Nghiên cứu nhận thức về tin giả của sinh viên ngành truyền thông đa phương tiện tại trường Đại học Thăng Long

MỤC LỤC

Khách thể nghiên cứu

Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng nhận thức của sinh viên truyền thông đa phương tiện về Tin giả qua khảo sát sinh viên truyền thông của trường Đại học Thăng Long. Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên truyền thông về Tin giả trong thời gian tới.

Câu hỏi nghiên cứu

- Quá trình tiếp nhận thông tin của sinh viên ngành truyền thông đa phương tiện trên các kênh thông tin đại chúng chịu ảnh hưởng như thế nào bởi Tin giả?. - Nhận thức của sinh viên ngành truyền thông đa phương tiện trường Đại học Thăng Long hiện nay về Tin giả ảnh hưởng đến quá trình học tập và rèn luyện cá nhân như thế nào?.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp này khảo sát 100 sinh viên truyền thông đa phương tiện về vấn đề này. Ưu điểm của việc sử dụng phương pháp bảng hỏi là có thể nắm bắt được vấn đề trên diện rộng, đưa ra những nhận định khái quát. Phương pháp này giúp tác giả có được cái nhìn khách quan của sinh viên truyền thông đa phương tiện đối với vấn đề nghiên cứu.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VẤN ĐỀ NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN TRUYỀN THÔNG VỀ TIN GIẢ

    Ở Việt Nam, các báo điện tử lớn và uy tín như Tuổi trẻ Online (báo điện tử thuộc Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh), VTV News (báo điện tử của Đài truyền hình Việt Nam), VietNamNet (báo điện tử thuộc bộ Thông tin và Truyền thông), Nhân dân điện tử (thuộc cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam), VietnamPlus (báo điện tử của Thông tấn xã Việt Nam). Vào tháng 10 năm 2017, thuật ngữ “tin tức giả mạo” cũng được sử dụng trong hội thảo “Nhận thức tin tức giả mạo (fake news) và An toàn thông tin trên mạng xã hội” do Trường Đại học Văn Lang tổ chức với sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông, an ninh và an toàn mạng. Ngoài ra, “tin tức giả” có thể là những tin, bài chứa thông tin không chính xác (misinformation), chưa được xác minh hoặc thông tin dễ gây hiểu lầm, vô tình hoặc cố ý được truyền đi, che mờ sự thật và cũng có tác động lớn đến dư luận (Adikpo, 2019; Chiluwa & Samoilenko, 2019; Hage, Aùmeur & Guedidi, 2020).

    Những “tin tức giả” này xuất hiện rất nhiều trên các phương tiện truyền thông cả chính thống (truyền hình, phát thanh, báo quốc gia, báo địa phương..) và không chính thống (các trang thông tin điện tử, diễn đàn, các trang mạng xã hội..). Trong bối cảnh internet và truyền thông xã hội phát triển mạnh mẽ, theo Giáo sư Tạ Ngọc Tấn, nguyên Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, nhận xét: “Nguồn thông tin vô cùng phức tạp, rất khó có thể kiểm soát chặt chẽ, với các thông tin về các vấn đề chính trị lại càng phức tạp hơn, càng khó nhận. Giữa các sự kiện, hiện tượng hay vấn đề đặc biệt khó xác minh thông tin như cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 2016 và đại dịch Covid, tin giả càng trở nên tinh vi và quá tải; một số tin còn vẫn rất khó để xác minh rành mạch và rừ ràng cho tới bõy giờ .3.

    Trong thực tế, tin giả, sai lệch hiện diện dưới nhiều hình thức khác nhau, xuất hiện ở mọi định dạng có thể truyền được thông tin như báo in, báo điện tử, các video trên Youtube, những hình ảnh, các trang thông tin điện tử, thông tin được chia sẻ trên các trang mạng xã hội. Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu đã nỗ lực phân loại tin giả giúp cho công chúng có thể nhận diện được tin giả, sai lệch khi đánh giá các nội dung tin, bài trực tuyến trên báo điện tử, các trang tin điện tử hay cỏc trang mạng xó hội (Dale, 2019; Hage, Aùmeur & Guedidi, 2020;. Thứ hai là những trang tin châm biếm (satire), giễu nhại (parody), đăng những bài viết với mục đích giải trí, châm biếm, nhại lại các chính trị gia hay người nổi tiếng nhưng ở định dạng của tin tức chính thống nên dễ khiến người đọc hiểu nhầm rằng đó là những thông tin chính xác, nghiêm túc (Dale, 2019; Kalsnes, 2018).

    Tuy nhiên, các tác giả của những nghiên cứu trên đã khảo sát và phân loại các kiểu hình tin giả dựa trên một số yếu tố như định dạng tin tức (thông tin sai lệch được tạo dựng như tin tức. thật), mức độ sai lệch (thông tin sai một phần hoặc hoàn toàn sai), và mục đích, động cơ đằng sau của tin giả (nhằm đánh lừa công chúng, hoặc vì mục đích kinh tế, chính trị). Tiêu biểu như các thuật toán hoạt động đưa thông tin, liên kết người dùng trên mạng xã hội vô tình tạo ra bong bóng bộ lọc (filter bubble) và buồng vang thông tin (echo chamber), hiệu ứng chân lý ảo tưởng (illusory truth effect) khi con người sẽ tin một thông tin nào đó đúng chỉ đơn giản vì họ tiếp xúc nhiều với thông tin đó hơn , các thiết bị công nghệ tiên tiến được7 tạo ra cho mục đích bịa đặt và lan truyền tin giả như Deepfake. Khi công nghệ phát triển, việc phát tán quan điểm sai trái không chỉ trong tay những cơ quan, tổ chức nhà nước hay các tập đoàn sở hữu công nghệ đắt tiền nữa mà tin tức sai lệch, giả tạo đã trở nên phổ biến đặc biệt trên nền tảng truyền thông mạng xã hội như Youtube, Twitter, Facebook, Zalo, Tiktok… Trên những nền tảng này, thông tin sai lệch được nhanh chóng, dễ dàng “khuếch tán”.

    Trong đó, có trách nhiệm của thanh niên – đặc biệt là sinh viên – thế hệ tương lai của đất nước, thế hệ đang được trang bị tri thức hiện đại, thế hệ nhiều đam mê và rất thành thạo trong việc khai thác, sử dụng công nghệ trong mọi lĩnh vực với việc phản bác quan điểm sai trái, thù địch. Để có thể phản bác đẩy lùi được tin giả, các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội, thì người phản bác phải hiểu bản chất của vấn đề và mục đích, nhiệm vụ mà mình cần thực hiện, như vậy việc phản bác mới đúng, trúng và thuyết phục. Cùng với đó, cũng cần nhận thức các thủ đoạn lan truyền tin giả của các thế lực rất tinh vi, xảo quyệt, việc đấu tranh, phản bác các quan điểm này không của riêng một tổ chức nào mà là công việc của tất cả những người dân chân chính, yêu nước trong một đất nước, trong đó có thế hệ thanh niên, sinh viên thế hệ có sức khoẻ, tri thức; đây là công việc khó, cần có chiến lược, nhiệt huyết và sự bền bỉ….

    Để nhận thức được những chiêu trò và kịp thời phản bác được các quan điểm sai trái, sinh viên cần không ngừng tiếp nhận thông tin từ sách vở, từ báo chí truyền thông chính thống nhằm hiểu được thực trạng xã hội; không ngừng trau rồi bản lĩnh chính trị (tỉnh táo, kiên cường trước mọi cám dỗ, nhất quán giữ vững lập trường tư tưởng, lý tưởng đã chọn…). Những diễn đàn này có khả năng lan tỏa nhanh, rộng, vì vậy việc lựa chọn ngôn từ nào, luận điểm, luận cứ, ý tưởng nào để phản biện, đính chính những thông tin giả, quan điểm sai trái rất quan trọng, cấp thiết, bởi nếu không cân nhắc, không sắc bén có thể trở nên hời hợt, nhạt nhòa, thậm chí phản tác dụng, là cái “loa” để tuyên truyền cho kẻ địch.