MỤC LỤC
Vùng ĐNB với thế mạnh tập trung là các khu công nghiệp và dịch vụ, cùng với các chính sách xã hội hóa giảm nghèo, nhiều mô hình triển khai hoạt động giảm nghèo theo đặc thù kinh tế của địa phương đã phát huy tốt năng lực và tạo giá trị phúc lợi cho các hộ gia đình, một số mô hình như chăn nuôi bò sinh sản ở Phú Riềng (tỉnh Bình Phước), mô hình chăn nuôi dê (tỉnh Đồng Nai), mô hình vay vốn tạo việc làm, học nghề (Bình Dương),. Dẫu vậy, kết luận này hiện nay vẫn đang là vấn đề tiếp tục bàn thảo và ngày càng thu hút nhiều ý kiến khác nhau của các nhà nghiên cứu, với mỗi nghiên cứu các tác giả đã giới thiệu, phân tích các khía cạnh, các lĩnh vực khác nhau, có ý kiến cho rằng mối quan hệ tác động của TDVM với thu nhập là không đáng kể xét về mặt thống kê (Sen, 2008; Rukiye, 2012) hay có ý kiến cho rằng họ không tìm thấy tác động của TDVM đến thu nhập hộ gia đình (Diagne và Zeller, 2001), nghiên cứu của Morduch (1998) cho rằng tín dụng từ ngân hàng Grameen ở Bangladesh làm giảm tổn thương hơn là xóa đói giảm nghèo và nghiên cứu của Coleman (1999) cho thấy rằng họ chỉ tìm thấy có một tác động đáng kể của TDVM với phúc lợi của các hộ gia đình ở Thái Lan mà thôi.
Trước bối cảnh đó, nghiên cứu đề ta các vấn đề trọng tâm cần nghiên cứu đó là (1) kiểm định luận điểm TDVM tác động đến giảm nghèo thông qua yếu tố thu nhập của hộ là cần thiết, (2) để nâng cao thu nhập cho các hộ nghèo cần thiết nâng cao tiếp cận TDVM cho hộ và (3) làm cách nào để nâng cao tiếp cận TDVM cho người nghèo có thêm nguồn vốn để cải thiện thu nhập của họ?. Tại Việt Nam, các nghiên cứu nổi tiếng kinh điển của các tác giả như Nguyễn Kim Anh và ctg (2011) đã nghiên cứu TCVM với người nghèo tại Việt Nam - Kiểm định và so sánh, hay hàng loạt các nghiên cứu khác về người nghèo như đánh giá các chính sách giảm nghèo ở TPHCM (Phùng Đức Tùng và ctg, 2013), đánh giá các mô hình giảm nghèo của các đối tác nước ngoài tại Việt Nam (Nguyễn Đức Nhật và ctg, 2013),.
Với lập luận đó cho thấy rằng các khoảng trống cần tiếp tục kế thừa và làm rừ trong nghiờn cứu đú là: (1) việc nghiờn cứu mức độ tỏc động của TDVM đến thu nhập cho các hộ nghèo và tìm hiểu liệu rằng có sự khác biệt thu nhập của hai nhóm hộ vay và không vay vốn TDVM?. (2) tính đặc thù của khu vực nghiên cứu và (3) thông qua tính đặc thù của khu vực, xác định tác động của TDVM mang lại thông qua giá trị về thu nhập và để gia tăng thu nhập cần tăng cường tiếp cận TDVM cho các hộ nghèo thì những hạn chế nào ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận TDVM của hộ các hộ nghèo?.
Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Phương pháp phỏng vấn 15 chuyên gia là các cán bộ tại các Sở LĐTBXH, các Phòng LĐTBXH địa phương, các cán bộ xã, phường, cán bộ NHCSXH, các chuyên viên thực hiện công tác giảm nghèo tại các địa phương trong khu vực. Nguồn dữ liệu sơ cấp: Được thu thập từ việc khảo sát 600 hộ nghèo trong khu vực trong năm 2016, phỏng vấn 15 chuyên gia đang công tác tại Sở, Ban, ngành, các chuyên viên thực hiện công tác giảm nghèo tại các địa phương.
Thứ tư, yếu tố vốn xã hội (VXH) mà hiện nay đã có nhiều nghiên cứu phân tích ảnh hưởng của VXH đến việc tham gia các dịch vụ tín dụng nói chung nhưng việc tìm hiểu ảnh hưởng của VXH đến tiếp cận TDVM ở các nghiên cứu trước chưa thật sự quan tâm, từ kết quả mô hình hồi quy Binary Logistic luận án đã khẳng định VXH là vấn đề cần thiết để phát huy và mở rộng trong quá trình thực hiện triển khai chiến lược xóa đói giảm nghèo.
Các giả thuyết đặt ra được phân tích chi tiết tại chương này, đồng thời Chương 4 cũng là chương trả lời cỏc cõu hỏi và làm rừ mục tiờu của nghiờn cứu. Từ đú, cỏc giải phỏp nghiờn cứu được trỡnh bày góp phần nâng cao thu nhập cho hộ nghèo thông qua việc nâng cao tiếp cận TDVM cho hộ nghèo nhằm hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững trong khu vực và cả quốc gia.
Linh hoạt các khoản cho vay là cần thiết, đa dạng các hình thức cho vay, huy động nguồn vốn vay và kích thích khách hàng tiết kiệm là cách làm mang lại hiệu quả cho hoạt động TDVM, việc huy động các nguồn vốn vay được thực hiện từ nhiều nguồn lực khác nhau trong đó tập trung các nguồn lực hỗ trợ vốn cho công tác giảm nghèo nhất là người nghèo đang sinh sống tại khu vực nông thôn, tạo điều kiện giúp người nghèo được tiếp cận vốn vay một cách dễ dàng và nhanh chóng thông qua nhiều phương thức khác nhau tuy nhiên phương thức được nhiều quốc gia lựa chọn triển khai qua các tổ nhóm tự quản và hoạt động này mang lại giá trị tích cực trong công tác giảm nghèo. Đồng thời, xuất phát từ mô hình cho vay theo nhóm tự quản, vì vậy việc mở rộng mạng lưới vốn xã hội là cần thiết, mô hình hoạt động từ Canada thành công bởi sự hình thành và phát triển của mang lưới xã hội ở quốc gia này, hoạt động nhóm hình thành từ các mối quan hệ lẫn nhau trong cùng một khu vực, việc thiết lập mối quan hệ lẫn nhau trong cùng một cộng đồng mang lại các giá trị văn hóa tốt đẹp góp phần mở rộng mạng lưới hoạt động của TDVM và đồng thời phát huy bản sắc văn hóa đặc trưng trong các cộng đồng dân cư của từng khu vực, từ đó các kinh nghiệm hữu ích được chia sẻ lẫn nhau góp phần tích cực đẩy lùi tình trạng nghèo trong các nhóm dân cư.
Đội ngũ nguồn lực thực hiện hoạt động có sự am hiểu sâu sắc về người nghèo, hiểu nghèo để giúp người dân thoát nghèo, do vậy, công tác quản lý hoạt động TDVM luôn luôn cần được trang bị một cách đầy đủ và toàn diện về nghèo nhằm thực hiện các kế hoạch hoạt động có hiệu quả và thiết thực. Từ những năm 80 cho đến nay chuẩn mực để xác định ranh giới giữa người giàu với người nghèo ở các nước đang phát triển và các nước ở khu vực ASEAN được xác định bằng mức chi phí lương thực, thực phẩm cần thiết để duy trì cuộc sống với mức tiêu dùng nhiệt lượng từ 2100 - 2300 calo/ngày/người.
Hoạt động TDVM được sử dụng ở các nước đang phát triển và có hiệu quả cao trong xóa đói giảm nghèo, đặc biệt TDVM tập trung hướng vào đối tượng khách hàng là phụ nữ khu ở các vực nông thôn, họ là những người không có khả năng tiếp cận các nguồn vốn từ các định chế tài chính khác bởi các rào cản về tài sản thế chấp và các thủ tục phức tạp và rườm rà giúp họ tự tạo việc làm và tạo thu nhập (Mohanan, 2005). Tại Canada chính phủ nước này và các nhà cung cấp dịch vụ TDVM chú trọng đến các hoạt động phi tài chính là chủ yếu, họ tập trung phát huy nội lực của bản thân khách hàng vay vốn TDVM, phát huy các kỹ năng tự lực tạo ra các giá trị tài sản, đồng thời với việc cung ứng các dịch vụ của TDVM họ tập trung hỗ trợ môi trường thuận lợi để người nghèo có thể phát huy giá trị nội lực của bản thân hơn là cung cấp sản phẩm tài chính sẵn có.
+ Cơ quan thống kê Úc (Australian Bureau of Statistics) đã ban hành bộ tiêu chí đo lường như sau: (1) sự tin tưởng vào các thiết chế, (2) sự hợp tác và thái độ với khả năng ra quyết định của tập thể, tham gia các dịch vụ mới tại địa phương, (3) sự tham gia xã hội thể hiện qua số lượng các tổ chức, câu lạc bộ hoặc hiệp hội mà cá nhân tham gia, là sự gắn bó về tôn giáo, sự quy thuộc vào các câu lạc bộ, các tổ. Đối tượng là những người phụ nữ chưa được tiếp cận TDVM nên tìm cách tăng cường khả năng tiếp cận cho họ, tạo ta nhận thức cho họ khi tham gia các hoạt động của TDVM thì thu nhập góp phần được cải thiện, đó là sự phát triển sinh kế bền vững cho họ và công tác tuyên truyền giáo dục đến với các đối tượng khách hàng là một trong những chiến lược lâu dài của các tổ chức cung cấp TDVM.
Tóm lại, hầu hết các nghiên cứu trên đều khẳng định vai trò và hiệu quả của TDVM đối với giảm nghèo thông qua việc cải thiện thu nhập, nâng cao mức sống, nâng cao tinh thần kinh doanh, tạo dựng tài sản và góp phần nâng cao vị thế cho người phụ nữ. Như vậy cho thấy rằng, để thúc đẩy gia tăng thu nhập cần thiết gia tăng khả năng tiếp cận TDVM cho họ, luận án đã tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận TDVM của hộ nghèo trên cơ sở nền tảng của lý thuyết và các nghiên cứu trước.
Quy trình nghiên cứu
Thứ sáu, Hiện tượng phương sai phần dư thay đổi (Heteroskedasticity):. Kiểm định này nhằm kiểm tra các ước lượng của các hệ số hồi quy có bị chệch hay không, nếu ước lượng của các phương sai bị chệch làm kiểm định các giải thuyết mất hiệu lực, do vậy, dễ bị đánh giá nhầm về chất lượng của hồi quy tuyến tính. Do vậy, kết quả kiểm định giả thuyết về hệ số hồi quy chưa thể kết luận chắc chắn được. Thủ tục để dùng kiểm định này có thể dùng là kiểm định White, kiểm định Glesjer…, nhưng các kiểm định này chỉ phù hợp với kích thước mẫu phải rất lớn. Với đề tài nghiên cứu sẽ dùng kiểm định tương quan hạng Spearman. Giả thuyết đặt ra là phương sai của phần dư thay đổi, nếu giả thuyết này đúng thì hệ số tương quan hạng tổng thể giữa phần dư và biến độc lập sẽ khác 0. Cách đặt giả thuyết H0: Hệ số tương quan hạng của tổng thể bằng 0. Nếu kết quả kiểm định không bác bỏ giả thuyết H0: Có thể kết luận phương sai của sai số không thay đổi. Ngược lại, nếu giá trị của Sig. 0,05) kết luận giả thuyết phương sai của sai số có thay đổi. Bên cạnh các chính sách hỗ trợ về tài chính cho hộ nghèo, các chính sách quan tâm hỗ trợ phi tài chính góp phần quan trọng trong quá trình tạo ra khả năng lao động, năng lực tự làm chủ bản thân, các kỹ năng quản lý tài chính, kỹ năng hoạch định các phương án lao động góp phần gia tăng việc làm và gia tăng thu nhập cho họ điều này đã được minh chứng qua các mô hình nghiên cứu thực tiễn của Boamah và Alam (2016); Nguyễn Đức Nhật (2013); Alhassan và Akuduga (2012); Boamah và Alam (2016).
Tuy nhiên với quy mô khu vực ĐNB gồm 6 tỉnh thành, việc chọn mẫu trên cơ sở chọn các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh và Đồng Nai là các tỉnh thành có tỷ lệ hộ nghèo tương đối, đồng thời thể hiện đặc điểm nghèo nông thôn và nghèo thành thị và 4 tỉnh thành như trên đáp ứng điều kiện chọn mẫu nghiên cứu và quy mô mẫu chọn cho mỗi tỉnh thành là 150 hộ với tổng quy mô là 600 hộ. Nghiên cứu tiến hành kiểm tra lại tính đại diện của mẫu: Mẫu nghiên cứu sau khi được chọn từ danh sách các hộ nghèo tại các địa phương, tiến hành kiểm tra lại tính đại diện của mẫu bảo đảm đủ số lượng các phiếu khảo sát cho từng địa phương, bảo đảm đúng chuẩn nghèo và phải là các hộ nghèo.
- Về nguyên nhân nghèo đã được các tổ chức SLĐTBXH thống kê cho biết rằng nguyên nhân hộ nghèo thường rơi vào các trường hợp thiếu đất canh tác và đông người ăn theo (chiếm tỷ lệ cao: gần 70%), và nhóm nguyên nhân dẫn đến tình trạng hộ nghèo thường rơi vào nhiều nhất là ốm đau nặng (chiếm tỷ lệ hơn 70%). Trong giai đoạn vừa qua, trong cả nước có 7/63 tỉnh thành, thành phố công bố nâng mức chuẩn nghèo của địa phương cao hơn so với chuẩn nghèo do Trung Ương ban hành, trong đó tại khu vực ĐNB có đã có 5 tỉnh thành (bao gồm Bình Dương, TPHCM, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai) nâng cao mức chuẩn nghèo so với mức chuẩn.
Tình trạng hôn nhân của các hộ nghèo với bộ số liệu khảo sát cho biết tình trạng hôn nhân của các hộ nghèo có tỷ lệ hộ đầy đủ vợ chồng là 66.8%, tình trạng ly hôn chiếm tỷ lệ 13% và tình trạng chủ hộ còn độc thân chiếm tỷ lệ 20.2%. Qua việc khảo sát nhiều hộ cho biết gia đình gặp các biến cố rủi ro xảy ra như dịch bệnh, hạn hán, hoặc các biến cố rủi ro khác dẫn đến mất khả năng lao động nên thu nhập mang về không nhiều, nhiều con vật, hoa màu bị thất thoát hư hỏng.
Với tiền thân là hệ thống các QTDND, NHHTX tổ chức hoạt động huy động vốn và cho vay đối với các đối tượng khách hàng có nhu cầu, trong đó có dịch vụ cho vay đối tượng là cá nhân, hộ gia đình nghèo, sống ở đô thị (thị trấn, thị xã, thành phố) có mức tổng thu nhập hàng tháng của tất cả các thành viên trong gia đình từ 550.000 VND đến 1.500.000 VND, các các cá nhân, hộ gia đình thu nhập thấp, sống ở đô thị (thị trấn, thị xã, thành phố) có mức tổng thu nhập hàng tháng của tất cả các thành viên trong gia đình từ 1.500.000 VND đến 6.600.000 VND được NHHTX xét duyệt cấp vốn vay với các khoản vay không cần tài sản bảo đảm là 50 triệu đồng/lần vay hoặc cho vay có tài sản bằng tải. Đối với các tổ chức TCVM được cấp phép hoạt động cho đến nay cả nước đã có 5 tổ chức TCVM được NHNN cấp phép hoạt động và được xem là khu vực cung cấp các dịch vụ tín dụng chính thức, đó là Tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn M7 (M7- MFI), Tổ chức tài chính vi mô Tình thương (TYM), Tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn Thanh Hóa (Thanh Hóa–. MFI), Tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn một thành viên cho người lao động nghèo tự tạo việc làm (CEP) và Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tỉnh Tiền Giang còn gọi là Tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn MeKong (MOM).
Tuy vậy, phương thức cho vay theo nhóm có một số nhược điểm như (1) Có sự rủi ro do các thành viên trong nhóm cấu kết không trả nợ vay; (2) người có uy tín không tham gia nhóm vay bởi họ có thể tự đi vay không cần tham gia nhóm và không phải gánh trách nhiệm cho ai; (3) có thể tồn tại sự trả đũa của thành viên cố tình không trả nợ vay và (4) tính rủi ro do sự hạn chế kiểm soát của các thành viên do biệt lập về khoảng cách địa lý, do di dời nơi cư ngụ mà các thành viên trong nhóm không kịp cập nhật (Lê Khương Ninh, 2016). Theo đó, các chính sách phổ biến tuyên truyền và phòng chống các dịch bệnh trong chăn nuôi, trồng trọt tuy có triển khai tích cực đến các hộ nghèo vùng sâu xa, vùng hẻo lánh nhất là các vùng dân tộc thiểu số sống cách xa các trục lộ giao thông chính, giúp hộ nghèo nắm bắt kiến thức ứng dụng vào chăn nuôi trồng trọt nhưng vẫn chưa thật sự đạt hiệu quả nhiều như mong đợi do một số nguyên nhân từ hộ nghèo cũng như một số nguyên nhân khác quan khác.
Việc xét duyệt hồ sơ vay vốn chủ yếu thông qua các tổ TK&VV tại các thôn, xã hoặc qua các cán bộ phụ nữ tại địa phương, điều này tồn tại phần nào đã ảnh hưởng bởi yếu tố quan hệ, với các hộ gia đình không có mối quan hệ xã hội thì việc vay vốn không thể tiếp cận được thông qua cán bộ tổ tại địa phương. Việc xác định đúng mục đích vay vốn có tác động tích cực đến khả năng tiếp cận với các dịch vụ tài chính tín dụng được thuận lợi hơn (theo mô hình hoạt động cho vay theo nhóm có sự giám sát hiệu quả sử dụng vốn và xét duyệt của nhóm về các khoản vay trong tương lai, xác định mục đích vay đúng đắn góp phần thuận lợi hơn trong việc vay thêm các khoản vay tiếp theo).
Các chính sách phi tài chính tiếp tục cần quan tâm và phát huy tập trung vào một số ngành nghề trọng yếu để hộ dân có định hướng làm ăn, tạo các hoạt động sinh kế trong tương lai như đầu tư lao động trong nông nghiệp, lâm nghiệp, sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện cuộc sống, đẩy mạnh việc chuyển giao KHKT, có định hướng và giúp cho hộ nghèo tiếp cận với các thị trường tiêu thụ sản phẩm,.v.v. Vốn xã hội và tần suất tham gia vốn xã hội mà thông qua đó, các nguồn lực xã hội được các cá nhân nắm bắt nhiều hơn, cập nhật nhiều thông tin cần thiết, và nhiều các thông tin liên quan nhu cầu về vay vốn được truyền đến nhau thông qua các buổi sinh hoạt hội họp, các buổi tuyên truyền của truyền thông xã, phường thôn, ấp tổ chức, các buổi tham vấn kiến thức trồng trọt, chăn nuôi,.