Phân tích pháp lý về chế định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam

MỤC LỤC

Đặc điểm của mang thai hộ

Tuy nhiên, tính đặc biệt của thỏa thuận về MTH là ở chỗ bên cạnh việc đáp ứng cơ bản các yếu tố cấu thành của một bản hợp đồng thông thường như trên thì nó còn mang tính chất là một sự thỏa thuận nhằm hướng tới việc bảo đảm thực hiện quyền làm cha, mẹ - một trong những quyền rất cơ bản của con người. Thực tiễn thực hiện MTH cho thấy, “so với TTTON thông thường, kĩ thuật MTH khó hơn, do việc lấy noãn của những phụ nữ không có tử cung hoặc mắc bệnh lý không thể mang thai khó hơn, nếu kích thích buồng trứng cho những đối tượng này cũng đối mặt với nguy cơ rủi ro, thậm chí đe dọa tính mạng” [50].

Khái niệm, đặc điểm của mang thai hộ vì mục đích nhân đạo .1 Khái niệm mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Đặc điểm của mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Điều này biểu hiện rừ ở mục đớch cuối cựng của thỏa thuận là hướng đến việc thực hiện một nghĩa cử hết sức nhân văn: tạo cơ hội làm cha mẹ cho những cặp vợ chồng kém may mắn không thể tự sinh được đứa con có cùng huyết thống với mình ngay cả khi họ áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản mà không vì bất kì lợi ích vật chất nào. Cùng với đó là tính nhân đạo trong cỏc quy phạm phỏp luật cho phộp MTHVMĐNĐ tạo cơ sở phỏp lý rừ ràng nhằm bảo vệ các bên tham gia tránh những rủi ro, xâm phạm quyền và lợi ích có thể xẩy ra, giỳp cỏc bờn nhận thức rừ quyền và lợi ớch hợp phỏp của người mỡnh, trong đó đứa trẻ được sinh ra từ kỹ thuật này.

Nguyên tắc thực hiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Từ các ý phân tích trên thấy rằng, việc xác định định nghĩa và phân định bản chất của MTHVMĐNĐ và MTHVMĐTM về mặt pháp lí là vô cùng cần thiết, giúp tạo cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh, cũng như áp dụng các chế tài khi thực hiện các quy định về MTHVMĐNĐ trên thực tế. Như vậy, những quy trình kỹ thuật này sẽ được Bộ Y tế ban hành bởi đây là cơ quan chuyờn mụn, hiểu rừ quy trỡnh tiến hành việc hỗ trợ kỹ thuật sản, trỏnh được tỡnh trạng các tổ chức, cá nhân tùy tiện trong việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Ý nghĩa của chế định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Do vậy, cho phép MTHVMĐNĐ là một trong những quy định thể chế hóa quy định của Hiến pháp trong việc bảo vệ quyền con người; đảm bảo quyền làm cha, làm mẹ của những cặp vợ chồng mà vì lý do nào đó không thể mang thai tự nhiên hoặc thậm chí là ngay cả khi thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Với rất nhiều yếu tố như: các trang thiết bị được đầu tư tiên tiến, cán bộ y tế trong lĩnh vực này trẻ, được đào tạo bài bản ở nước ngoài, có kinh nghiệm và kiến thức nền tảng tốt, tổ chức được những hội thảo nhóm hằng năm có chất lượng chuyên môn cao, đi sâu vào học thuật…, kỹ thuật TTTON của Việt Nam hiện nay đang ngày càng phát triển và thành công.

Lịch sử phát triển của pháp luật Việt Nam về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Quy định về điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

    Dó đó, bên nhờ MTH chỉ đảm bảo đủ điều kiện này khi ở vào một trong các trường hợp sau: Hai bên kết hôn theo đúng quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn; Trường hợp kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn (kết hôn trái pháp luật) nhưng được tòa án công. nhận quan hệ hôn nhân; Hai bên nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 3/1/1987 tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn. Tuy nhiên, quy định về người có quyền nhờ MTHVMĐNĐ hiện nay vẫn còn thiếu sót gây ảnh hưởng không nhỏ đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều chủ thể khác. Đồng thời, một số quy định về người có quyền nhờ MTHVMĐNĐ còn có sự mâu thuẫn, gây khó khăn cho quá trình áp dụng và thực thi pháp luật. Bởi đối tượng nhờ MTH phải là vợ chồng hợp pháp, có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, vì thế các cặp đôi đồng tính, song tính trong trường hợp có hôn nhân đồng giới cũng không được phép nhờ MTH do pháp luật vẫn chưa thừa nhận hôn nhân của họ là hợp pháp. Điều kiện này nhằm hạn chế chủ thể được phép nhờ MTH, giảm thiểu sự vi phạm nghĩa vụ giữa các bên cũng như đảm bảo quyền lợi cho đứa trẻ. b) Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Y học gọi trường hợp này là vô sinh thứ phát: là những trường hợp đã từng có thai ít nhất một lần (những lần có thai này có thể bị sảy) nay muốn sinh đẻ nữa nhưng không thể thụ thai [48]. Bên cạnh đó, pháp luật chưa có quy định nào về việc cặp vợ chồng vô sinh đã nhận con nuôi thì có thể coi họ đã có con chung hay không. Nếu con nuôi được xác định là con chung của vợ chồng sẽ gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cặp vợ chồng vô sinh bởi nguyện vọng có con chung mang huyết thống của cặp vợ chồng vô sinh là một nguyện vọng chính đáng, phù hợp với tính nhân văn và ý nghĩa của quy định về MTVMĐNĐ cũng như mục đích của nhà làm luật khi đặt ra các quy định này. d) Vợ chồng nhờ mang thai hộ đã được tư vấn về pháp lý, y tế, tâm lý Quy định này nhằm đảm bảo cặp vợ chồng nhờ MTH cú thể hiểu rừ mọi mặt của vấn đề này, tránh xảy ra sai sót cũng như tranh chấp trong tương lai do thiếu hiểu biết, đảm bảo hiệu quả trong quá trình MTH. Căn cứ vào hồ sơ đề nghị MTH được quy định tại Điều 14 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP, trách nhiệm tư vấn về y tế thuộc về bác sỹ sản khoa; trách nhiệm tư vấn về tâm lý thuộc về người có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên;. trách nhiệm tư vấn về pháp luật của luật sư hoặc luật gia hoặc người trợ giúp pháp lý. Điều kiện với người được nhờ mang thai hộ. Nhằm đảm bảo hạn chế tối đa những nguy cơ thương mại hóa MTH trên thực tế, quy định về yêu cầu, điều kiện đối với bên MTH cũng trở nên thực sự rất khắt khe. Đây có thể được xem là một trong những vấn đề mang tính chất trọng tâm của chế định về MTHVMĐNĐ. a) Người được nhờ mang thai hộ phải là người thân thích cùng hàng với bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ. Mục đích của quy định này nhằm hạn chế tình trạng thương mại hóa việc MTH. Tuy nhiên, quy định này có một số bất cập:. Thứ nhất, tại khoản 19 điều 3 luật HN&GĐ 2014 quy định: “Người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời.”. chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha với họ”. Mặc dự, quy định này đó giải quyết được rừ nội hàm của khỏi niệm “người thân thích cùng hàng” được đặt ra và giúp mở rộng phạm vi những bên MTH nhưng có sự mâu thuẫn giữa Luật HN&GĐ 2014 và Nghị định số 10/2015/NĐ-CP. Thứ hai, có thể thấy quy định này là “rào cản” đối với các cặp vợ chồng có mong muốn nhờ MTH. Thực tế có rất nhiều các cặp vợ chồng vô sinh không có anh chị em hoặc có chị em nhưng những người này chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng chưa từng sinh con, không thể thực hiện quyền của mình. Như vậy, việc MTH sẽ không thể được tiến hành dù không phải là vì mục đích thương mại. Chính vì vậy, quy định này tiềm ẩn khả năng các cặp vợ chồng vô sinh sẽ nhờ người MTH một cách lén lút và khi đó, tính chất thương mại chắc chắn sẽ xảy ra. Điều này hoàn toàn có nguy cơ xẩy ra tình trạng trục lợi để thực hiện MTHVMĐTM trên thực tế mà khó có khả năng kiểm soát. Bởi lẽ, khi nhu cầu về MTH là có thật thì thông thường các chủ thể có nhu cầu sẽ tìm mọi cách để hồ sơ yêu cầu MTH của họ được chấp nhận về mặt pháp lý. b) Người được nhờ mang thai hộ đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần. Điều kiện người phụ nữ đã từng sinh con là quy định cần thiết. Bởi lẽ quá trình mang thai và sinh con vô cùng gian nan với người phụ nữ. Việc đã từng sinh con không chỉ là một minh chứng xác thực về việc có khả năng mang thai của người được nhờ MTH mà còn sẽ giúp người phụ nữ dễ dàng chuẩn bị về mặt tâm lý cũng như có kinh nghiệm, kỹ năng trong vấn đề chăm sóc bản thân và thai nhi nhằm đảm bảo thực hiện việc MTH. Điều này sẽ giúp giảm thiểu thời gian, công sức và tiền bạc cho cả hai bên trong việc MTH. Đặc biệt quy định này còn giúp giảm thiểu khả năng người mang thai phát sinh tình cảm với đứa trẻ được sinh ra. Đồng thời, quy định “chỉ được mang thai hộ một lần” cũng được đặt ra đối với bên MTH. Mục đích nhà làm luật đưa ra nhằm hạn chế xảy ra tình trạng MTVMĐTM, biến người phụ nữ trở thành "máy đẻ" cũng như đảm bảo sức khỏe cho người phụ nữ nhận MTH. Tuy nhiên, pháp luật lại chưa quy định cách thức để các cơ sở thực hiện việc MTH kiểm tra điều kiện này trước khi thực hiện. Điều này dễ dẫn đến tình trạng các bên gian dối mà không có cơ chế kiểm tra cụ thể trong quá trình thực hiện, đồng thời gây khó khăn cho việc giải quyết hậu quả pháp lý trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền phát hiện ra có sự vi phạm điều kiện “chỉ được MTH một lần”. khi bên MTH đã đến giai đoạn cuối của thai kỳ. Cùng với đó, quy định sẽ gây khó khăn cho cặp vợ chồng vô sinh khó khăn trong việc thực hiện quyền của mình, đặc biệt đối với cặp vợ chồng nhờ MTH chỉ có một người thân thích duy nhất cùng hàng bên vợ hoặc bên chồng, người này đáp ứng đủ các điều kiện MTH và tự nguyện MTH, nhưng đứa trẻ sinh ra không may chết ngay sau khi sinh hoặc trước thời điểm sinh. Thực tế hiện nay cho thấy quá trình mang thai là quá trình nhiều rủi ro, dễ xảy ra các trường hợp đáng tiếc. Mặc dù, pháp luật hiện hành quy định rằng người MTH “đã từng sinh con” nhưng không đề cập đến khoảng cách giữa lần sinh gần nhất với thời điểm thực hiện MTH. Tác giả cho rằng, vấn đề này cần có những hướng dẫn cụ thể tránh tạo ra những tác động tiêu cực đối với sức khỏe của người MTH. c) Bên mang thai hộ phải ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ. Mục đích nhà làm luật quy định về độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng MTH không chỉ nhằm đảm bảo cho sức khỏe của bên MTH mà còn đảm bảo cho sức khỏe của đứa trẻ, hạn chế các rủi ro có thể xảy ra, đảm bảo hiệu quả của hoạt động MTH, tránh tình trạng xảy ra kết quả không mong muốn. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa có bất kì quy định nào về việc người phụ nữ MTH đang ở độ tuổi như thế nào được gọi là “phù hợp”. Điều này sẽ dễ dẫn đến nguy cơ áp dụng pháp luật “tùy tiện”, bởi nó hoàn toàn có thể dựa vào cảm quan của những người thực hiện pháp luật. Hầu hết các cuộc khảo sát đã đưa ra kết luận độ tuổi mang thai tốt nhất là từ 20 - 35 tuổi, lúc này cơ thể người phụ nữ đã phát triển đầy đủ về tâm sinh lý cho việc làm mẹ. Tuy nhiên, việc xác nhận về khả năng MTH của tổ chức y tế vẫn chưa được pháp luật HN&GĐ quy định một cách cụ thể như việc xác nhận sẽ được thông qua một quyết định đặc thù hay chỉ thông qua giấy khám sức khỏe như các trường hợp xin xác nhận về mặt sức khỏe thông thường. d) Trường hợp người mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng. Điều kiện này thể hiện sự tôn trọng về mặt pháp lý của vợ chồng nhờ MTH và cả người MTH đối với chồng mình khi quyết định một chuyện hệ trọng có ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình; có ý nghĩa quan trọng trọng việc bảo vệ hạnh phúc gia đình của người MTH. Đồng thời sự đồng ý của người chồng cũng tránh những khả năng tranh chấp về quan hệ cha mẹ con sau này. Tại điểm h khoản 1 Điều 14 Nghị định 10/2015/NĐ-CP để minh chứng cho việc người MTH đã thỏa điều kiện này thì trong bộ hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật MTVMĐNĐ, vợ chồng nhờ MTH phải có bản xác nhận của chồng người MTH về việc đồng ý cho MTH. Tuy nhiên, trong thời đại xã hội hội nhập, hoàn cảnh các gia đình trong xã hội có nhiều khác biệt. Chính vì vậy, trường hợp bên MTH đã có chồng nhưng giờ cả hai vợ chồng đã ly thân và sống ở hai nơi khác nhau. Khi đó theo quy định của pháp luật dù đã ly thân nhưng họ vẫn là vợ chồng về mặt pháp lý và hẳn nhiên người vợ muốn MTH thì phải có sự đồng ý của chồng. Giả sử người chồng không chấp nhận. Điều này không phải vì lo lắng hay còn quan tâm đến sức khỏe của vợ, mà vì muốn có được một lợi ích về kinh tế. Có hai giải pháp sẽ được vợ chồng nhờ MTH lựa chọn: một là, không tiếp tục thực hiện MTH do đã không đủ điều kiện hoặc tìm người khác MTH giúp; hai là, chấp nhận yêu cầu của chồng người MTH và đổi lấy bản xỏc nhận đồng ý cho thực hiện MTH. Rừ ràng, lựa chọn thứ hai sẽ là giải pháp dễ thực hiện hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, cũng sẽ có những trường hợp người MTH cố tình giấu chồng để thực hiện MTH do chồng đang công tác hoặc học tập ở nước ngoài và để hoàn tất các thủ tục, họ đã giả mạo chữ ký để minh chứng cho sự đồng ý của người chồng. Tuy nhiên, nếu các sai phạm chỉ được phát hiện sau. khi phôi đã cấy thành công vào tử cung của người MTH thì việc xử lý sẽ như thế nào? Đõy rừ ràng khụng phải là một cõu hỏi dễ trả lời. Vỡ vậy, thiết nghĩ cần cú quy định về cách giải quyết những trường hợp thực hiện MTH không đúng pháp luật và hậu quả pháp lý của nó theo hướng vừa đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật vừa đảm bảo được tính nhân đạo cho chế định này. Việc quy định rừ nội dung tư vấn đối với từng chủ thể như vậy là rất cần thiết và hợp lý. Tương tự như bên nhờ MTH, bên MTH phải được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý nhằm đem lại những hiểu biết tổng quan nhất về vấn đề MTH. Thông qua hoạt động này, bên MTH có thể biết được các vấn đề về sức khỏe, sự an toàn, các bất trắc, rủi ro có thể gặp phải trong quá trình MTH. Từ đó, họ có thể cân nhắc có nên tiến hành MTH hay không và hậu quả của vấn đề MTH. Đây cũng là cơ sở cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên cũng như vấn đề giải quyết tranh chấp nếu có. Quy định về điều kiện đối với cơ sở y tế thực hiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Cơ sở y tế là đơn vị giữ vai trò thực hiện các kỹ thuật chuyên môn về y khoa nhằm giúp bên nhờ MTH và bên MTH có thể thực hiện được việc sinh con bằng kỹ thuật MTHVMĐNĐ. Do đó, đây là chủ thể có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hiện thực hóa ước mơ làm cha mẹ của các cặp vợ chồng nhờ MTH. Theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 98/2016/NĐ-CP, các bệnh viện thực hiện MTVMĐNĐ như Phụ sản Trung ương, Đa khoa Trung ương Huế, Từ Dũ TP. Hồ Chí Minh… Trên cơ sở đó, văn bản hợp nhất 02/VBHN - BYT ngày 30 tháng 1 năm 2019 của Bộ Y tế quy định về sinh con bằng kỹ thuật TTTON và MTHVMĐNĐ đã quy định: “Điều kiện cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật MTHVMĐNĐ:. a) Có ít nhất 02 (hai) năm kinh nghiệm thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống. nghiệm, kể từ ngày được Bộ Y tế cho phép thực hiện kỹ thuật này;. a) Có ít nhất 01 (một) năm kinh nghiệm thực hiện kỹ thuật TTTON và tổng số chu kỳ TTTON trong năm tối thiểu là 300 ca;. b) Chưa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh liên quan đến thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm;. c) Đáp ứng nhu cầu và bảo đảm thuận lợi cho người dân”.

    Quy định về nội dung và hình thức của thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

    Để thực hiện kỹ thuật này, trước hết các bên cần thỏa thuận về MTHVMĐNĐ theo quy định tại khoản 1 Điều 96 Luật HN&GĐ năm 2014, bao gồm: (i) Thông tin đầy đủ về bên nhờ MTH và bên MTH theo các điều kiện có liên quan; (ii) Cam kết thực hiện các quyền, nghĩa vụ được quy định tại Luật HN&GĐ; (iii) Việc giải quyết hậu quả trong trường hợp có tai biến sản khoa; hỗ trợ để bảo đảm sức khỏe sinh sản cho bên MTH trong thời gian mang thai và sinh con, việc nhận con của bên nhờ MTH, quyền và nghĩa vụ của hai bên đối với con trong trường hợp con chưa được giao cho bên nhờ MTH và các quyền, nghĩa vụ khác có liên quan; (iv) Trách nhiệm dân sự trong trường hợp một hoặc cả hai bên vi phạm cam kết theo thỏa thuận. Tuy nhiên, những nội dung về thỏa thuận của các bên đối với việc giải quyết hậu quả trong trường hợp có tai biến sản khoa; hỗ trợ để bảo đảm sức khỏe sinh sản cho bên MTH trong thời gian mang thai và sinh con; việc nhận con của bên nhờ MTH; quyền và nghĩa vụ của hai bên đối với con trong trường hợp con chưa được giao cho bên nhờ MTH và các quyền, nghĩa vụ khác có liên quan cũng như trách nhiệm dân sự trong trường hợp một hoặc các bên vi phạm cam kết theo thỏa thuận không được hướng dẫn cụ thể dẫn đến việc khó khăn khi xây dựng thỏa thuận giữa các bên, dễ xảy ra tranh chấp sau này.

    Quy định về thủ tục mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

    Bên cạnh đó, việc xác định tư cách chủ thể là vợ chồng trong trường hợp nam nữ kết hôn trái pháp luật vẫn còn tồn tại những băn khăn nhất định như chưa có văn bản hướng dẫn Quyết định công nhận hôn nhân của Tòa án có được xem xét là một văn bản để hợp pháp hóa quan hệ hôn nhân trái pháp luật của các bên trong việc quan hệ hôn nhân trái pháp luật trước đó hay không. Theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 14 thì để chứng minh về việc người MTH đã từng sinh con cần có “Bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật TTTON đối với người MTH về khả năng mang thai, đáp ứng quy định đối với người nhận phôi theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định này và “đã từng sinh con”.

    Quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

      Tuy nhiên, căn cứ vào Khoản 3 Điều 51 Luật HN&GĐ 2014 quy định: “Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.” Luật HN&GĐ 2014 cũng quy định quyền và nghĩa vụ của bên nhờ MTH đối với con chỉ phát sinh kể từ thời điểm con được sinh ra (Khoản 2, Điều 98). Theo những quy định trên, có thể hiểu rằng chỉ từ thời điểm đứa trẻ được sinh ra thì đứa trẻ đó mới được xác định là con chung của vợ chồng nhờ MTH. Vì trên thực tế người mang thai và sinh con là bên MTH, nên trong khoảng thời gian đang nhờ MTH, người vợ không được xác định là người đang mang thai và sinh con. Do vậy, có thể hiểu rằng trước khi đứa trẻ được sinh ra, người chồng hoàn toàn có quyền đơn phương yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn với người vợ của mình. Nếu người chồng hoặc người vợ hoặc cả hai vợ chồng vô sinh nhờ MTH thuận tình ly hôn khi người đồng ý MTH “đang mang thai, sinh con” có thể dẫn đến việc hôn nhân của họ chấm dứt trước khi đứa trẻ chào đời, cũng như việc giải quyết ly hôn sẽ không thể đồng thời giải quyết được vấn đề nuôi con, nếu sau này đứa trẻ được sinh ra và còn sống. Khi đó, việc giải quyết vấn đề ai là người trực tiếp nuôi. con cũng như mức cấp dưỡng đối với bên không trực tiếp nuôi con vẫn phải được giải quyết tương tự trường hợp cha mẹ ly hôn bình thường. Trong trường hợp này, pháp luật không đặt ra vấn đề hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng để bảo đảm bình đẳng về mặt pháp lý giữa hai vợ chồng, vì lúc này người vợ trong cặp vợ chồng vô sinh không đang trong trường hợp thực hiện chức năng làm mẹ. Nếu bên nhờ MTVMĐNĐ nhận con, sau đó người chồng có yêu cầu ly hôn hoặc bên nhờ MTH thuận tình ly hôn khi đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, quy định về hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng sẽ đương nhiên được áp dụng. Quy định này dẫn đến trường hợp vợ chồng nhờ MTH li hôn trong thời gian nhờ MTH sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của đứa trẻ sinh ra từ việc MTH cũng như bên được nhờ MTH: tranh chấp quyền nuôi dưỡng đứa trẻ sinh ra từ việc MTH, không nhận con.. Quy định về quyền và nghĩa vụ của bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Bên cạnh quy định về quyền và nghĩa vụ của bên nhờ MTHVMĐNĐ, pháp luật hiện hành cũng quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của bên MTHVMĐNĐ. Các quy định này là căn cứ pháp lý quan trọng để đảm bảo quyền, xác định nghĩa vụ bắt buộc của bên MTH cũng như bảo đảm sự phát triển tốt nhất cho thai nhi. a) Bên mang thai hộ, chồng của bên mang thai hộ có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ; phải giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ. Đây là một quy định hợp lý, đảm bảo tính nhân văn, cũng như mục đích ban đầu của việc MTHVMĐNĐ. Quy định nhằm đảm bảo tốt về sức khỏe cho những đứa trẻ vừa được sinh ra, tránh những trường hợp bên nhờ MTH không quan tâm chăm sóc vì cho đó không phải là con đẻ của mình sẽ dẫn đến những hậu quả không. tốt cho đứa trẻ người được nhờ MTH và chồng của người đó chỉ có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe sinh sản, chăm sóc nuôi dưỡng con, còn những quyền và nghĩa vụ khác giữa cha mẹ đối với con như quyền đại diện cho con, quyền quản lý tài sản của con hay quyền thừa kế tài sản của con…. thì không phát sinh giữa người được nhờ MTH và chồng của người đó đối với con. Bên cạnh đó, Luật HN&GĐ năm 2014 cũng đã quy định rất chi tiết về thời điểm chấm dứt quyền, nghĩa vụ chăm sóc con như cha mẹ của cặp vợ chồng được nhờ MTH là từ thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ MTH. b) Bên mang thai hộ phải tuân thủ quy định về thăm khám, các quy trình sàng lọc để phát hiện, điều trị các bất thường, dị tật của bào thai theo quy định của Bộ Y tế. (khoản 2 Điều 31 Luật BHXH) hoặc đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. d) Bên mang thai hộ có quyền yêu cầu bên nhờ mang thai hộ thực hiện việc hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe sinh sản. Trong trường hợp vì lý do tính mạng, sức khỏe của mình hoặc sự phát triển của thai nhi, bên mang thai hộ có quyền quyết định về số lượng bào thai, việc tiếp tục hay không tiếp tục mang thai phù hợp với quy định của pháp luật về chăm sóc sức khỏe sinh sản và sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Quy định này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên MTH. Bởi hơn ai hết người phụ nữ MTH sẽ hiểu rừ tỡnh trạng sức khỏe của mỡnh để cõn nhắc có thể tiếp tục hay không việc mang thai. Tuy nhiên, việc quy định để bên MTH hoàn toàn quyết định việc tiếp tục mang thai hay không sẽ dẫn đến trường hợp bên MTH không đồng ý chấm dứt thai kỳ theo yêu cầu của bên nhờ MTH để rồi cuối cùng sinh ra những đứa trẻ bị dị tật, bệnh hiểm nghèo. Điều này không những chỉ là nỗi đau của những trẻ mắc bệnh mà còn là nỗi đau, là gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội, đồng thời không đảm bảo được mục đích của chế định MTVMĐNĐ. e) Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con thì bên mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên nhờ mang thai hộ nhận con. Đây là quyền tương ứng với nghĩa vụ không được từ chối nhận con của bên nhờ MTH.Trong trường hợp chưa giao đứa trẻ mà vợ chồng nhờ MTH chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì bên MTH có quyền nhận nuôi đứa trẻ; nếu bên MTH không nhận nuôi đứa trẻ thì việc giám hộ và cấp dưỡng đối với đứa trẻ được thực hiện theo quy định của BLDS và Luật HN&GĐ. Theo đó, pháp luật đã ưu tiên bên MTH được quyền nhận đứa trẻ sinh ra từ việc MTH làm con nuôi trong trường hợp bên nhờ MTH chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự. Xét toàn diện, có thể nói, quy định về vấn đề này đã có sự mâu thuẫn giữa Luật Hôn nhân gia đình và Luật Nuôi con nuôi. Điển hình như trường hợp bên MTH là cô, dì, bác họ của đứa trẻ đó. Về nguyên tắc áp dụng luật, hai văn bản quy phạm pháp luật này có giá trị pháp lý ngang nhau. Pháp luật vẫn chưa có quy định ưu tiên áp dụng luật nào trước. Có quan điểm cho rằng nên ưu tiên áp dụng văn bản ban hành sau, tức là Luật HN&GĐ 2014. Cũng có quan điểm cho rằng, nên ưu tiên áp dụng văn bản điều chỉnh chuyên sâu về quan hệ trực tiếp được điều chỉnh, tức là quan hệ nuôi con nuôi thì nên ưu tiên Luật Nuôi con nuôi năm 2010. Theo quan điểm của tác giả, MTVMĐNĐ là chế định mang nhiều đặc thù riêng biệt, vấn đề nuôi con nuôi trong trường hợp này cũng có nhiều điểm khác biệt. Việc áp dụng nguyên tắc chung về thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế trong trường hợp này là thiếu hợp lý, sẽ dẫn đến nhiều bất cập, không phù hợp với đặc thù của chế định MTH. Vì thế, nên áp dụng văn bản điều chỉnh về vấn đề MTVMĐNĐ trong trường hợp này, cụ thể là Luật HN&GĐ 2014, để đảm bảo quyền và lợi ích của đứa trẻ được sinh ra thông qua MTH. f) Về quyền yêu cầu li hôn.

      Xử lý hành vi vi phạm về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

      Quan điểm thứ nhất cho rằng cả tên điều luật và chủ thể phạm tội quy định tại khoản 1 điều này đang tạo ra chiều hướng thu hẹp đối tượng phạm tội chỉ đối với “người tổ chức”, còn người MTH đơn thuần (không có yếu tố tổ chức) thì không thuộc đối tượng điều chỉnh của tội danh này [41]. BLHS năm 2015 cũng có quy định về Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng đối với người có nghĩa vụ cấp dưỡng nói chung, bên nhờ MTH có nghĩa vụ cấp dưỡng nói riêng: "Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định của Tòa án mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm".

      Thực tiễn thực hiện pháp luật về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ở Việt Nam

      Những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện pháp luật về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

      Rừ ràng, giữa cỏc bờn khụng phỏt sinh những tranh chấp trong việc thực hiện MTH, đứa trẻ sau khi sinh ra vẫn được chuyển giao và thực hiện các thủ tục hộ tịch nên không thể có sự can thiệp từ các cơ quan có thẩm quyền về việc xác định thỏa thuận MTH trên là vô hiệu do vi phạm quy định về điều kiện thực hiện. Điều này dễ gây ra các hệ lụy đáng tiếc về rủi ro sức khỏe, tính mạng đối với người MTH, biến họ trở thành những công cụ “đẻ thuê” không được bảo vệ khi xẩy ra các tranh chấp, thậm chí còn mang những gánh nặng về con cái; Rủi ro về kinh tế và pháp lý trong việc nhận con đối với bên MTH; Rủi ro đối với trẻ em được sinh ra nếu các bên không thực hiện đúng thỏa thuận dẫn đến trẻ bị bỏ rơi.

      Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn, hạn chế trong thực hiện pháp luật về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

      Đồng thời, thực tiễn thực hiện pháp luật về MTHVMĐNĐ cho thấy bên cạnh những yếu tố tiềm ẩn sự rủi ro cho các bên, đặc biệt đối với trẻ em là hiện hữu thì trong một số trường hợp pháp luật vẫn chưa có quy định để giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh đối với việc thực hiện MTH. Ngoài ra, việc thực hiện pháp luật về MTVMĐNĐ còn tồn tại những khó khăn, hạn chế cũng vì do những hạn chế về cơ sở vật chất dẫn đến việc quản lý các thông tin tại các cơ sở y tế hiện nay chưa thực sự đạt hiệu quả và quy định về MTVMĐNĐ còn chịu ảnh hưởng bởi yếu tố tập quán, văn hóa truyền thống nên còn có nhận thức khác nhau trong triển khai thi hành.

      Những giải pháp lập pháp về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

        Trong xu hướng số người độc thân ngày càng gia tăng, tập trung rất nhiều ở tầng lớp lao động trí thức, những người có điều kiện kinh tế, địa vị trong xã hội cũng như số lượng những người đồng tính, song tính, chuyển đổi giới tính công khai ngày càng tăng do sự đánh giá, nhìn nhận từ xã hội đã cởi mở hơn, cho phép họ có quyền có con theo phương pháp MTH là phù hợp với chính bản chất nhân đạo của pháp luật, đảm bảo tính nhân văn trong quy định của pháp luật về MTH. Để thực hiện thống nhất trong phạm vi địa phương và có cơ sở hướng dẫn các chủ thể đến đúng tổ chức y tế có thẩm quyền lấy giấy xác nhận, tại mỗi địa phương (cấp tỉnh), cơ quan quản lý nhà nước là Sở Tư pháp và Sở Y tế cần trao đổi với nhau để lập Danh sách các tổ chức y tế chuyên khoa trên địa bàn địa phương có thẩm quyền cấp giấy xác nhận y tế nhằm tạo điều kiện cho các cặp vợ chồng muốn nhờ MTH thực hiện quy định pháp luật một cách dễ dàng, thuận tiện hơn.