MỤC LỤC
- Tổng hợp và sắp xếp các cơ sở lý luận và thực tiễn về Chương trình xây dựng nông thôn mới nói chung và định hướng tại huyện Bảo Lạc cũng như tỉnh Cao Bằng nói riêng. - Phân tích và đánh giá thực trạng xây dựng và phát triển nông thôn tại huyện Bảo Lạc – tỉnh Cao Bằng theo Bộ tiêu chí quốc gia cho việc xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2021- 2025.
Một trong những nhiệm vụ của Ban chỉ đạo là tham mưu cho Đảng ủy, UBND về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo cuộc vận động phong trào: Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh gắn với xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn các xã; Phối hợp với các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân huy động mọi nguồn lực; cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo của cấp trên, xây dựng các kế hoạch; chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc việc tổ chức, thực hiện triển khai kế hoạch; tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, nhân rộng các mô hình điển hình; chỉ đạo các đơn vị thôn ,xóm các trường học, trạm y tế xây dựng thôn văn hóa, đơn vị văn hóa và công sở văn minh (Đỗ Hùng Đức, 2023). Nguồn lực tài chính được huy động trong xây dựng nông thôn mới sử dụng chủ yếu vào những nội dung: Đầu tư xây mới, sửa chữa các công trình hạ tầng nhằm phát triển kinh tế xã hội của địa phương; Vốn đầu tư, hỗ trợ người dân phát triển sản xuất kinh doanh như hỗ trợ vay vốn với lãi xuất thấp, vốn hỗ trợ đầu vào cho quá trình sản xuất như giống, vật tư sản xuất, phân bón..; Xây mới các công trình văn hóa - xã hội nhằm tạo điều kiện nâng cao đời sống tinh thần cho người dân địa phương (Đỗ Hùng Đức, 2023).
(5) Phát động phong trào toàn dân thi đua xây dựng nông thôn mới; xác định rừ lộ trỡnh xõy dựng nụng thụn mới từng năm, việc nào quan trọng thỡ ưu tiên đầu tư làm trước, việc nào ít quan trọng hơn thì làm sau; việc xây dựng phải đảm bảo quy hoạch đã được phê duyệt; phương châm xây dựng nông thôn mới là ưu tiên cho đầu tư phục vụ sản xuất trước rồi mới đến các lĩnh vực khác; thực hiện làm từ đồng ruộng rồi mới về làng, từ hộ gia đình ra thôn (xóm); từ thôn (xóm) lên xã. Nhiều lớp tập huấn được tổ chức để phổ biến những nội dung như cơ sở lý luận của nông thôn mới và nội dung thực hiện, vai trò và trách nhiệm của các ban ngành, quy trình thực hiện dự án xây dựng và cải tạo kinh tế - xã hội, phương thức nâng cao hiệu quả của các hình thức tổ chức, quy trình lập kế hoạch đầu tư xây dựng nông thôn mới cấp xã gắn liền với sự tham gia của người dõn, theo dừi và đỏnh giỏ quỏ trỡnh xõy dựng nụng thụn mới, quản lý tài chính, kỹ năng tuyên truyền, kỹ năng tổ chức điều hành cuộc họp, phương pháp xử lý mâu thuẫn và xây dựng sự đồng thuận trong các cộng đồng nhân dân, kỹ năng thành lập và tổ chức triển khai kế hoạch phát triển thôn, và một số kinh nghiệm trong nước và quốc tế về nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Tuy nhiên, độ dốc của địa hình khu vực huyện Bảo Lạc khiến cho tốc độ dòng chảy của con sông này rất cao (khoảng 3m/giây), lưu lượng nước trung bình khoảng 1.030 m3/giây và lúc lớn nhất lên tới 2.290 m3/giây. Đặc điểm kể trên khiến cho khả năng giữ nước của con sông này không cao cũng như nguy cơ xảy ra lũ lụt, lũ quét cao vào mùa mưa. Bên cạnh sông Gâm, sông Neo cũng là một sôn glowns chảy từ vùng núi Phja Oắc theo hướng Đông Bắc và đổ vào dòng chảy của sông Gâm tại khu vực thị trấn Bảo Lạc – huyện Bảo Lạ. nhiên, con sông này có lưu lượng nước và dòng chảy không ổn định. Nhìn chung, sông suối ở huyện này có vai trò rất lớn cho việc tưới tiêu và ngành nuôi trồng thủy sản, đồng thời phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân. Sông Gâm cũng là nguồn cung cấp nhiều loại thủy hải sản có giá trị. Tài nguyên đất. TT Nhóm đất. Đất lâm nghiệp chiếm đa phần trong cơ cấu đất nông nghiệp khi có tỷ trọng là 78,20%, trong khi đó, đất sản xuất nông nghiệp chiếm 17,63% và phần còn lại là đất nuôi trồng thủy sản. Hầu hết các loại đất trên địa bàn huyện Bảo Lạc có độ dày tầng đất trung bình đến khá, các chất dinh dưỡng trong đất có hàm lượng khá, do đó thuận tiện cho người dân phát triển sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng. Cụ thể, đất phi nông nghiệp có cơ cấu và diện tích gia tăng, tương ứng với xu hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đang diễn ra trên quy mô cả nước. Đất nông nghiệp bị giảm nhẹ về mặt cơ cấu và diện tích, tuy nhiên đất sản xuất nông nghiệp lại tăng lên từ năm 2020 – 2022 trong khi đất lâm nghiệp bị giảm. Ngoài ra, huyện Bảo Lạc cũng đã đưa đất chưa sử dụng vào các mục đích nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp khi mà cơ cấu của loại đất này giảm từ năm 2020 – 2022. Tài nguyên nước. - Nước mặt: Nguồn nước mặt ở huyện Bảo Lạc phụ thuộc chủ yếu vào lượng mưa được lưu trữ qua hệ thống sông, suối, ao, hồ … Chất lượng của nước tại nơi đây là khá tốt, phù hợp cho việc sản xuất mà cũng hoàn toàn có thể sử dụng để phục vụ sinh hoạt hàng ngày của người dân. Thực tế, nước mặt là nguồn nước chủ yếu được sử dụng cho việc sản xuất và sinh hoạt ở khu vực này. Mặc dù vậy, lượng mưa không quá cao cộng với việc phân bố không đều theo mùa khiến cho tình trạng thiếu nước luôn có thể xảy ra. Vấn đề này có thể được giải quyết bằng việc xây dựng các công trình đập nước, thủy điện nhưng lại tốn nhiều chi phí. - Nước ngầm: Nguồn nước ngầm ở huyện Bảo Lạc có trữ lượng dồi dào, rất thích hợp để sử dụng thay thế cho nguồn nước mặt vào mùa khô. Thực tế, rất nhiều hộ gia đình tại các xã vùng sâu vùng xa sử dụng hệ thống giếng khoan và giếng đào để phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất kinh tế. Mặc dù vậy, nguồn nước ngầm chưa thực sự thỏa mãn được nhu cầu nước của người dân đặc biệt là vào mùa khô. Điều này đặt ra câu hỏi cho tương lai về việc nghiên cứu những biện pháp sử dụng hoặc khai thác nước để bảo tồn và phát triển nguồn nước ngầm một cách bền vững. Tài nguyên rừng. Huyện Bảo Lạc có 90% diện tích là đồi núi, lại thuộc khu vực vùng sâu vùng xa so với các địa phương trung tâm nên đất đai chủ yếu được sử dụng để canh tác lâm nghiệp. Rừng của huyện Bảo Lạc có độ che phủ lên tới 52%. * Thảm thực vật tự nhiên:. - Huyện Bảo Lạc có thảm thực vật tự nhiên chủ yếu thuộc kiểu rừng kín thường xanh – một kiểu rừng đặc trưng ở khu vực nhiệt đới ẩm. Các cánh rừng tự nhiên chủ yếu phát triển ở khu vực núi cao, dày đặc hơn ở gần khe suối. Các tầng rừng dày và có độ che phủ tốt. Dưới mặt đất thường có thảm mục tơi xốp. Rừng tự nhiên được coi là một tài nguyên quý giá của không chỉ huyện Bảo Lạc mà còn của cả tỉnh Cao Bằng. Hiện nay, các khu rừng này còn được quy hoạch thành vường quốc gia để vừa có thể bảo vệ hệ sinh thái và các loại động thực vật quý hiếm, vừa có thể khai thác bền vững thông qua hình thức du lịch sinh thái. Bên cạnh rừng thường xanh, huyện Bảo Lạc còn có rừng khộp, rừng tre, rừng thưa, rừng cây lá rộng … Tuy nhiên, diện tích của những rừng này thường không lớn. Những hoạt động của con người tại huyện Bảo Lạc sau nhiều thế hệ sinh sống còn tạo ra hai kiểu rừng tự nhiên khác đó là thảm cỏ tự nhiên và rừng nôn tái sinh. Thảm cỏ tự nhiên được hình thành sau nhiều lần đốt rừng làm nương hoặc khai phá đất đai, khiến cho cây gỗ lớn bị đốn gục và nhường. chỗ cho thảm cỏ tự nhiên. Rừng non tái sinh thực chất cũng là khu vực bị khai phá bởi con người, chủ yếu có các cây cao từ 2 – 15 m và phân bố rải rác ở các địa phương trên địa bàn huyện Bảo Lạc. * Thảm thực vật trồng:. Nhờ vào nhiều chính sách phát triển lâm nghiệp, huyện Bảo Lạc có một thảm thực vật trồng đa dạng với nhiều chủng loại cây khác nhau, trải dài từ cây khai thác gỗ tới nhiều loại cây ăn quả và cây lương thực. Tài nguyên khoáng sản. Huyện Bảo Lạc có một số khoáng sản đáng kể như vàng, chì, kẽm, quặng apatit, và các loại vật liệu xây dựng như cát, sỏi, và đá vôi. Những nguyên liệu kể trên đã và đang có đóng góp đáng kể vào cơ cấu kinh tế của địa phương đặc biệt là phục vụ cho ngành xây dựng. Điều kiện kinh tế. Trong những năm vừa qua, nhận được sự quan tâm và đầu tư của Đảng và Nhà nước, tình hình kinh tế và xã hội của huyện Bảo Lạc đã có nhiều bước tiến đáng khích lệ. Nhiều chính sách đầu tư tiếp tục có tác động tích cực đến các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện;. hệ thống chính trị được xây dựng và củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng. Đảng bộ, chính quyền Nhân dân các dân tộc của huyện luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, phát huy nội lực, năng động, sáng tạo, vượt qua khó khăn, thử thách, quyết liệt, linh hoạt trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn huyện. Lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao tiếp tục được duy trì và phát triển, mạng lưới trường lớp được củng cố và đầu tư, đáp ứng yêu cầu công tác dạy và học. Các hoạt động và phong trào văn hóa, nghệ thuật, và thể thao quần chúng được các cộng đồng đón nhận một cách nhiệt tình. Bên cạnh đó, công tác y tế và tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe thường xuyên được tổ chức. Ngoài ra, tình hình quốc phòng an ninh được thắt chặt. Huyện Bảo Lạc không có các điểm nóng về an ninh trật tự cũng như là không ghi nhận tình trạng. chống phá Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên với đặc thù là huyện khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao, đời sống của nhân dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp, điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho sản xuất, địa hình chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, nguồn đầu tư cho phát triển còn hạn chế;. thiên tai, dịch bệnh xảy ra ở một số nơi trên địa bàn đã gây ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế- xã hội của huyện. a) Tăng trưởng kinh tế. Kinh tế của huyện Bảo Lạc vẫn chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp với giá trị sản xuất của ngành nông – lâm – ngư nghiệp đạt gần 400 tỷ đồng theo ghi nhận vào năm 2022. Sản lượng các loại hạt lương thực của năm 2022 đạt 26.218 tấn, qua đó thắt chặt an ninh lương thực trên địa bàn huyện khi mà bình quân lương thực trên đầu người đạt 330 kg/năm. Bên cạnh đó, giá trị sản phẩm trên một ha đất nông nghiệp trồng trọt đạt 24,08 triệu đồng. Việc bảo vệ và phát triển rừng tự nhiên cũng như là rừng trồng được quan tâm và thực hiện tốt. Cụ thể hơn, mỗi năm, huyện Bảo Lạc trồng trung bình từ 100 ha rừng trở lên. Điều này đã tăng cường độ che phủ rừng của huyện lên tới 52,1%. Những kết quả kể trên đã góp phần làm cho bộ mặt của khu vực nông thôn và đời sống người dân tại các xã huyện Bảo Lạc có nhiều chuyển biến theo hướng ngày một cải thiện và tiến bộ hơn. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh thương mại, và ngành dịch vụ cũng có được những thành tựu đáng kể tại huyện Bảo Lạc. Việc quản lý thu, chi ngân sách được thực hiện theo đúng quy định và đáp ứng tốt những yêu cầu và nhiệm vụ đề ra. Ủy ban nhân dân huyện Bảo Lạc đã tổ. chức chỉ đạo, đề cao phương châm tiết kiệm, chống lãng phí, cắt giảm các khoản chi thường xuyên một cách hợp lý và đúng theo quy định. Việc phát triển khả năng tiếp cận tín dụng của người dân được đẩy mạnh đồng thời với quá trình cải thiện các hoạt động tín dụng của ngân hàng. b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tình hình chuyển dịch cơ cáu kinh tế tại huyện Bảo Lạc đã có nhiều chuyển biến tích cực và được thể hiện cụ thể qua bảng 2.2 dưới đây. Giá trị sản xuất, cơ cấu ngành kinh tế huyện Bảo Lạc ĐVT: tỷ đồng. TT Khu vực. Giá trị tăng thêm. Giá trị tăng thêm. Huyện Bảo Lạc là nơi sinh sống của 07 dân tộc khác nhau, nơi đây cũng có vốn văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Những dân tộc đang sinh sống trên địa bàn huyện bao gồm Tày, Nùng, Mông, Dao, Lô Lô, Sán Chỉ, Kinh. Mỗi dân tộc đều có những nét đặc trưng riêng. Hơn nữa, sự hòa nhập về mặt văn hóa còn làm cho bản sắc nơi đây trở nên phong phú hơn rất nhiều. Huyện có một số làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm với nhiều loại hoa văn độc đáo, mang đậm dấu ấn đặc trưng của các cộng đồng dân tộc thiểu số. Ngoài ra, còn có một vài nét văn hóa truyền thống khác như 36 điệu đánh trống đồng lễ tế trời đất của dân tộc Lô Lô, lễ cấp sắc của dân tộc Sán Chỉ…. Văn hóa và xã hội của huyện Bảo Lạc còn kế thừa nhiều truyền thống văn hiến và cách mạng từ quá khứ, qua đó phát huy rất tốt ý chí tự lực tự cường, cần cù sáng tạo. Bên cạnh đó, việc kế thừa các kinh nghiệm của cha ông để có thể khai thác tiềm năng kinh tế trong khu vực, phát huy hiệu quả trong việc đẩy mạnh công tác kinh tế - xã hội cũng rất đáng khen ngợi. Kết cấu cơ sở hạ tầng a) Giao thông. Trong những năm qua, mạng lưới giao thông nông thôn (GTNT) trên địa bàn huyện được quan tâm đầu tư cải tạo, sửa chữa nâng cấp và xây dựng mới, nhất là các công trình trọng điểm, các tuyến giao thông chính, như cải tạo sửa chữa Quốc lộ (34, 4A), nâng cấp đường tỉnh 202 đoạn Ca Thành - Pác Lũng, Bảo Lạc - Cô Ba, Đường tỉnh 215 xây dựng mới tuyến Hồng An (Bảo Lạc) - Ngọc Động (Hà Quảng), cải tạo nâng cấp đoạn Lũng Pán - Xuân Trường, Đường tỉnh 217 cải tạo, sửa chữa đoạn Phiêng Sỉnh; thảm áp phan 1,6 km đường nội thị thị trấn (đoạn Nà Chùa - UBND thị trấn), mở mới 139km đường giao thông tại các xã. Hệ thống cầu treo, cầu dân sinh được đầu tư xây dựng mới, sửa chữa theo định hướng quy hoạch phát triển GTNT và huy động các nguồn lực thực hiện bờ tụng húa đường làng, ngừ xúm. b) Hệ thống thuỷ lợi. - Các công trình thủy lợi là một trong những nhân tố quan trọng nhất góp phần vào việc khai hoang đất đai, duy trì cũng như là phát triển không chỉ các ngành kinh tế mà còn cuộc sống hàng ngày của người dân. Trên địa bàn huyện Bảo Lạc có các công trình thủy lợi nổi bật như. Hệ thống kênh mương thuỷ lợi hiện đã đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu cho trên 2.081,86 ha diện tích lúa. + Các hệ tự chảy đã được xây dựng nhiều ở các thôn bản, các khu dân cư tập trung. Một số công trình được xây dựng ở các trung tâm xã, đồn biên phòng. Ở các bản vùng cao, vùng giáp biên giới, vùng núi đá được hỗ trợ xây dựng bể chứa nước mưa cho các hộ gia đình bằng nguồn vốn của các dự án định canh, định cư; Chương trình 120…, các nguồn vốn tài trợ bởi các tổ chức trong và ngoài nước đã phần nào đáp ứng được nhu cầu cho sinh hoạt của nhân dân. - Các công trình phòng, chống lũ trên địa bàn huyện có 03 công trình kè chống sạt lở bờ sông, sạt lở đất với quy mô 2,2km. - Trên địa bàn huyện có 01 dự án nhà máy thuỷ điện Bảo Lạc B thuộc địa bàn xã Bảo Toàn. Hiện tại nhà máy thuỷ điện Bảo Lạc B đã hoàn thành tích nước đưa vào vận hành, với 02 tổ máy, tổng công suất thiết kế 18MW. Đồng thời còn một số thủy điện khác trên Sông Gâm và Sông Neo đang trong quá trình triển khai các bước thực hiện dự án, lập dự án: Thủy điện Bảo Lạc A, thủy điện Thượng Hà,…. - Lưới điện cao thế: Trên địa bàn huyện có các hệ thống đường dây cao thế như sau:. Khu vực trung tâm thị trấn, trung tâm các xã lưới hạ thế tương đối hoàn chỉnh. Dung lượng của các trạm biết áp được đảm bảo, lại có khoảng cách không quá xa các khu dân cư nên giá điện phải chăng. Các đường dây hạ thế thuộc tài sản điện lực và tài sản địa phương có tình trạng kỹ thuật tương đối tốt. Ngoài ra, nhiều hệ thống đèn chiếu sáng mặt đường đã được xây dựng tại một số khu đô thị trong khu vực huyện Bảo Lạc. d) Hạ tầng thông tin và truyền thông.
Bên cạnh đó, những tập tục khai thác rừng và nông nghiệp có xu hướng khiến cho đất đai bị thoái hóa, hạn chế những tiềm năng phát triển nông nghiệp của huyện. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo ở huyện Bảo Lạc còn ở mức cao, gây ra nhiều khó khăn đáng kể trong việc huy động nguồn lực trong nhân dân, nhất là các cộng đồng dân tộc thiểu số để xây dựng nông thôn.
Cán bộ: Ngoài thông tin thu thập được từ hộ dân, tác giả căn cứ vào số cán bộ phụ trách chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để lấy ý kiến của họ về quá trình triển khai thực hiện, kết quả và những ảnh hưởng của chương trình đến người dân. Thông qua kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố của các tác giả viết về nông thôn mới, tác giả sẽ tổng hợp, kế thừa các nội dung liên quan đến đề tài, đánh giá, thu thập những ý kiến của người đại diện trong từng linh vực, lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia, từ đó đưa ra những nhận xét về thực trạng phát triển nông thôn mới trên địa bàn nghiên cứu được khách quan và chính xác hơn.
Các phương pháp được tác giả sử dụng để phân tích các số liệu liên quan đến luận văn bao gồm: Phương pháp thống kê mô tả; Phương pháp thống kê so sánh; phương pháp chuyên gia, chuyên khảo. Chỉ tiêu về cơ cấu được sử dụng để phân tích cơ cấu kinh tế - xã hội, lao động, giá trị sản xuất giữa các lĩnh vực….
Là người phụ trách chung các nhiệm vụ trong xây dựng nông thôn mới, có trách nhiệm cao nhất trong việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh Cao Bằng, Ban chấp hành đảng bộ huyện Bảo Lạc về công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Văn Phòng Điều phối Chương trình Xây dựng Nông thôn mới huyện là cơ quan Thường trực chương trình, chủ trì, phối hợp các Phòng, ban chuyên môn liên quan, đôn đốc, kiểm tra tiến độ thực hiện của các xã trên địa bàn; xây dựng kế hoạch xây dựng nông thôn mới hàng năm của toàn huyện; Tổng hợp kết quả thực hiện xây dựng nông nông thôn mới trên địa bàn các xã để báo cáo Huyện ủy, Ban Chỉ đạo Xây dựng nông thôn mới huyện, UBND huyện,.
Tham mưu xây dựng Kế hoạch thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2022 của huyện; Kế hoạch thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2022 (Chương trình OCOP). Căn cứ vào kế hoạch hàng năm của huyện đã ban hành các xã đã triển khai thực hiện đầy đủ những nội dung theo kế hoạch, tuy nhiên chất lượng một số kế hoạch chưa cao, nội dung kế hoạch còn chung chung, chưa xã định được công việc cụ thể cần triển khai thực hiện, bên cạnh đó một số xã đã xây dựng kế hoạch chưa sát với tình hình thực tế của địa phương.
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2022 Với nguồn lực đất đai huy động được trong chương trình xây dựng nông thôn mới chủ yếu sử dụng vào các nội dung như: xây dựng cơ sở hạ tầng; phát triển sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời dống người dân và xây dựng phục cụ các công trình văn hóa, xã hội như nhà văn hóa, nhà thể thao cộng đồng, các khu xử lý rác thải, khu nghĩa trang. Thông qua điều tra khảo sát lấy ý kiến đánh giá từ người dân họ đều đồng ý với cách thức, phương thức và mục đích sử dụng các nguồn lực đất đai huy động từ dân để sử dụng cho mục đích xây dựng nông thôn mới.
Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị rất quan trọng trong quá trình xây dựng nông thôn mới trong đó có sự đóng góp của người dân về công lao động, tiền và các tài sản khác có ý nghĩa và vai trò quan trọng mang đến sự thành công của chương trình này. Họ đồng ý tham gia đóng góp tiền, công, tài sản của gia đình đình để chung tay xây dựng nông thôn mới và đều thống nhất cho thấy nguồn vốn huy động của dân được chính quyền sử dụng minh bạch, ý kiến đánh giá này đều đồng ý từ mức 3,33 đến 3,87.
Khi được hỏi người dân về nguồn vốn xây dựng nông thôn mới chủ yếu đến từ ngân sách nhà nước họ không đồng ý với ý kiến này và đều cho rằng, nguồn vốn xây dựng NTM được sử dụng từ nhiều nguồn khác nhau. 3,89 Đồng ý (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2022) Qua bảng trên ta thấy khi người dân là chủ thể, người dân hiểu và thấy được lợi ích trong việc xây dựng nông thôn mới thì người dân rất sẵn lòng, tích cực tham gia các hoạt động của tổ chức phát động.
Một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa thực sự quan tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo, huy động cả hệ thống chính trị và toàn xã hội vào cuộc chung sức xây dựng nông thôn mới; chưa thể hiện quyết tâm chính trị cao trong việc đặt ra mục tiêu và còn lúng túng trong tổ chức thực hiện; chưa chủ động có các giải pháp và tìm kiếm, huy động nguồn lực và ưu tiên nguồn lực cho thực hiện Chương trình. Quy mô kinh tế nông hộ còn nhỏ, mang tính tự quyết, nên hiệu quả thụng qua hợp tỏc khụng lớn, khụng rừ, dẫn đến động lực hoạt động của THT, HTX chưa mạnh, chưa phát huy được tính ưu việt của các hình thức tổ chức sản xuất này trong nền kinh tế thị trường; nhiều THT, HTX thành lập mới trong thời gian qua còn mang tính tranh thủ chính sách, chưa vì mục tiêu lợi ích của thành viên, trong khi các doanh nghiệp dịch vụ đầu vào, nhất là các tổ chức tín dụng, chưa thực sự tin tưởng, chung tay giúp kinh tế hợp tác phát triển.
* Tiêu chí số 13 về Tổ chức sản xuất: Tiếp tục đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp; tăng cường quản lý Nhà nước của chính quyền cấp xã trong nông nghiệp, nông thôn; củng cố và nâng cao hoạt động của Hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã năm 2023; thành lập mới các HTX, tổ hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn và khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX, tổ hợp tác phát triển; hoàn thiện, phát triển và nhân rộng các mô hình mẫu phát triển sản xuất, các mô hình liên kết sản xuất mới có hiệu quả trên địa bàn. Với mức điểm trung bình đó cho thấy người dân rất đồng ý và tự nguyện để hiến đất làm đường xây dựng nông thôn mới; Yếu tố huy động sử dụng nguồn lực tài chính, thông qua điều tra từ hộ dân hầu hết họ đều đánh giá ở mức từ 3,34 đến 3,84, với mức đánh giá này cho thấy việc sử dụng nguồn vốn trong xây dựng NTM đều minh bạch, sử dụng đúng mục đích; Yếu tố về huy động, sử dụng nguồn lực, qua điều tra hộ dân cho thấy hộ dân đều đánh giá ở mức điểm bình quân từ 3,82 đến 4,51, họ đồng ý hoàn toàn sẵn sàng tham gia các lớp tập huấn, nguồn nhân lực trong xây dựng nông thôn mới là vô cùng quan trọng quyết định đến sự thành công của chương trình.
Tự nguyên vận động các khoản đóng góp của người dân, tham gia đóng góp (tiền, công, tài sản…) 6 Đồng thuận các khoản chi tiêu tài. Theo anh (Chị) những thuận lợi, khó khăn trong xây dựng NTM của xã mình là gì?.
Có các chính sách thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất của người dân. Đồng thuận khi gia đình, họ hàng đóng góp tài chính vào chương trình XD NTM.