MỤC LỤC
Các yếu tố này không thể hoạt động độc lập, mà phải có sự kết hợp hài hòa để doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh.Tương tự, mô hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không thể tồn tại riêng lẻ, mà phải có các mối liên kết như hệ thống giao thông vận tải, kho bãi, nhà xưởng Do đó, nhìn chung chuỗi logistics được cấu thành từ. Yếu tố vận chuyển: Quản lý vận chuyển hàng hóa từ điểm A đến điểm B bằng các phương tiện như đường bộ, đường sắt, hàng không, và biển, và việc di chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác một cách hiệu quả và an toàn.
Dưới góc độ quản trị chuỗi cung ứng, logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí, lưu trữ và chu chuyển các tài nguyên/yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát đầu tiên là nhà cung cấp, qua nhà sản xuất, người bán buôn, người bán lẻ đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế. Dưới góc độ chức năng quản trị logistics trong doanh nghiệp, hoạt động vận tải hàng hóa được ví như sợi dây liên kết các tác nghiệp sản xuất kinh doanh tại các địa bàn khác nhau của doanh nghiệp.
Trong những năm gần đây, hệ thống các sân bay của Việt Nam đã có nhiều phát triển lớn, nhiều sân bay được cải tạo, nâng cấp trở nên hiện đại, đặc biệt với sân bay Long Thành là một trong những dự án trọng điểm của cả nước với tổng số vốn đầu tư lên đến 336.630 tỉ đồng, có thể đón hơn 100tr lượt khách, hơn 4tr tấn hàng hóa đổ về mỗi năm. Vận tải đa phướng tiện có thể kết hợp nhiều phương thức vận tải khác nhau: Mô hình vận tải đường sắt và đường biển, mô hình vận tải đường bộ và đường hàng không, mô hình vận tải đường bộ và đường biển, mô hình vận tải đường bộ và đường sắt hoặc mô hình vận tải đường bộ - đường sắt – đường biển, mô hình vận tải đường bộ đường sắt – đường hàng không,…. Vận tải đa phương thức yêu cầu phải đảm nhận, kết hợp nhiều công đoạn nên đơn vị vận tải đa phương thức phải đủ cơ sở vật chất như: hệ thống cảng, hệ thống kho bãi, phương tiện vận tải hiện đại, hệ thống truyền thông dữ liệu phục vụ cho liệc liên lạc và lưu trữ dữ liệu,… Để đảm bảo cho hoạt động vận tải đa phương thức hoạt dộng có hiệu quả thì các nhà cung cấp dịch vụ phải đáp ứng được những yếu tố trên.
Sau hơn 5 năm tái cơ cấu, bộ mặt đường sắt cũng có những thay đổi tích cực, tuy nhiên kinh phí đầu tư hiện đại hóa đường sắt qua các năm rất thấp, chủ yếu dùng để bảo trì, sửa chữa nhỏ nên những thay đổi chưa thực sự rừ ràng.Cơ sở hạ tầng cũn lạc hậu, chất lượng dịch vụ chưa cạnh tranh được với các ngành đường khác dẫn đến sản lượng sụt giảm, mất dần thị phần. “Nhận thức được vai trò quan trọng của đường sắt và sự lạc hậu, kém phát triển của ngành đường sắt Việt Nam, ngày 14/01/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 82/QD-TTg phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch mạng lưới đường sắt 2021-2030, nhấn mạnh mục tiêu “Nghiên cứu quy hoạch phát triển mạng lưới đường sắt quốc gia đến năm 2050 và xây dựng lộ trình đầu tư phù hợp đáp ứng nhu cầu vận tải, bảo đảm kết nối ngành đường sắt, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, hạn chế ô nhiễm môi trường” và “tăng cường năng lực hội nhập kinh tế”. Việt Nam có hệ thống cảng biển hiện đại đáp ứng tốt nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa với các quốc gia khác, ngày Ngày 08 tháng 7 năm 2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã ký ban hành hành Quyết định số 804/QĐ-TTg công bố danh mục cảng biển Việt Nam Theo Quyết định này, danh mục cảng biển Việt Nam bao gồm 34 cảng biển, trong đó có 02 cảng đặc loại biệt, 11 cảng biển loại I, 07 cảng biển loại II và 14 cảng biển loại III.
Về kết cấu hạ tầng, hình thành hệ thống đường cao tốc kết nối các trung tâm kinh tế, chính trị, các vùng kinh tế trọng điểm, cảng biển và cảng hàng khụng cửa ngừ quốc tế; từng bước nõng cấp cỏc quốc lộ, cụ thể: Cơ bản hoàn thành các tuyến cao tốc kết nối liên vùng, kết nối cỏc cảng biển cửa ngừ quốc tế, cảng hàng khụng quốc tế, các cửa khẩu quốc tế chính có nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa lớn, các đô thị loại đặc biệt, loại I; kết nối thuận lợi các tuyến quốc lộ đến các cảng biển loại II, cảng hàng không quốc tế, cảng đường thủy nội địa lớn, các ga đường sắt đầu mối, đầu mối giao thông đô thị loại II trở xuống.
Tập trung nâng cấp mặthđường, tăng cường hệ thống an toàn giao thông, xử lý các điểm đen, cải tạo nâng cấp các cầu yếu trên các quốc lộ và nâng cấp một số tuyến quốc lộ trọng yếu kết nối tới các đầu mối vận tải lớn (cảng biển, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng không, các ga đường sắt) chưa có tuyến cao tốc song hành. Để nâng cao nhận thức về vai trò của chuỗi Logistics, các doanh nghiệp Việt Nam đang quan tâm đào tạo nhân viên cho bộ phận Logistics, áp dụng các công nghệ quản lý kho hiện đại, và hợp tác với các đối tác Logistics chuyên nghiệp. Hợp tác và liên kết giữa các bên liên quan: Để phát triển vận tải trong hệ thống Logistics, cần có sự hợp tác và liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ quan quản lý, nhà cung cấp dịch vụ vận tải và khách hàng.
Thiếu đội ngũ vận tải chuyên nghiệp: Để quản lý và thực hiện các hoạt động vận tải trong hệ thống Logistics, cần có đội ngũ vận tải chuyên nghiệp, có kiến thức và kỹ năng về quản lý chuỗi cung ứng và vận chuyển. Khả năng thích ứng công nghệ: Một số doanh nghiệp và tổ chức vận tải giao nhận có thể gặp khó khăn trong việc thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và áp dụng thương mại điện tử vào quy trình làm việc của họ.
Thực tiễn phát triển của logistics của các nước trên thế giới cho thấy logistics chỉ có thể được triển khai trên nền tảng cơ sở hạ tầng vững chắc và ngành giao nhận vận tải đạt đến độ phát triển nhất định vì vậy muốn logistics có thể được ứng dụng hiệu quả tại Việt Nam, đặc biệt là đối với nhiệm vụ phát triển cơ sở hạ tầng logistics, phải có sự phối hợp đồng bộ giữa Chính phủ, các bộ ngành và các doanh nghiệp. Đồng thời dịch vụ logistics là một trong những ngành dịch vụ quan trọng, vì chi phí logistics chiếm một tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân sự và phát triển của logistics sẽ kéo theo các ngành kinh tế khác phát triển như: ngành vận tải, hệ thống cảng biển, kinh doanh kho bãi… Vì vậy muốn phát triển hoạt động logistics tại Việt Nam, nhất thiết phải có sự tham gia của Chính phủ. Chính phủ phải là người tích cực tiên phong trong việc tạo lập một cơ sở hạ tầng – là điều kiện tiên quyết phát triển logistics – thông qua sự hỗ trợ cần thiết về chính sách, về vốn… cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận ứng dụng và phát triển logistics.
Vận Tải Đa Phương Thứchhiện nay ngày càng phát triển và phổ biến hơn bao giờ hết xuất phát từ những lý do sau: Tận dụng lợi thế về quy mô, vận chuyển bằng container, Xu thế tiêu chuẩn hóa…Chi phí hiệu quả do kết hợp ưu thế của từng phương thức vận tải: tần suất lớn, đơn giản hóa, vận tải linh hoạt, just-in-time; Yếu tố môi trường làm giảm mức độ dùng các hình thức vận tải gây ô nhiễm môi trường bằng những phương thức vận tải thân thiện hơn. Bộ Công Thương luôn đôn đốc các bộ, ngành, địa phương, triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách để thực hiện đồng bộ, hiệu quả Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 theo Quyết định số 200/QĐ- TTghngày 14 tháng 02 năm 2017 và Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ. Dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng ngành logistics Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực như: Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và thể chế về logistics, nâng cao vai trò của ngành logistics trong nền kinh tế quốc dân theo định hướng của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII.
Phát triển hệ thống thông tin, phần mềm quản lý hiện đại, cơ sở hạ tầng giao thông phải ngày càng được hoàn thiện hơn nữa,… để giảm được thời gian, chi phí vận chuyển, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước.