MỤC LỤC
Như vậy, các công trình nghiên cứu trong nước và thế giới đều cho thấy vai trũ của HĐ trải nghiệm trong dạy học; gúp phần làm rừ khỏi niệm, nội dung, hình thức tổ chức, … của HĐ trải nghiệm nhưng chưa có công trình nào trực tiếp nghiên cứu về thiết kế, tổ chức HĐ thực hành và trải nghiệm trong dạy học môn toán lớp 2 đáp ứng yêu cầu CTGDPT 2018.
Quan sát, điều tra thực tiễn DH ở trường Tiểu học, dự giờ, phỏng vấn, dùng phiếu hỏi để thu thập ý kiến của GV và HS ở trường Tiểu học Hoa Động về thực trạng tổ chức hoạt động thực hành và trải nghiệm trong DH môn toán lớp 2 đối chiếu kết quả với yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Thống kê số liệu trước và sau thực nghiệm, giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng; lấy ý kiến đánh giá tham khảo của giáo viên trực tiếp giảng dạy để điều chỉnh luận văn cho phù hợp thực tiễn dạy hoạt động thực hành và trải nghiệm trong DH môn toán lớp 2 đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
- Hoạt động thực hành và trải nghiệm trong môn toán giúp học sinh hình thành sự hứng thú và sự yêu thích môn toán: Toán là một môn học khá khô khan, nặng tính lý thuyết đối với học sinh Tiểu học, tuy nhiên, Toán cũng lại là một môn học mà nó luôn hiện hữu ở xung quanh chúng ta, nó hiện diện ở mọi ngóc ngách, mọi hoạt động của xã hội, bởi vậy các hoạt động thực hành và trải nghiệm được tổ chức cho học sinh tiểu học cần sự phong phú mới có khả năng đáp ứng được các nhu cầu lành mạnh của trẻ em – lứa tuổi vừa qua giáo dục mầm non chỉ với các hoạt động vui chơi, phát triển trí tuệ cơ bản. Một số hoạt động trải nghiệm ngoại khóa như: tham quan khu di tích lịch sử địa phương, công viên, trồng rau ở vườn trường, vườn trường,… Các hoạt động tham quan cắm trại, lao động tập thể , tình nguyện,… hay các hình thức có tính thể nghiệm, tương tác (diễn đàn, giao lưu…) nên được tổ chức hợp lý để kích thích sự ham học, sự hiểu biết, kích thích sự khám sự hiểu biết của HS. Khi triển khai hoạt động trải nghiệm trong đại học các môn học, việc lựa chọn hình thức và địa điểm tổ chức phụ thuộc vào nội dung bài học, yêu cầu về thời gian và không gian. GV có thể linh hoạt chọn lựa các hình thức và địa điểm phù hợp. Một số quy trình học tập dựa trên trải nghiệm a) Quy trình của David Kolb. Vào năm 2015, David Kolb đã đưa ra một mô hình học tập dựa trên trải nghiệm, nhấn mạnh rằng tri thức được tạo ra từ kinh nghiệm và cần phải được người học xây dựng hoặc tái tạo, thay vì chỉ đơn thuần ghi nhớ những kiến thức đã có sẵn. Có thể thấy tóm tắt chuỗi HĐ của người học theo chu trình 4 bước như sau:. Qua mô hình này, cả giáo viên và học sinh đều có khả năng thay đổi phương pháp tiến hành để cải thiện chất lượng và trình độ giảng dạy và học tập. Đây được coi là một trong những mô hình phổ biến nhất được áp dụng trong thiết kế chương trình học, lập kế hoạch giảng dạy, huấn luyện và hướng dẫn học tập trong các khóa học. Quan điểm cơ bản trong mô hình học tập dựa trên kinh nghiệm này là HS cần phát triển cái nhìn tổng quan về tình huống dựa trên kinh nghiệm cá nhân, từ đó nghiên cứu và phân tích tình huống để áp dụng vào thực tế. Sau đó, học sinh thực hiện thực nghiệm trong thực tế để đánh giá kết quả, xác định đúng-sai, hữu ích-vô ích và rút ra những kinh nghiệm mới. Những kinh nghiệm này trở thành nội dung và tác nhân thúc đẩy cho vòng học tập tiếp theo, và quá trình này được lặp lại cho đến khi mục tiêu học tập ban đầu được đạt đến. Để thực hiện quy trình này, người học cần có kỷ luật và sự nhất quán. từ khi lên kế hoạch, thực hiện hành động, trải nghiệm và liên hệ trở lại các lý thuyết. 1: Quy trình học tập dựa trên trải nghiệm của David Kolb Nguồn: David Kolb b) Quy trình của Kurt Lewin. Trong tác phẩm The Lewin Experiential Learning Model, Kurt Lewin đưa ra mô hình học tập dựa trên trải nghiệm gồm 4 giai đoạn. Theo quan điểm của tôi, trong nghiên cứu hành động và đào tạo trong phòng thí nghiệm, quá trình học tập được xem là một quá trình tích hợp, bắt đầu bằng việc có những kinh nghiệm cụ thể hoặc rời rạc. Sau đó, người học thu thập dữ liệu, quan sát và tự phản ánh về những kinh nghiệm đó. Các dữ liệu này được phân tích và khái quát hóa để tạo ra các khái niệm trừu tượng và tổng quát. Cuối cùng, người học thử nghiệm các ý nghĩa của những khái niệm này trong các tình huống mới.[23]. Mô hình học tập trải nghiệm củaK. Nguồn: Kurt Lewin Vai trò của kinh nghiệm, khi được phân tích ông đã chỉ ra: Học hỏi từ kinh nghiệm rất có ý nghĩa đối với người học là trẻ em vì nó sẽ giúp trẻ có thể giải quyết khó khăn trong các tình huống trong cuộc sống mà sau này các em có thể găp; điều này có nghĩa là khả năng điều chỉnh hành vi trên cơ sở các kinh nghiệm trước đó và hình thành kinh nghiệm mới của trẻ là rất quan trọng [23]. c) Mô hình học tập trải nghiệm của John Dewey.
Để đảm bảo nguyên tắc này, tính trực quan và phù hợp với tâm lý của đa số đối tượng HS trong điều kiện DH HĐTH&TN Toán lớp 2 ở trường Tiểu học phải được chúng ta quan tâm, ưu tiên tiếp cận. Bên cạnh đó, quy trình cần được đề xuất phù hợp với tình hình thực tiễn, với sự phát triển KT-XH; được điều chỉnh bổ sung vừa sức và cải tiến để ngày càng hoàn thiện hơn.
HS trao đổi, thảo luận để tìm ra cách làm tối ưu: cả hai cách đều đúng khi tìm kết quả của phép tính cộng nhưng cách thứ nhất chỉ thực hiện được nếu như hai số hạng nhỏ dễ dàng sử dụng que tính, còn với những phép cộng có số hạng lớn thì sẽ gây khó khăn, bất tiện trong quá trình tìm kết quả vì phải sử dụng số lượng que tính quá lớn. - HS trao đổi, thảo luận tìm ra cách làm tối ưu: Chẳng hạn: Cả ba cách đều đúng khi tìm số kẹo của bạn Mai nhưng cách thứ nhất chỉ thực hiện được nếu như hai số hạng nhỏ dễ dàng sử dụng que tính, còn với những số hạng lớn thì sẽ gây khó khăn, bất tiện trong quá trình tìm kết quả vì phải sử dụng số lượng que tính quá lớn.
GV nêu tình huống thực tiễn đối với HS: Nhà bác Lan đang muốn xây một ngôi nhà 4 tầng, mỗi tầng có chiều cao khoảng 3m hoặc 4m, các em hãy giúp bác Lan thiết kế ngôi nhà và tính chiều cao ngôi nhà nhé. Định hướng phát triển năng lực: Học sinh có cơ hội phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực tư duy và lập luận, NLGQVĐ, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công cụ phương tiện học toán.
Lớp đối chứng dạy bình thường theo các tài liệu hiện hành, còn lớp thực nghiệm dạy theo hướng dẫn có áp dụng quy trình thiết kế, tổ chức HĐTH&TN trong DH môn toán lớp 2 đáp ứng yêu cầu CTGDPT 2018 được đề xuất trong Chương 2 luận văn. Do điều kiện thời gian không cho phép, tác giả không thể áp dụng quy trình thiết kế, tổ chức HĐTH&TN trong DH môn toán lớp 2 đáp ứng yêu cầu CTGDPT 2018 vào tất cả các tiết học trong Chương trình.
Do điều kiện thời gian không cho phép, tác giả không thể áp dụng quy trình thiết kế, tổ chức HĐTH&TN trong DH môn toán lớp 2 đáp ứng yêu cầu CTGDPT 2018 vào tất cả các tiết học trong Chương trình. Tuy nhiên tác giả lựa chọn một số tiết học môn toán lớp 2 để tổ chức DH thực nghiệm. + Khảo sát kết quả đầu vào của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. + Nghiên cứu nội dung và lựa chọn đơn vị kiến thức thực nghiệm. Tiến hành thực nghiệm trên cơ sở cùng một nội dung kiến thức cho lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. + Thiết kế giáo án thực nghiệm vận dụng vận dụng quy trình thiết kế, tổ chức HĐTH&TN trong DH môn toán lớp 2 đáp ứng yêu cầu CTGDPT 2018. Các buổi thực nghiệm tuân thủ và bám sát chương trình của Bộ Giáo Dục và Đào tạo hiện hành. Không làm đảo trật tự và kế hoạch giảng dạy của nhà trường và của GV thực nghiệm. + Tiến hành DH không vận dụng quy trình thiết kế, tổ chức HĐTH&TN trong DH môn toán lớp 2 đáp ứng yêu cầu CTGDPT 2018. + Kiểm tra kết quả sau khi áp dụng quy trình. So sánh, đánh giá kết quả điểm kiểm tra của HS lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. + Phân tích, xử lý kết quả thực nghiệm. + Rút ra kết luận cần thiết. Tài liệu thực nghiệm sư phạm. a) Các giáo án sử dụng trong thực nghiệm sư phạm. - Bài kiểm tra sau TNSP: Để có căn cứ đánh giá, sau khi TNSP chúng tôi tiến hành kiểm tra HS ở các lớp TN bằng bài kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm (Phụ lục 5) với mục đích bài kiểm tra:. + Nhận biết các kiến thức đã học;. + Hiểu các kiến thức đã học;. + Vận dụng các kiến thức đã học để biết vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. b) Công cụ đánh giá năng lực hợp tác của học sinh.
Với kết quả này cho thấy GV vẫn có thể tiếp tục vận dụng thiết kế, tổ chức HĐTH&TN trong DH môn toán lớp 2 đáp ứng yêu cầu CTGDPT 2018, tuy nhiên trong quá trình thiết kế, tổ chức, các GV cần thiết kế chi tiết hơn các hoạt động cũng như bao quát hơn đến các học sinh chưa có sự hợp tác tốt, còn thụ động trong việc tham gia hoạt động. Khi được hỏi vì sao thích hoạt động này thì các em có rất nhiều câu trả lời khác nhau như: Được học ở không gian bên ngoài lớp học nên rất thoải mái; được tự mình sử dụng thước đo đọ dài, cân để đo khối lượng; … Đặc biệt, khi hỏi về mối quan hệ giữa toán học và thực tiễn cuộc sống thì các bạn đều nói rằng các em thấy toán học có ở rất nhiều tình huống thực tiễn; học Toán là giúp em giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.