MỤC LỤC
Nghiên cứu thực trạng trạng dạy và học biện pháp tu từ trong văn miêu tả tại trường Tiểu học Trần Quốc Toản, thanh phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam nhằm xây dựng hệ thống bài tập đa dạng, phong phú về biện pháp tu từ (so sánh, nhân hóa) trong phân môn Tập làm văn nhằm bồi dưỡng học sinh rèn kỹ năng viết văn miêu tả, góp phần tạo hứng thú học tập, trao đổi kiến thức về tiếng Việt tốt nhất.
Nghiên cứu về xây dựng hệ thống bài tập tiếng Việt ở Tiểu học có tác giả Trần Mạnh Hưởng “Luyện tập cảm thụ văn học ở Tiểu học”, tác giả Lê Phương Nga “Bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt ở Tiểu học”. Điểm qua một số quan điểm và xây dựng bài tập cho học sinh lớp 5 nói chung, chúng tôi muốn trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu những thành tựu của những công trình đi trước, đồng thời trên cơ sở nắm vững những thực trạng dạy và học Luyện từ và câu ở trường Tiểu học, kết hợp kết quả điều tra, khảo sát bài viết của học sinh, chúng tôi xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ trong bài văn miêu tả lớp 5 với mong muốn tạo được thuận lợi cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy - học môn tiếng Việt.
Tác giả Đinh Trọng Lạc (2008) với “99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt”, tác giả đã khẳng định về một số biện pháp tu từ, đồng thời cho ta hiểu thêm về cấu tạo của chúng. Song cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập cụ thể đến xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ trong văn miêu tả lớp 5 một cách cụ thể và toàn diện.
Phương pháp điều tra: Chúng tôi tiến hành điều tra các nội dung soạn thảo ở trường Tiểu học Trần Quốc Toản, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đã nêu với tổng số phiếu phát ra dành cho giáo viên là 6 phiếu và dành cho học sinh là 70 phiếu, số phiếu thu vào bằng số phiếu phát ra. Phương pháp quan sát: Với mục đích tìm hiểu các nội dung phục vụ cho đề tài nghiên cứu, chúng tôi quan sát quá trình giảng dạy của giáo viên, hoạt dộng của học sinh và một số hoạt động có liên quan của giáo viên trên lớp nhằm đảm bảo tính chính xác, khách quan cho kết quả điều tra.
Qua biểu đồ 1.8 cho ta thấy được mức độ học sinh sử dụng BPTT nhân hóa, so sánh rất tốt và tốt chiếm 0%, mức độ học sinh sử dụng BPTT nhân hóa, so sánh ở mức bình thường chiếm 33.3%, mức độ sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa của học sinh khi làm văn miêu tả còn rất hạn chế đã chiếm 66.7%. Theo kết quả điều tra cho thấy: giáo viên cho rằng việc xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa để luyện viết văn miêu tả là thỉnh thoảng chiếm 33.3%, thường xuyên chiếm 16.7%, không bao giờ chiếm 33.3% và hiếm khi chiếm 16.7%.
Quan sát kết hợp lựa chọn hình ảnh miêu tả và nội dung miêu tả Căn cứ vào hình ảnh khi quan sát, căn cứ vào nội dung đã ghi chép cần chọn lọc những từ ngữ, hình ảnh, chi tiết hoạt động đặc sắc, đặc trưng riêng và khác biệt của đối tượng để miêu tả chi tiết, lựa chọn những hình ảnh hoạt động của đối tượng để tả khái quát, lựa chọn những từ ngữ và hình ảnh phù hợp nhằm làm nổi bật đặc điểm của đối tượng miêu tả, giúp người đọc như đang đứng trước sự vật, sự việc hay cảnh vật đó và cảm nhận những tình cảm của người viết. Ở phần ôn tập cuối cấp, them nội dung ôn lại các kiểu bài đã được học ở lớp dưới như: tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật,… Tuy nhiên vì trọng tâm chính của nội dung TLV trong chương trình tiếng Việt 5 là tập tung vào việc hình thành và phát triển kỹ năng viết văn tả người và tả cảnh, nên đối tượng nghiên cứu mà chúng tôi tập trung nghiên cứu được tập trung đẻ rằng kĩ năng sử dụng BPTT cho học sinh lớp 5 trong viết văn miêu tả là kiểu bài tả cảnh và tả người.
BẦM ƠI Ai về thăm mẹ quê ta. Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm…. Bầm ơi có rét không bầm!. Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn Bầm ra ruộng cấy bầm run Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non. Mạ non bầm cấy mấy đon Ruột gan bầm lại thương con mấy lần. Mưa phùn ướt áo tứ thân. Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!. Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!. Con đi trăm núi ngàn khe Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm. Con đi đánh giặc mười năm Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi. Con ra tiền tuyến xa xôi Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền. Tố Hữu Tìm những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng. Bài tập 5: Chỉ ra những hình ảnh so sánh có trong đoạn văn. Nắng bắt đầu rút lên những chòm cây cao, rồi nhạt dần và như hòa lẫn với ánh sáng trắng nhợt cuối ngày. Trong những bụi cây đã thấp thoáng những mảng tối. Màu tối lan dần dưới từng gốc cây, ngả dài trên thảm cỏ, rồi đổ lốm đốm trên lá cành, nhất là những vòm xanh rậm rạp. Bóng tối như bức màn mỏng, như thứ bụi xốp, mờ đen, phủ dần lên mọi vật. Trong nhập nhoạng, thỉnh thoảng lại bật lên một mảng sáng mờ của ánh ngày vương lại. Một vài tiếng dế gáy sớm, vẻ thăm dò, chờ đợi. Có đôi ánh đom đóm chấp chới, lúc lên cao, lúc xuống thấp, lúc lại rơi xuống mặt cỏ không còn rừ hỡnh cõy lỏ nữa mà mịn màng hũa lẫn như một mặt nước lặng ờm. Trong im ắng, hương vườn thơm thoảng bắt đầu rón rén bước ra, và tung tăng trong ngọn gió nhẹ, nhảy trên cỏ, trườn theo những thân cành…. Bài tập nhận diện và phân tích giá trị biện pháp tu từ nhân hóa trong đoạn văn, đoạn thơ. Bài tập 6: Tìm những hình ảnh nhân hóa có trong các câu sau:. a) Những tàu lá chuối nằm ngửa, ưỡn cong lên, hứng lấy trăng xanh rời rợi như lá ướt nước. Thỉnh thoảng bị gió lay lại giãy đành đạch như là hứng tình. Trích Nam Cao b) Vì mây cho gió lên trời. Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng. Ca dao c) Trâu ơi ta bảo trâu này. (Theo Vũ Tú Nam) Bài tập 17: Em hãy gạch chân dưới những hình ảnh nhân hóa có trong bài thơ Tiếng đàn ba-la-lai-Ca và hãy cho biết vì sao tác giả có thể xem những sự vật, sự việc ấy đó những đặc điểm, tâm tư giống như con người?. Trên sông đà Một đêm trăng chơi vơi Tôi đã nghe tiếng balalaica Một cô gái Nga mái tóc màu hạt dẻ Ngón tay đan trên những sợi dây đồng. Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông Những mũi khoan vươn lên trời xanh ngẫm nghĩ. Chỉ còn tiếng đàn ngân nga Với một dòng sông lấp lánh sông Đà. Chiếc đập lớn nối liền hai khối núi Biển sẽ nằm bở ngỡ giữa cao nguyên. Sông Đà chia ánh sáng đi muôn ngả. Từ công trình thủy điện lớn đầu tiên. Bài tập 18: Em hãy gạch chân những hình ảnh nhân hóa có trong các đoạn văn dưới đây. Theo em các biện pháp tu từ nhân hóa đó đã thể hiện được tình cảm, thái độ của tác giả như thế nào?. Mặt trời đã đứng bóng. Mặt hồ phẳng như chiếc gương soi. Từng đám mây trắng bồng bềnh trên nền trời xanh biếc in xuống lòng nước xanh thẳm, tạo nên một màu xanh huyền ảo. Hai hàng cây ven hồ cũng lặng im, trầm ngâm soi mình nơi bóng nước. Có đàn chim nào bỗng nhiên bay ngang qua cất tiếng gọi nhau lanh lãnh như muốn xé toang cả không gian yên tĩnh. Chừng như chị gió bị tiếng hót của đàn chim làm giật mình, trở nên làm lao xao hàng cây, từng gợn song nhỏ, lăn tăn trên dưới ánh mặt trời. Bài tập sửa lỗi khi dùng các biện pháp tu từ trong các đoạn văn, đoạn thơ. Mục đích của bài tập:. Bài tập phát hiện và sửa chữa lỗi khi dùng biện pháp so sánh và nhân hóa trong câu văn, câu thơ, đoạn hay bài văn, bài thơ nhằm củng cố thêm kiến thức về so sánh và nhân hóa, đồng thời giúp cho học sinh phát hiện ra những lỗi thường gặp, những điều chưa hợp lí để bản thân học sinh tự điều chỉnh và tránh được những lỗi sai đó. Lỗi mà học sinh mắc phải khi sử dụng biện pháp tu từ trong văn miêu tả rất đa dạng. Có bài các em chưa sử dụng đúng với logic của nhận thức về đối tượng miêu tả. Hoặc có bài các em sử dụng các biện pháp tu từ rất hay nhưng không hợp ngữ cảnh, không phù hợp với tư tưởng, tình cảm của nội dung miêu tả. Bài tập chữa lỗi sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa không đúng logic. Bài tập 19: Thay thế các từ ngữ được gạch chân trong đoạn văn sau để cách diễn đạt được hay hơn?. Rừng khô hiện lên với tất cả vẻ nhợt nhạt của nó trong ánh mặt trời vàng óng. Những thân cây tràm vỏ trắng vươn lên trên trời chẳng khác gì những cây nén khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ. Từ trong biển lá xanh bắt đầu ngã màu úa, ngát. dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời. Tiếng chim không ngớt vang ra, vọng mãi lên trời cao xanh thẳm không cùng. Trên các tảng rộng và xung quanh những lùn bụi thấp mọc theo các lạch nước, nơi mà sắc lá còn xanh, ta có thể nghe tiếng ù vù bất tận của hàng nghìn loài côn trùng có cánh không ngớt bay đi bay lại trên những bông hoa nhiệt đới sặc sở, vừa lộng lẫy nở ra đã vội tàn nhanh trong nắng. Mùi hương ngòn ngọt ẩm ương của những loài hoa rừng không tên tuổi đắm vào ánh nắng ban trưa khiến con người dễ sinh buồn ngủ và sẳn sàng ngã lưng dưới bóng cây nào đó để cho thứ cảm giác mệt mỏi chốn rừng trưa lơ mơ đưa mình ào giấc ngủ chẳng đợi chờ. Rừng trưa – Đoàn Giỏi Bài tập 20: Hãy tìm từ, cụm từ chưa chính xác định trong các câu văn sau và sửa lại cho hợp logic?. a) “Đôi bờ sông là những bãi đay, bãi ngô xanh rờn, những ruộng khoai, vạt rau xanh biếc. Sông Tương anh dũng đã dành cho trẻ chăn trâu, cho lũ học trò làng tôi một bãi rộng để vật nhau và đá bóng mấy suốt tháng hè.”. b) Rừng ngập mặn quấn quýt cùng sóng gió đại dương. Nó căng lồng ngực, mở rộng cánh tay, ưởn ngực ôm lấy biển. Cường tráng và can đảm. Như một dũng sĩ kiên cường trước một phong ba bão táp. Bài tập 21: Hãy chỉ ra chỗ chưa hợp lí trong các câu văn sau và sửa lại cho đúng. Cây bàng trong sân trường tán lá sum sê, mỗi khi có chị gió lướt qua là bàng lại nghiên mình, giơ bàn tay gầy guộc của mình ra chào đón chị gió. Hoa hồng nhà em nở xòe to như một chiếc bát to, tảo hương thơm ngào ngạt, kêu gọi từng đàn ong, chị bướm đến trò chuyện. “Trong sân trường em sừng sững một bác bàng già. Không biết bác có mặt từ bao giờ nhưng đến nay, bác đó cao, to lắm rồi. Thân bác mặc một bộ trang phục màu nâu xám, xù xì như áo khoác. Tán lá của bác trông như cái bánh giầy to tướng che mát cả một khoảng sân”. Bài tập chữa lỗi sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa không phù hợp với ngữ cảnh. Bài tập 23: Trong những câu văn sau từ nào chưa phù hợp hãy sửa lại cho đúng?. a) Nắng họa bừng lên chang hòa, hàng trăm hàng nghìn hoa sen ngượng ngùng rùng mình sen đỏ, sen hồng, sen trắng…xòe cánh ra mỗi đóa hoa sen có hai, ba chục cánh, cứ phập phồng khi có làng gió lượt qua mặt đầm. Nhị sen vàng ươn ôm lấy gương sen bằng những chùm sen bằng cái chùm cau, tỏa hương ngào ngạt. b) Những kênh rạch trải qua một mùa khô nóng tưởng đã ngủ quên bỗng bừng tỉnh reo vui.
Chúng tôi đã mô tả thực nghiệm đưa ra được mục đích thực nghiệm, đối tượng thực nghiệm, thời gian thực nghiệm, phương pháp thực nghiệm, nội dung thực nghiệm, tổ chức thực nghiệm và chỉ ra được những thuận lợi, khó khăn rút ra khi thực nghiệm. Để biện pháp thực sự đem lại hiệu quả thiết thực thì trong quá trình dạy học đòi hỏi người giáo viên phải biết vận dụng sáng tạo, linh hoạt, đồng thời chủ động, tích cực học tập của học sinh là nhân tố góp phần không nhỏ vào sự thành công của đề tài.
Trong vườn, từng luống rau xanh non đón nắng vàng, chị gà mái mơ đang dẫn đàn con đi kiếm mồi, đàn con của chị chạy lung tung hết chỗ nọ sang chỗ kia”. Những đường khâu tay so sánh với đường khâu máy, qua đường khâu của người mẹ cho thấy được bàn tay khéo léo, tỉ mỉ và cẩn thận của người mẹ trong công việc thêu thùa, may vá chiếc áo cũ thành một chiếc áo mới đẹp.
Nằm ngửa, ưởng cong lên, hứng lấy, giãy đành đạch, hứng tình b. Trâu ơi, bảo. Bài tập 7: Chỉ ra hình ảnh nhân hóa có trong đoạn văn. Theo em hình ảnh nhân hóa này có tác dụng gì?. Hình ảnh nhân hóa: Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Có tác dụng nhằm muốn nói tiếng hót của họa mi rất hay và ai cũng lắng nghe. Bài tập 8: Chỉ ra hình ảnh nhân hóa có trong đoạn thơ. Theo em hình ảnh nhân hóa này có tác dụng gì?. Hình ảnh nhân hóa: Trăng khuya sáng hơn đèn, ơi ông trăng sáng tỏ, hàng cây cau lặng đứng, hàng cây chuối đứng im, con chim quên không kêu, con sâu quên không kêu. Tác giả đã nói trăng khuya sáng hơn đèn, trước cảnh mảnh sân nhà - thế giới riêng của mình - lồng lộng ánh trăng, chú bé sửng sốt muốn gọi, muốn cất một tiếng reo, một tiếng kêu cảm thán - như một nỗi niềm rưng rưng bày tỏ trong phăng phắc lặng im của vũ trụ thiêng liêng. Tác giả lại gọi ơi ông trăng sáng tỏ, qua cách gọi như vậy cho ta thấy được là ánh sáng loé lên trong vùng âm thanh tạo ra tiếng gọi không thốt nên lời. Ánh trăng rười rượi đổ xuống tắm vàng, làm say cảnh vật. Nhà thơ như ngẩn ngơ nhìn thấy. Qua chi tiết hàng cây cau lặng đứng, hàng cây chuối đứng im, con chim quên không kêu, con sâu quên không kêu. Tác giả muốn cho chúng ta thấy được không một chuyển động từ cao xuống thấp. Không một âm thanh từ trên xuống dưới. Tưởng như mọi hoạt động đều ngưng lại. Cây cau thường hay phành phạch quạt cây cau nó lại đứng yên, hàng chuối hay trăn trở giờ lại đứng im. Chim quên tiếng kêu. sâu cũng quên không kêu nữa. Phải chăng con chim, con sâu cũng giống như chú bé cũng nín thở sững sờ mê mải uống trăng tan. Bài tập 9: Tìm những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao có sử dụng biện pháp nhân hóa và xác định những biện pháp tu từ nhân hóa đó thuộc dạng thức nào?. - Đèn thương nhớ ai Mà đèn không tắt Mắt thương nhớ ai Mà mắt không ngủ. - Uống nước nhớ nguồn - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây - Trâu ơi ta bảo trâu này. Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta - Bác giun đào đất suốt ngày. Hôm nay chết dưới gốc cây sau nhà - Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. - Trâu buộc ghét trâu ăn. Bài tập 10: Đọc đoạn văn sau “Hoàng hôn trên sông Hương”. Hãy gạch chân những biện pháp nhân hóa có trong bài văn trên?. Hình ảnh nhân hóa: Hình như con sông Hương rất nhạy cảm với ánh sáng nên đến lúc tối xuống hẳn đứng trên cầu chăm chú nhìn xuống người ta vẫn còn thấy những mảng sắc đỏ mơ hồng ửng lên như một thứ ảo giác trên mặt nước tối thẫm của nó. Bài tập 11: Theo em hình ảnh nào góp phần nhiều nhất làm nên cái hay của đoạn thơ Mẹ của Trần Quốc Minh? Vì sao?. Ở đoạn thơ Mẹ của Trần Quốc Minh là hình ảnh “ngọn gió” đã góp phần làm nên cái hay. Hình ảnh đó cho thấy người mẹ như ngọn gió thổi cho con mát, ru cho con ngủ và đi vào giấc mơ. Ngọn gió ấy thổi ru con mát cả cuộc đời như là mẹ đã luôn làm việc cực nhọc để nuôi con khôn lớn, mong con sung sướng và hạnh phúc. Bài tập 12: Hãy chỉ ra những hình ảnh sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong câu ca dao sau và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó?. Những hình ảnh so sánh: đống lửa, đống than so sánh với nổi nhớ. Trạng thái mơ hồ, trừu tượng chỉ được bộc lộ bằng cách đưa ra hình ảnh cụ thể: đứng đống lửa, ngồi đống than để người khác hiểu được cái mình muốn nói một cách dễ dàng. Hình ảnh so sánh có tính chất phóng đại nên rất gợi cảm. Bài tập 13: Hãy tìm những hình ảnh so sánh trong các đoạn văn dưới đây và phân tích cái hay trong của biện pháp tu từ so sánh. a) Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng. Qua hình ảnh so sánh giữa tiếng rơi của lá đa với tiếng rơi nghiên, tác giả đã nói lên được tiếng rơi của lá đa rất nhẹ nhàng, rất mỏng. b) Quê hương là chùm khế ngọt, quê hương là đường đi học. “Một buổi học với bao điều lí thú đang chờ em phía trước” câu văn chưa phù hợp với ngữ cảnh vì đoạn văn miêu tả những động tác của chú gà trước và sau khi gáy và tác dụng của tiếng gáy không miêu tả buổi học với bao nhiêu điều thú vị đang chờ em phía trước.