MỤC LỤC
Thực hiện tổng thuật các kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu có liờn quan đó được giải quyết, làm rừ trong cỏc nghiờn cứu trước đõy, để chỉ ra khoảng trống nghiên cứu và hướng nghiên cứu của luận án; thực hiện nhiệm vụ xây dựng khung cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của luận án; đánh giá thực trạng QLNN của chính quyền tỉnh Thanh Hoá đối với du lịch biển từ những nguồn dữ liệu sơ cấp (báo cáo chuyên đề của chính quyền tỉnh, số liệu thống kê về du lịch biển của cơ quan thống kê tỉnh,…); đánh giá thời cơ, thách thức đối với QLNN về du lịch biển của tỉnh trong giai đoạn tiếp theo. Đối với mẫu khảo sát từ cán bộ quản lý nhà nước của tỉnh liên quan đến quản lý du lịch biển, theo số liệu thống kê của UBND tỉnh Thanh Hoá năm 2023, tổng số cán bộ của tỉnh là 1.717 trong đó các cán bộ làm việc liên quan đến lĩnh vực du lịch biển đến từ các Sở VH-TT&DL, Sở Y tế, Sở TN&MT, Sở Công Thương, Sở Xây dựng, Sở Thông tin và Truyền thông của tỉnh khoảng 400 cán bộ, công nhân viên.
- Những kết quả về nguyên nhân thành công và nguyên nhân hạn chế tìm được trong luận án có thể là tài liệu tham khảo hữu ích để các nhà nghiên cứu sau xây dựng khung lý thuyết đánh giá các nhân tố tác động đến quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh đối với du lịch biển, để sử dụng các mô hình định lượng kiểm định các gợi mở về lý thuyết này. Hệ thống dữ liệu đánh giá bao gồm cả dữ liệu thứ cấp thể hiện xu hướng phát triển của du lịch biển Thanh Hoá cũng như sự điều chỉnh hiệu quả của chính quyền tỉnh để phát triển du lịch biển; bên cạnh với khảo sát thực tế các bên liên quan đến công tác quản lý của chính quyền tỉnh đối với du lịch biển, gồm các cán bộ quản lý nhà nước về du lịch biển của tỉnh, các cơ sở sản xuất, kinh doanh du lịch biển và các khách du lịch đã đem đến những nguồn thông tin đa dạng, nhiều chiều.
- Khoảng trống về tiếp cận nghiên cứu: Các nghiên cứu trước đây về QLNN trong lĩnh vực du lịch hoặc kinh tế biển đa phần đều tiếp cận theo quy trình quản lý từ khâu xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đến tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm; nên các phân tích chủ yếu nhằm đánh giá các bước trong quy trình này, chưa làm nổi bật được hoạt động quản lý theo lĩnh vực trọng yếu, gắn với thực tiễn, nhu cầu của phát triển du lịch biển. Mỗi lĩnh vực quản lý du lịch như quản lý về tài nguyên thiên nhiên và môi trường du lịch; quản lý cơ sở hạ tầng du lịch; quản lý hoạt động kinh doanh du lịch; quản lý hoạt động xúc tiến, mở rộng thị trường du lịch biển đều có những đặc thù riêng, nên được nghiên cứu tỏch riờng để thấy rừ vai trũ và tỏc động của QLNN trong mỗi lĩnh vực, trờn cơ sở đó, giải pháp đề xuất cũng sẽ cụ thể và có tính thực thi hơn.
Xét theo lĩnh vực quản lý, Ocean Panel (2020), cho rằng để phát triển du lịch biển bền vững, phát huy được vai trò của ngành du lịch biển, quản lý của các chính quyền địa phương và của quốc gia cần tập trung vào các mảng quan trọng như đầu tư bảo vệ và tái tạo hệ sinh thái biển, môi trường biển để giải quyết các vấn đề về khí hậu thay đổi và ô nhiễm biển; thực hiện việc đầu tư vào các khu du lịch biển, phát triển hạ tầng vật chất để nâng cao năng lực và sự cạnh tranh của địa phương trong phát triển du lịch biển; nâng cao chất lượng các hoạt động cung cấp dịch vụ phục vụ du lịch biển như lưu trú, nhà hàng, khách sạn, vui chơi giải trí [48]. Trong quá trình quản lý, chính quyền tình mà trực tiếp là UBND tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển của địa phương trong quá trình quản lý quy hoạch và đầu tư xây dựng các dự án khu vực ven biển cũng phải thường xuyên rà soát các vấn đề liên quan, ảnh hưởng đến tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo; phối hợp chặt chẽ với Sở TN&MT tăng cường công tác QLNN về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo; đồng thời có trách nhiệm báo cáo về quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo trong phạm vi quản lý, đảm bảo thời gian, số liệu đầy đủ chính xác làm cơ sở để tổng hợp, báo cáo UBND cấp tỉnh và Bộ TN&MT theo quy định [19].
Điển hình như: Xây dựng các trung tâm du lịch trọng điểm tại Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn, Móng Cái, Uông Bí, Cô Tô trở thành động lực phát triển dịch vụ của tỉnh và của vùng; tập trung phát triển Khu kinh tế Vân Đồn và vùng biển đảo Vân Đồn, Cô Tô kết nối với vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long tạo thành chuỗi sản phẩm du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng đặc sắc, cao cấp; phát triển khu vực Uông Bí, Đông Triều, Quảng Yên trở thành trung tâm du lịch văn hóa - lịch sử - tâm linh - sinh thái, có sức hấp dẫn cao; khu vực Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà kết nối với thành phố Móng Cái phát triển du lịch sinh thái khám phá, trải nghiệm gắn với cảnh quan thiên nhiên và bản sắc văn hóa dân tộc. Nhận thức rừ vấn đề phối hợp hoạt động giữa cỏc cơ quan quản lý là điều kiện tiên quyết để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý kinh doanh du lịch biển tại Khánh Hoà, chính quyền tỉnh đã ban hành Quy chế quy định trách nhiệm giữa các cơ quan QLNN trong công tác phối hợp hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 173/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 và Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21/5/2019 của Chính phủ về việc chấp hành các quy định của pháp luật trong các lĩnh vực: Kinh doanh lữ hành nội địa, kinh doanh lữ hành quốc tế, kinh doanh đại lý lữ hành;.
Trong giai đoạn 2011 - 2023 tổng số dự án đầu tư kinh doanh du lịch đang triển khai là 81 dự án, tổng vốn đăng ký hơn 145.800 tỷ đồng; trong đó, có nhiều dự án quy mô lớn, hệ thống dịch vụ đồng bộ, có chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước như: Khu du lịch sinh thái biển Tiến Thanh, Dự án Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội thành phố Sầm Sơn, Khu đô thị du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí cao cấp Bến En, huyện Như Thanh; Khu đô thị nghỉ dưỡng khoáng nóng tại xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương; Khu phức hợp khách sạn, trung tâm thương mại tại xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương của Công ty Cổ phần ORG, Dự án Flamingo Linh Trường Khu B, xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa của Công ty Cổ phần Flamingo Holding Group…[3]. Để phát huy lợi thế về du lịch văn hóa, tâm linh, tỉnh đã lựa chọn và xây dựng một số lễ hội văn hóa đặc trưng, tổ chức thường niên nhằm quảng bá, tạo thương hiệu riêng cho du lịch như: Lễ hội Lam Kinh, Lê Hoàn, Bà Triệu, Mai An Tiêm, Bà Triệu, Đồng Cổ; Lễ tế Nam Giao thành Nhà Hồ, Từ Thức, lễ hội Mường Xia - Quan Sơn..; xây dựng và triển khai đề án hỗ trợ tổ chức biểu diễn các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tại các khu du lịch trọng điểm, làng du lịch cộng đồng phục vụ du khách.
Đối với UBND các cấp (huyện, xã), ngoài các nhiệm vụ theo quy định pháp luật, căn cứ vào nội dung của Chương trình phát triển du lịch để cụ thể hoá phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, trong đó cần chú trọng khai thác những lợi thế về du lịch trên địa bàn. Phối hợp với Sở VH-TT&DL và các sở, ban ngành liên quan trong việc xây dựng, chỉ đạo và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, dự án đầu tư, chương trình phát triển du lịch trên địa bàn. Cùng với các cơ quan bộ máy chính quyền có một số chủ thể khác cùng tham gia vào hoạt động quản lý như: Các hội, đoàn thể, doanh nghiệp, người dân… Trong giới hạn về phạm vi nghiên cứu đã nêu ở phần trên, luận án chỉ tập trung nghiên cứu vào đối tượng là cơ quan QLNN về du lịch của chính quyền cấp tỉnh, trong đó trọng tâm là UBND tỉnh và các cơ quan trực thuộc UBND tỉnh được phân công nhiệm vụ QLNN về du lịch của tỉnh như Sở VH- TT&DL và các sở, ngành liên quan. Thực trạng quản lý của chính quyền tỉnh đối với tài nguyên và môi trường du lịch biển. Về quy hoạch, khai thác tài nguyên du lịch biển. Nhận thức rừ tiềm năng phỏt triển du lịch biển của địa phương, UBND tỉnh Thanh Hoá đã xây dựng chương trình tổng thể phát triển du lịch biển, để khai thác tài nguyên du lịch biển và phát triển du lịch biển thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đồng thời, cụ thể hoá các chương trình này bằng các kế hoạch hành động, trong đó trọng tâm là phát triển các khu, điểm du lịch biển trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh); chính quyền tỉnh cụ thể hóa thành các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển du lịch để triển khai thực hiện. Tính đến năm 2023, tổng số dự án đầu tư kinh doanh du lịch đang triển khai là 80 dự án, với tổng vốn đăng ký hơn 145.500 tỷ đồng, trong đó có những dự án quy mô lớn, tiêu chuẩn quốc tế như: Quần thể Khu du lịch nghỉ dưỡng và sân golf FLC tại thành phố Sầm Sơn của Tập đoàn FLC, Khu du lịch sinh thái biển Tiến Thanh của Công ty TNHH Đầu tư và Du lịch biển Hải Tiến; Dự án Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội thành phố Sầm Sơn; Khu đô thị du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí cao cấp Bến En, huyện Như Thanh; Khu đô thị nghỉ dưỡng khoáng nóng tại xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương của Công ty Cổ phần Tập đoàn Mặt Trời; Khu phức hợp khách sạn, trung tâm thương mại tại xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương của Công ty Cổ phần ORG; Dự án Flamingo Linh Trường Khu B, xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa của Công ty Cổ phần Flamingo Holding Group; Khu đô thị du lịch sinh thái Tân Dân của Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T… và dự kiến trong thời gian tới sẽ tiếp tục thu hút nhiều dự án du lịch đẳng cấp, có quy mô quy mô lớn, như: Dự.
Khảo sát từ khách du lịch cho thấy, trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng du lịch biển tại Thanh Hoá, chính quyền tỉnh cần tập trung vào các nội dung theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp, gồm: (1) Đa dạng hoá các sản phẩm du lịch; (2) Cải thiện môi trường tự nhiên và môi trường xã hội tại các điểm, khu du lịch biển; (3) Cải thiện chất lượng dịch vụ ăn uống; (4) Thúc đẩy quảng bá, xúc tiến mở rộng thị trường du lịch biển; (5) Cải thiện chất lượng các cơ sở lưu trú; (6) Chất lượng nhân viên phục vụ tại các cơ sở kinh doanh du lịch biển; (7) An ninh, an toàn tại các khu du lịch biển; (8) Hạ tầng giao thông đến các khu du lịch biển; (9) Nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch; (10) Hạ tầng giao thông tại các khu du lịch biển (Xem Biểu đồ 3.21). Từ quan điểm của doanh nghiệp và các hộ kinh doanh trong lĩnh vực du lịch biển tại Thanh Hoá, công tác QLNN thời gian tới cần tập trung vào các mảng, theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp, như: (1)Thu hút đầu tư tư nhân vào phát triển du lịch biển; (2) Quản lý chất lượng dịch vụ lưu trú; (3) Quản lý chất lượng dịch vụ ăn uống; (4) Quản lý hạ tầng giao thông; (5) Quản lý trật tự, an toàn cho khách du lịch; (6) Quản lý tài nguyên du lịch biển; (7) Phát triển sản phẩm du lịch biển; (8) Xúc tiến, mở rộng thị trường du lịch biển; (9) Quản lý hoạt động lữ hành (Xem Biểu đồ 3.22).
Đối với phát triển du lịch, tỉnh cũng có những hướng điều chỉnh trọng tâm trong thời gian tới như: Tập trung vào nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm du lịch; gia tăng thị trường khách du lịch khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ, phấn đấu đạt vị trí đứng đầu trong thu hút khách du lịch biển ở khu vực phía Bắc, tăng chi tiêu và trải nghiệm của khách; xúc tiến và khai thác thị trường du lịch nội địa ở khu vực phía Nam, tập trung vào nhóm khách hàng tiêu dùng cao cấp tại các đô thị phía Nam Trung Bộ và miền Nam. Để đạt được những mục tiêu này, căn cứ vào thực trạng của QLNN và những dự báo về môi trường du lịch thay đổi trong những năm tới, QLNN của chính quyền tỉnh Thanh Hoá cần được hoàn thiện theo các định hướng lớn, tổng thể như: Nâng cao hiệu quả công tác lập và quản lý quy hoạch du lịch biển; khắc phục tình trạng điều chỉnh quy hoạch tùy tiện; thực hiện việc công khai quy hoạch theo quy định để kêu gọi đầu tư và tạo điều kiện để các tổ chức, nhân dân giám sát.
Ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh, Sở VH- TT&DL phối hợp với Sở Xây dựng tỉnh thực hiện tốt công tác tham mưu cho UBND tỉnh làm tốt công tác quy hoạch phát triển du lịch nói chung và du lịch biển nói riêng; đồng thời chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các bước khảo sát, đánh giá tài nguyên du lịch biển, khả năng về nguồn lực, trên cơ sở đó UBND tỉnh hoàn thiện quy hoạch hiện tại về phát triển du lịch biển đảm bảo về không gian du lịch biển phù hợp với thực tế địa phương và định hướng rừ sản phẩm du lịch biển cũng như chuỗi sản phẩm du lịch gắn liền với du lịch biển đặc thù của Thanh Hoá. Ba là, Sở Công thương sớm nghiên cứu, tham vấn cho UBND tỉnh ban hành quy định các nội dung, danh mục ngành nghề kinh doanh tại các khu, điểm du lịch biển để áp dụng thống nhất trong toàn tỉnh; khắc phục ngay tình trạng mỗi khu, điểm du lịch ban hành quy định riêng, tạo ra sự manh mún, bất bình đẳng trong quản lý; trong đó tập trung quy định, hướng dẫn cụ thể các ngành nghề kinh doanh có tính chất phức tạp như: Quản lý kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn, dịch vụ ăn uống, xe điện, bán hàng rong, vỉa hè, điểm trông giữ xe… Tăng cường phối hợp giữa các ngành, địa phương trong phát triển du lịch.
- Sớm xây dựng hệ thống quản lý thông tin quốc gia về lao động trong ngành du lịch biển; các sản phẩm du lịch biển của các địa phương, doanh nghiệp lữ hành và các thông tin khác liên quan đến du lịch biển để khách du lịch, doanh nghiệp và các cơ quan QLNN các cấp đều có thể dễ dàng truy cập và tìm hiểu. Xem xét có những biện pháp hỗ trợ về thuế cho các doanh nghiệp du lịch trong điều kiện phục hồi các hoạt động du lịch biển hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá; hỗ trợ địa phương thực hiện các chương trình kích cầu du lịch biển sau đại dịch COVID-19 đối với cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế.
Đánh giá của ông/bà về quản lý công nhận khu, điểm du lịch biển và cấp phép hoạt động kinh doanh du lịch biển của chính quyền tỉnh Thanh Hoá (1=Rất kém; 2= kém; 3= Trung bình; 4= Tốt 5= Rất tốt). Các quy định về hoạt động lữ hành (Tiêu chuẩn hướng dẫn viên, nội dung giới thiệu với khách du lịch, phương thức hoạt động..) đầy đủ, rừ ràng 2.
Ông/bà đánh giá thế nào về chất lượng môi trường tại các bãi tắm tại Thanh Hoá (nước, không khí, rác thải, tiếng ồn..). Ông/bà đánh giá thế nào về ý thức bảo vệ môi trường của người dân địa phươnghoạt động kinh doanh du lịch tại các bãi biển Thanh Hoá.
Đánh giá của ông/bà về công tác tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch biển của chính quyền tỉnh Thanh Hoá (1=Rất kém; 2= kém; 3= Trung bình; 4= Tốt 5= Rất tôt). Mức độ hiệu quả của các chiến lược, quy hoạch kế hoạch, chương trình phát triển du lịch biển phù hợp với chiến lược chung về phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.