MỤC LỤC
Chương này cho thấy lý do và vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi và ý nghĩa của nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha và dùng biểu mẫu của Google để làm khảo sát, sau đó tác giả đã gửi cho những người khác thông qua email, gửi trực tiếp cho những người dưới 30 tuổi. Dữ liệu nghiên cứu được phân tích bằng phương pháp phân tích đa biến Thứ nhất, các nhân tố trong mô hình nghiên cứu được kiểm định độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0,6 (Hair và cộng sự, 2006) và Tương quan tổng mục đã hiệu chỉnh lớn hơn 0,3 (Nunnally & Bernstein, 1994). Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp thu thập dữ liệu (Dữ liệu chính được thu thập bằng cách sử dụng biểu mẫu khảo sát và bảng câu hỏi được tạo với sự trợ giúp của dịch vụ internet có tên là Google Biểu mẫu. Tổng số câu trả lời thu thập được thông qua một cuộc khảo sát trực tuyến là 1040 câu trả lời) và phương pháp phân tích dữ liệu (sử dụng phần mềm SPSS và AMOS để cho phép phân tích dữ liệu thu được bằng cách sử dụng độ tin cậy Cronbach's alpha, Phân tích yếu tố xác nhận (CFA) và Mô hình phương trình cấu trúc (SEM) để đảm bảo kết quả nghiên cứu đáng tin cậy và chính xác hơn).
Dữ liệu nghiên cứu được phân tích bằng phương pháp mô tả mẫu (mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện, có hai hình thức là trực tiếp và trực tuyến với kích thước mẫu là 300, tổng số câu trả lời nhận được là 297), phân tích yếu tố giải thích - EFA, phân tích tương quan, phân tích hồi quy, sử dụng mô hình nghiên cứu của Boztepe (2012) để chỉ ra một số tác động tích cực của các yếu tố đến hành vi tiêu dùng xanh. Kết quả phân tích cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng xanh ở thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: Sự nhận thức về môi trường, đặc điểm sản phẩm xanh, giá sản phẩm xanh, hoạt động xúc tiến nhanh, ý thức tiết kiệm năng lượng và nguồn thông tin. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu với 550 bảng câu hỏi đã được phân phát và 425 câu trả lời và phân tích nhân tố khẳng định (CFA) để kiểm tra độ tin cậy và tính hợp lệ hội tụ của tất cả các cấu trúc.
Đó là Cảm nhận tính hiệu quả, “Lòng vị tha”, “sự quan tâm đến các vấn đề môi trường”, “Nhận thức các vấn đề môi trường”, “Sự nhận biết sản phẩm xanh”, trong đó hai yếu tố tác động mạnh nhất là “cảm nhận tính hiệu quả” và “lòng vị tha”. Bằng phương pháp khảo sát trực tiếp 200 người tiêu dùng và sử dụng mô hình phương trình cấu trúc tuyến tính SEM (Structural Equation Modeling), kết quả nghiên cứu cho thấy có hai nhân tố chính ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng xanh qua đó tác động gián tiếp đến hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại thành phố Huế là thái độ đối với tiêu dùng xanh và mối quan tâm đến môi trường. Từ kết quả thảo luận, nghiên cứu chính thức qua chọn mẫu theo phương pháp phi xác suất và kỹ thuật lấy mẫu thuận tiện với 290 người tiêu dùng có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên và có nghe nói đến sản phẩm xanh tại TP.
Trong các công trình nghiên cứu ở bảng 2.1, nhóm chúng tôi thấy nghiên cứu của Nguyễn Thế Khải và Nguyễn Thị Lan Anh (2015), Nguyễn Lân và cộng sự (2021), Nguyễn Thị Kim Chi và cộng sự (2020) phù hợp với mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi tiêu dùng xanh của người dân tại TP.HCM. Còn các nghiên cứu nhóm tác giả đại học Công Nghệ (2020), Nguyễn Trọng Luân và cộng sự (2021) có các yếu tố lồng ghép trong đó có các nhân tố trùng lặp có thể tham khảo một số vấn đề liên quan đến các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu của nhóm tự đề xuất.
Theo McKenzie (2005), định nghĩa về xã hội bền vững là: một điều kiện nâng cao cuộc sống trong cộng đồng, và một quá trình trong cộng đồng có thể đạt được điều kiện đó (McKenzie, 2005). Các nghiên cứu của Hoàng Trọng Hùng và cộng sự (2018), Nguyễn Thế Khải và Nguyễn Thị Lan Anh (2015), Nhóm tác giả đại học Công Nghệ (2020), Hà Nam Khánh Giao (2018) đều cho thấy những khách hàng quan tâm đến vấn đề môi trường có xu hướng mua các mặt hàng xanh nhiều hơn, nghĩa là nhận thức bền vững về môi trường có mối quan hệ tích cực giữa đến ý định và hành vi mua sắm xanh. Hợp lý khi cho rằng những người có ý định tiêu dùng xanh có sự quan tâm đến các vấn đề về môi trường, bởi bắt nguồn từ chính sự quan tâm này người tiêu dùng sẽ có những động thái tích cực trong việc thay đổi ý định hành vi trở thành ý định tiêu dùng vì môi trường.
Hành vi của người tiêu dùng là bao gồm các phản ứng về cảm xúc, tinh thần, thái độ và hành vi của người tiêu dùng và là sự đánh giá tích cực hoặc tích cực của khách hàng đến với sản phẩm (Valentin Radu, 2019). Trong nghiên cứu của Birgelen và cộng sự (2009), nếu người tiêu dùng có thái độ tích cực đối với việc bảo vệ môi trường, họ sẽ thích bao bì nước giải khát thân thiện với môi trường hơn. “lòng tin là một trạng thái tâm lý bao gồm ý định sẵn sàng chấp nhận tổn thương dựa trên những kì vọng tích cực vào hành động hoặc hành vi của bên được tin tưởng”.
Người ta thường tin rằng việc tăng cường minh bạch thông tin và kiến thức của người tiêu dùng có thể góp phần đưa ra các quyết định sáng suốt về các sản phẩm thực phẩm. Điều này phản ánh thực tế rằng kiến thức nhận thức có liên quan đến niềm tin của người tiêu dùng (Lam và cộng sự, 2020) có thể đặt ra hàng loạt rào cản khiến người tiêu dùng hành động theo động cơ mua thực phẩm của họ. Các yếu tố về kinh tế ở đây bao gồm cả thu nhập và giá cả của sản phẩm, nó ảnh hưởng đến quyết định chi trả một khoản tiền tương xứng với lợi ích mà sản phẩm đem lại cho người tiêu dùng.
Nghiên cứu này được thực hiện qua hai giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp định tính, nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng. Chúng tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết nền nhằm khảo lược các nghiên cứu có liên quan đến đề tài cả trong và ngoài nước, từ đó tìm ra các lý thuyết làm nền tảng cho nghiên cứu cũng như có thể lựa chọn được các phương pháp nghiên cứu phù hợp với mục tiêu của đề tài. Ngoài ra, thực hiện phỏng vấn trực tiếp và thảo luận với người tiêu dùng tại TP.HCM với cỡ mẫu là 10 người để từ đó điều chỉnh và bổ sung các biến cũng như các câu hỏi khảo sát người tiêu dùng tại TP.HCM.
Chúng tôi đã sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu bằng cách sử dụng biểu mẫu khảo sát đó chính là Google Biểu mẫu, sau đó gửi cho những người tham gia được chọn qua email trên các thiết bị điện tử (điện thoại thông minh, máy tính xách tay và máy tính). Ngoài ra, để gia tăng tính phủ rộng của mẫu khảo sát, nhóm chúng tôi đã in mẫu khảo sát và thực hiện khảo sát trực tiếp người tiêu dùng tại địa bàn TP.HCM. Nhóm tác giả đưa ra 07 thang đo để đo lường các yếu tố tác động đến hàng vi tiêu dùng xanh của người dân tại TP.HCM, bao gồm 06 thang đo các biến độc lập: (1).
Tác giả sử dụng thang đo Likert 5 cấp độ để đo lường các biến, thể hiện mức đánh giá từ “Rất không đồng ý” đến “Rất đồng ý” về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của người dân tại TP.HCM. Tôi tin tưởng vào những nỗ lực của Chính phủ yêu cầu thực hiện các chuẩn mực sản phẩm (bao gồm thực phẩm) tốt cho sức khỏe và môi trường. Về nguyên tắc kích thước mẫu càng lớn càng tốt, để đảm bảo an toàn cũng như độ tin cậy của dữ liệu nhóm chúng tôi loại trừ một số câu trả lời không hợp lệ (đáp án trả lời thiếu hoặc trả lời qua loa), nhóm chúng tôi đã quyết định chọn cỡ mẫu là 200 người.