văn phòng bao gồm đầy đủ các phòng ban: phòng kế toán, phòng hành chính nhân sự, phòng phân tích, phòng quản lý sản xuất, phòng kinh doanh, phòng bán hàng, phòng thu mua được xây dựng khang trang và trang bị đầy đủ hệ thống máy vi tính, máy fax, máy in, mạng Internet… Riêng với phòng phân tích được trang bị đầy đủ các máy móc thiết bị, hóa chất để phục vụ cho công tác phân tích, nghiên cứu và kiểm tra chất lượng sản phẩm. Riêng tài sản cố định và đầu tư dài hạn có ít biến động do ngay từ khi tiến hành cổ phần hóa, Công ty đã tiến hành xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kiên cố, mua sắm toàn bộ dây truyền sản xuất, máy móc trang thiết bị hiện đại và hoàn toàn mới.

Bảng 3.1: Tình hình lao động của Công ty qua các năm (2008-2010) Chỉ tiêu
Bảng 3.1: Tình hình lao động của Công ty qua các năm (2008-2010) Chỉ tiêu

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thiên Lý Hưng Yên

Khu vực văn phòng làm việc của Công ty được xây dựng rất khang trang, các phòng ban được trang bị đầy đủ hệ thống bàn ghế văn phòng, máy vi tính, máy fax, máy in – photo, điện thoại, máy điều hòa…Đặc biệt là hệ thống trang thiết bị trong phòng phân tích của Công ty, toàn bộ hệ thống máy móc phân tích, thí nghiệm, hóa chất…đều được lắp đặt đầy đủ để có thể phục vụ tốt nhất cho công tác nghiên cứu công thức chế biến TACN và kiểm tra chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, Công ty rất chú trọng trong công tác xây dựng và hình thành nên hệ thống kênh cung cấp nguyên vật liệu với nhiều nguồn cung cấp ổn định, đồng thời duy trì mối quan hệ kinh doanh với nhiều đối tác lớn cả trong và ngoài nước, đây là những đối tác có quan hệ lâu năm với Công ty, trong đó có rất nhiều các Hợp tác xã thương mại – dịch vụ tại các tỉnh Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn,…để thu mua nguyên liệu sắn khô, ngô hạt,…, đặc biệt là Công ty Cổ phần chế biến bột cá Thụy Hải – huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình - chuyên cung cấp bột cá cho Công ty nay đã trở thành cổ đông của Công ty. Chính vì thế mà Công ty có thể chủ động hơn về nguồn cung cấp nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất, mặc dù giá cả nguyên vật liệu có “leo thang” thì Công ty vẫn có thể xây dựng được các kế hoạch sản xuất – kinh doanh mang tính dài hạn trong khi có rất nhiều các doanh nghiệp cùng ngành trở tay không kịp đã phải chấp nhận thua lỗ, thậm chí phá sản.

Hình 1: Sản phẩm xếp trong kho của Công ty
Hình 1: Sản phẩm xếp trong kho của Công ty

Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty

Mục đích của nghiên cứu thị trường là thăm dò những đặc tính của người tiêu dùng và các đối thủ cạnh tranh ở thị trường đó về sở thích của người tiêu dùng, giá cả sản phẩm, chất lượng sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh,…để cải tiến và phát triển sản phẩm phù hợp với từng thị trường, từng đoạn thị trường. Nếu sử dụng tiêu chí này để đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thiên Lý Hưng Yên thì rất khó bởi vì thị phần của Công ty còn rất nhỏ do Công ty mới tham gia vào thị trường thức ăn chăn nuôi từ năm 2002, quy mô sản xuất kinh doanh vẫn còn nhỏ trong khi đó thị trường thức ăn chăn nuôi của nước ta được phát triển từ khá sớm với nhiều doanh nghiệp sản xuất chế biến TACN có quy mô lớn. Một số các đối thủ cạnh tranh của Công ty đó là các doanh nghiệp sản xuất TACN với thương hiệu Con Heo vàng, PG, Lái Thiêu…Hầu hết đây là những doanh nghiệp khá mạnh, tồn tại lâu đời, mạnh về tiềm lực tài chính, kinh nghiệm, ngoài ra còn phải kể đến các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Cargill, CP, Newhope,.

Sơ đồ 4.3: Quá trình nghiên cứu thị trường của Công ty
Sơ đồ 4.3: Quá trình nghiên cứu thị trường của Công ty

Đánh giá của khách hàng về chất lượng sản phẩm của Công ty

Do vậy, để cạnh tranh được Công ty phải đặc biệt quan tâm đến chất lượng bởi TACN là sản phẩm đòi hỏi phải đảm bảo chất lượng và thành phần dinh dưỡng nên mỗi công đoạn đều phải được kiểm tra cẩn thận để sản phẩm cuối cùng có thể đạt chất lượng tốt nhất, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Hiện nay khi vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang được đặt lên hàng đầu, để được thị trường chấp nhận Công ty đã thực hiện sản xuất sản phẩm không có kháng sinh cấm để không làm ảnh hưởng tới sản phẩm của ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm của nhiều doanh nghiệp và nhiều đối tượng chăn nuôi có điều kiện, sở thích, tâm lý mua hàng,…khác nhau, muốn thu hút được nhiều đối tượng khách hàng đòi hỏi phải có một cơ cấu sản phẩm, bao bì, mẫu mã sản phẩm đa dạng và phong phú.

Ý kiến của khách hàng về chủng loại sản phẩm của Công ty

    Trong quá trình sản xuất kinh doanh, Công ty đã nhận được những phản hồi từ thị trường và người chăn nuôi, từ đó Công ty đã đưa ra một số sản phẩm mới mà hiện nay được người chăn nuôi sử dụng nhiều như sản phẩm V683 – hỗn hợp lợn hướng nạc từ 30kg đến xuất bán, A300 – hỗn hợp ngan, vịt đẻ, H911 – hỗn hợp lợn con tập ăn từ 7kg – 20kg. Ngoài ra, Công ty cũng tham gia tích cực vào các hoạt động mang tính xã hội như xây nhà tình nghĩa cho các đối tượng chính sách, ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, thiên tai, đóng góp, ủng hộ địa phương trong việc xây dựng các công trình công cộng,…từ đó có thể mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình trên thị trường , đó cũng là một hình thức nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty. Ngày nay, khi mà khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ cộng với nguồn vốn FDI được đưa vào nước ta ngày càng thuận lợi, vì thế mà sẽ có rất nhiều các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp nước ngoài bước vào thị trường với tiềm lực tài chính và khoa học công nghệ khá mạnh, khi chính thức bước vào thị trường, sẽ gây ảnh hưởng khá lớn đến khả năng cạnh tranh của Công ty.

    Từ những nghiên cứu trên về Công ty chúng tôi đưa ra những nhận xét về điểm mạnh, điểm yếu, cũng như cơ hội và thách thức từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh nhằm tận dụng cơ hội để phát huy thế mạnh (O/S), tận dụng mặt mạnh để giảm thiểu nguy cơ (S/T), nắm bắt cơ hội để khắc phục mặt yếu (O/W) và giảm thiểu mặt yếu để ngăn chặn nguy cơ (W/T) nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trên thị trường. Do đó, Công ty cần phải có các biện pháp thu hút các nhân tài về làm việc cho mình, bên cạnh đó cần đào tạo chuyên sâu đặc biệt là các nhân viên kỹ thuật, nhân viên thị trường có cả trình độ về marketing và các kiến thức về chăn nuôi thú y, liên kết với các nước tiên tiến về lĩnh vực sản xuất TACN như Thái Lan, Trung Quốc, Hà Lan.

    Bảng 4.9: Danh sách sản phẩm được hỗ trợ của Công ty
    Bảng 4.9: Danh sách sản phẩm được hỗ trợ của Công ty