MỤC LỤC
- Đề xuất một số kiến nghị với các cơ quan Nhà nước các cấp đối với việc nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý sử dụng đất lâm nghiệp của huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
- Người dân đã quan tâm đầu tư vào các khu rừng của mình, một số khu rừng giao đã được cộng đồng đầu tư chăm sóc, làm giàu rừng, áp dụng kiến thức bản địa để kinh doanh, ở tỉnh Đăk Lăk, hoạt động sau giao đất giao rừng đã được triển khai ở một số nơi như cộng đồng đã tổ chức phân công bảo vệ rừng, đặc biệt là hoạt động kinh doanh rừng với sự tham gia trực tiếp của cộng đồng, tạo ra thu nhập từ rừng thông qua công tác lâm sinh như tỉa thưa [1]. Participatory Technology Development (PTD) là dự án hỗ trợ lâm nghiệp “Phát triển công nghệ có sự tham gia” được giới thiệu vào Việt Nam trong vòng bốn năm trở lại đây và được thử nghiệm ở các hiện trường của dự án Hỗ trợ lâm nghiệp xã hội do chính phủ Thụy Sĩ thuộc các tỉnh Hòa Bình, Thừa Thiên - Huế, Đăk Lăk, Lâm Đồng, các kinh nghiệm đã được tổng kết để phát triển thành “Sổ tay hướng dẫn” [2].
Theo Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 04/4/2015 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của VPĐKĐĐ trực thuộc Sở TN & MT, Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc VPĐKĐĐ cấp tỉnh thuộc Sở TN & MT, có chức năng thực hiện đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng, quản lý, cập nhật, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai và cung cấp thông tin đất đai cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Đến nay hoạt động QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Diễn Châu cơ bản đi vào nề nếp, trật tự kỷ cương, các tệ nạn, hành vi vi phạm pháp luật QLNN về đất đai như: Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai; Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố; sử dụng đất không đúng mục đích; Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật Đất đai năm 2013; Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai;.
Để nâng cao chất lượng công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư, UBND huyện đã duy trì thường xuyên việc tiếp dân định kỳ vào các ngày 15, 30 hàng tháng, họp định kỳ mỗi tuần từ 1-2 buổi để nắm bắt tình hình, chỉ đạo công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư. Phòng tài nguyên huyện Diễn Châu đã tiến hành điều tra đánh giá về diện tích, độ dày, độ dốc, độ cao so với mực nước biển, khí hậu, địa hình để qua đó lựa chọn loài cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện.
Năm thứ 3: Chi phí nhân công (tỉa cành, làm cỏ, xới xáo đất), quản lý bảo vệ rừng trồng. Từ năm thứ 4 trở đi là công quản lý bảo vệ rừng trồng như canh giữ trâu bò phá, chặt bỏ cành sâu bệnh và phòng chống cháy rừng. Cuối năm thứ 7 khai thác sau đó tiếp tục trồng sau khai thác. Bảng 2.11: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả trồng rừng. Điều này mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cho các hộ trồng rừng. Hình thức tổ chức kinh tế chủ yếu là kinh tế hộ gia đình, cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dần từ nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa. Phát triển các dịch vụ phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau về nguyên liệu, lao động, thị trường tiêu thụ.. Hoạt động lâm nghiệp chủ yếu của huyện tập trung vào trồng, bảo vệ rừng và khai thác các sản phẩm từ rừng như: nhựa thông, mây tre đan… Ngành lâm nghiệp tăng trưởng tăng 14.3% so với năm trước, đạt 10.9% kế hoạch năm. Hiệu quả xã hội. Sau khi thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và chính sách giao đất, giao rừng, người dân đã tiến hành sản xuất nông lâm nghiệp trên diện tích đã được giao bước đầu đem lại hiệu quả cho người dân. Giải quyết được tình trạng thiếu đất sản xuất, người dân có trách nhiệm hơn trên diện tích đất mình được giao làm cho đời sống nhân dân được cải thiện hơn. vụ) thu nhập bình quân 30 triệu đồng/năm, nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo. Tình trạng đo bao nhiều thửa thành một thửa, đo hai thửa đất chồng lên nhau hoặc đo thửa này lấn sang thửa kia vẫn còn khá phổ biến dẫn đến xảy ra tranh chấp về đất đai đã phức tạp lại càng thêm phức tạp, nhiều hộ gia đình, cá nhân mặc dù đã sử dụng đất ổn định song không thực hiện kê khai cấp giấy chứng nhận được do có sai sót trong đo đạc hoặc có tranh chấp với hộ liền kề.
Hoàn thiện bộ máy quản lý. Một bộ mỏy quản lý hoàn thiện là yếu tố cốt lừi giỳp cho cụng tỏc quản lý đạt hiệu quả. Bộ máy QLNN về đất đai của huyện hiện nay còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ, số lượng cán bộ còn thiếu, chưa có sự chuyên môn hóa theo từng loại đất. Vì vậy, thời gian tới huyện cần bổ sung lực lượng cho Chi nhánh VPĐKĐĐ; đối với các xã có diện tích rộng cần bổ sung thêm biên chế cán bộ địa chính để hoàn thiện bộ máy quản lý đất đai, đáp ứng khối lượng công việc. Cần rà soát, sửa đổi bổ sung quy định, hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của phòng TN & MT, Chi nhánh VPĐKĐĐ để kiện toàn tổ chức hoạt động, điều động, luân chuyển cán bộ phù hợp với chức năng, chuyên môn. Nâng cao năng lực giải quyết công việc của cán bộ địa chính cấp cơ sở. Cán bộ địa chính ngoài sự hiểu biết về pháp luật, chính sách của Đảng, Nhà nước, về chuyên môn nghiệp vụ còn phải am hiểu về tình hình địa phương, nắm bắt được tình hình địa bàn. Để làm tốt nhiệm vụ này, phòng Tài nguyên Môi trường huyện cần thường xuyên mở các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ cũng như hướng dẫn về chuyên môn nhằm chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ địa chính, đưa công tác quản lý đất đai đi vào nề nếp. Tiếp tục đổi mới, kiện toàn, củng cố tổ chức bộ máy làm công tác quản lý đất đai từ huyện tới cơ sở, cần phải hoàn thiện đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ có chuyên môn sâu của Phòng TN&MT đặc biệt là cán bộ địa chính các xã, thị trấn luôn phải nâng cao trình độ nghiệp vụ. Cần phải quy định cụ thể về chế độ làm việc đi đôi với mức đãi ngộ tiền lương phù hợp để tạo sự ổn định đối với đội ngũ cán bộ địa chính xã, thị trấn nhằm tạo cho cán bộ cấp cơ sở có bề dày kinh nghiệm, nắm chắc chính sách đất đai, am hiểu thực tế của địa phương. Bên cạnh đó, không để xảy ra tình trạng cán bộ địa chính xã, thị trấn kiêm nhiệm nhiều công việc khác để họ có đủ thời gian phục vụ cho công tác chuyên môn. - Đổi mới công tác cán bộ, nâng cao trình độ năng lực của người làm công tác địa chính. + Xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ làm công tác địa chính, trong đó chú trọng cả hai phẩm chất đạo đức chính trị và trình độ năng lực chuyên môn. Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ công chức địa chính trong QLNN về đất đai, để góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý. + Củng cố, trang bị kiến thức quản lý đất đai trên bình diện rộng, làm cho họ nhận thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân. + Đổi mới công tác cán bộ, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai, trong đó đặc biệt coi trọng phẩm chất đạo đức, chính trị và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ địa chính. Việc xây dựng và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý đất đai có ý nghĩa rất lớn trong việc. nâng cao hiệu quả QLNN về đất đai trên địa bàn. Vì vậy công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai bao gồm cả về khoa học quản lý và sử dụng đất, về pháp luật về đất đai trong cơ chế thị trường là hết sức cần thiết. Công tác QLNN về đất đai chủ yếu thông qua biện pháp dân sự và biện pháp kinh tế, chính vì vậy việc kiện toàn củng cố tổ chức bộ máy QLNN về đất đai cũng phải theo hướng này, có nghĩa là người làm công tác quản lý đất đai phải có sự am hiểu sâu về chuyên môn, có khả năng vận động, tuyên truyền, áp dụng hợp lý các quy định của luật với vấn đề tâm lý con người, nhất là trong việc xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp. Đối với cán bộ địa chính phụ trách về mảng đất lâm nghiệp, cần có chính sách đòa tạo, củng cố kiến thức về hoạt động phát triển lâm nghiệp, để bên cạnh quản lý đất đai, học còn có kiến thức nhất định về hoạch định, quy hoạch các giống cây trồng phù hợp với từng địa bàn và mục đích kinh tế của người sử dụng đất. Ngoài ra, do đặc thù địa bàn quản lý ở vùng sâu, vùng xa nên cần có những ưu đãi nhất định cho cán bộ địa chính lâm nghiệp như hỗ trợ về chi phí đi lại, xuống cơ sở,.. để họ có thêm động lực, trách nhiệm trong công việc. Hoàn thiện các công cụ, phương pháp quản lý. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật và thông tin đất đai Hiện nay, sự hiểu biết của nhân dân huyện Diễn Châu đối với chính sách, pháp luật về đất đai còn nhiều hạn chế. Trước thực trạng đó, UBND huyện phải tăng cường tuyên truyền, phổ biến, kịp thời cung cấp thông tin đất đai để người dân có thể nắm bắt được những quy định, thy đổi mới, từ đó nâng cao ý thức trong chấp hành. UBND huyện cần cập nhật, tổng hợp các chính sách, pháp luật còn hiệu lực một cách hệ thống, đơn giản để tuyên truyền đến từng địa phương, từng đối tượng sử dụng đất. Để làm tốt công tác tuyên truyền, phô biến giáo dục pháp luật về đất đai, chính quyền huyện cần có những giải pháp như:. - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chi đạo của chính quyền đối với công tác giáo dục pháp luật đất đai. Hàng năm UBND huyện cần chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục pháp luật cho các xã, thị trấn theo chương trình, kế hoạch của cấp trên và phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế, xã hội của từng địa phương. Thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm và khen thưởng kịp thời những người có thảnh tích xuắt sắc trong công tác giáo dục pháp luật đất đai. - Đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bởi vì, đây là cách nhanh nhất, ít tốn kém nhưng hiệu quả lại rất cao trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay. - Thiết lập các tờ rơi có nội dung liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, thẩm quyền giải quyết các thủ tục hành chính của các cơ quan chuyên môn, trình tự, thủ tục hồ sơ từng loại như: Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp GCNQSDĐ; thực hiện các quyền của người sử dụng đất như: Thế chấp, cho thuê lại, chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế,..tất cả các loại quy trình này phải được niêm yết công khai tại các cơ quan chuyên môn huyện, xã, thị trấn và các tụ điểm dân cư công cộng, đồng thời đưa trên website của huyện đầy đủ. - Chính quyền huyện cần dành một khoản kinh phí thích đáng trong hoạt động thường xuyên của mình để phục vụ cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đất đai. Làm tốt công tác cải cách thủ tục hành chính về đất đai. Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai vẫn là một yêu cầu có tính khách quan, bởi vì chất lượng QLNN về đất đai phụ thuộc rất nhiều vào thủ tục hành chính. Mặc dù, trong những năm qua, chính quyền huyện có quan tâm thực hiện và đạt được kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập, chất lượng, hiệu quả, hiệu lực chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Để khắc phục yếu kém trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, trước hết chính quyền huyện Diễn Châu cần thực hiện một số giải pháp như:. - Rà soát các văn bản pháp quy thuộc thẩm quyền cấp trên ban hành, đề xuất loại bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung những quy định chồng chéo, bất hợp lý, không phù hợp thực tế, gây phiền hà cho người dân. Đồng thời, chính quyền huyện phải cải cách phương thức xây dựng và ban hành các văn bản pháp quy, nâng cao chất lượng của văn bản pháp quy theo hướng nội dung phải ngắn gọn, dễ hiểu, dễ xử lý khi có tranh chấp khiếu kiện, sát với thực tế và bảo đảm tính khả thi. Tất cả kết quả rà soát văn bản phải được đăng tải trên website của huyện. - Kiện toàn bộ máy hoạt động của Trung tâm giao dịch Một cửa liên thông huyện, bổ sung thêm các cơ quan liên quan như: Kho bạc nhà nước; Chi cục Thuế để giảm bớt việc đi lại của người dân trong quá trình thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai. Thực tế tại Trung tâm giao dịch Một cửa liên thông huyện chưa có các cơ quan này. - Tiếp tục hoàn thiện phần mềm “Một cửa liên thông xã, huyện trong lĩnh vực đất đai” đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Theo đó, cần đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng hồ sơ đất đai ban đầu nhân dân ở cấp xã như: Quy định thời gian phải hoàn thiện hồ sơ, thời gian chuyển hồ sơ cho VPĐKĐĐ, đây là một vấn đề hiện nay chính quyền huyện vẫn chưa giải quyết được. - Tất cả các dịch vụ công liên quan đến đất đai đều tập trung về đầu mối tại VPĐKĐĐ. Các bộ phận liên quan có trách nhiệm phối hợp giải quyết các thủ tục hành chớnh theo yờu cầu của cụng dõn thụng qua quy trỡnh quy định rừ thời gian thực hiện. Người dân có thể biết được quy trình, quá trình giải quyết hồ sơ của. mình thông qua tra cứu hồ sơ tại Trung tâm giao dịch Một cửa liên thông huyện. - Từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, xác lập đầy đủ thông tin trên từng thửa đất như: Giá đất, diện tích, hình thế, vị trí, mục đích sử dụng, cấp công. trình xây dựng,..nguồn gốc sử dụng), mã hóa số liệu, thay thế quản lý thủ công bằng hệ thống tin học có độ chính xác cao, cũng như thuận lợi trong tra cứu trên mạng internet nhằm cung cấp các số liệu hồ sơ lưu trữ về đất đai, góp phần thúc đẩy sự phát triển thị trường bất động sản. - Nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật cho công dân để họ thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo đúng quy định của pháp luật; hạn chế khiếu kiện không đúng cơ quan thẩm quyền giải quyết khiếu kiện đông người, vượt cấp trái với quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo nhằm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển KTXH ở địa phương.
- Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng là một việc khó khăn, vì vậy khi trực tiếp, tiếp xúc với nhân dân để tuyên truyền chủ trương chính sách, pháp luật cần phải được cân nhắc kỹ càng, chính xác, thống nhất, điều gì đã hứa với nhân dân thì phải thực hiện cho bằng được, để tạo niềm tin sự đồng tình ủng hộ của nhân dân. Hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai theo hướng đồng bộ giữa các luật có liên quan đến đất đai như Luật đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Xây dựng, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Thuế sử dụng đất, Bộ luật Dân sự, Luật Khiếu nại - tố cáo.., đồng thời đảm bảo bình đẳng giữa các chủ thể sử dụng đất thuộc mọi thành phần kinh tế, bình đẳng giữa quyền và nghĩa vụ đối với từng chủ thể, bình đẳng giữa nhà nước (với tư cách là đại diện chủ sở hữu) và người sử dụng đất, với mọi đối tượng sử dụng đất đều là nhà đầu tư (kể cả các hộ gia đình).
Diện tích đất chuyển đổi mục đích sử dụng theo quy hoạch của huyện Diễn Châu trong giai đoạn 2015-2020. Đất rừng đặc dụng chuyển sang đất sản xuất nông 2.9 nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất.