MỤC LỤC
Trong đó: Yi là sản lượng của nông hộ thứ i, xi là các yếu tố sản xuất đầu vào thứ i; β là vectơ hệ số cần được ước lượng; vi là sai số ngẫu nhiên được giả định có phân phối chuẩn là 0 và phương sai �㔎 (vi~N(0, �㔎 ) và độc lập với ui; ui là sai số ngẫu nhiên không âm (non- negative) có liên quan đến sự kém hiệu quả về mặt kỷ thuật trong sản xuất. Lợi nhuận hay hiệu quả kinh tế của nông hộ theo hàm lợi nhuận biên ngẫu nhiên được tính theo tỷ lệ giữa lợi nhuận, được quan sát hoặc thực tế �㔋 với lợi nhuận tối đa được dự đoán tương ứng (�㔋∗) của nông hộ hoặc lợi nhuận biên sản xuất tối ưu dựa trên giá của các yếu tố đầu vào thay đổi và mức độ cố định của các yếu tố sản xuất của nông hộ. Về phân tích, đánh giá sự chấp nhận các kỹ thuật sản xuất nấm rơm mới, triển vọng, nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả và mô hình hồi quy Probit để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sẵn lòng áp dụng của nông hộ đối với các kỹ thuật sản xuất nấm rơm mới, triển vọng.
Chưa có nghiên cứu nào kết hợp giữa phân tích hiệu quả kinh tế và phương pháp phân tích ngân sách biên nhằm đưa ra sự lựa chọn, và sau đó khẳng định các kỹ thuật, nghiệm thức sản xuất mới, triển vọng cho phép xác định các yếu tố đầu vào tối ưu cần áp dụng để có được năng suất và lợi nhuận tốt nhất cho nông hộ sản xuất nấm rơm ở ĐBSCL. Kết quả nghiên cứu trên cho thấy, các biến về tuổi của chủ hộ, trình độ học vấn, giới tính, diện tích canh tác, số người trong nông hộ, tham gia tập huấn, thu nhập trong năm của nông hộ có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến sự sẵn lòng tham gia/áp dụng kỹ thuật mới, triển vọng của nông hộ sản xuất.
Tập huấn là nguồn lực quan trọng trong sản xuất vì khi nông hộ tham gia tập huấn thì nông hộ mới nâng cao trình độ kỹ thuật vào sản xuất, nắm bắt phương pháp sử dụng rơm, meo, phân bón hợp lý nhằm sản xuất nấm rơm an toàn, có kiến thức về thị trường tiêu thụ. Mặc dù mô hình sản xuất nấm rơm trong nhà cho năng suất cao hơn gấp 2 - 3 lần so với mô hình trồng nấm rơm ngoài trời, chi phí sản xuất thấp do sử dụng nguyên liệu rơm ít, lợi nhuận cao nhưng một số nông hộ không có đủ vốn để đầu tư cho nhà sản xuất nấm rơm. Các biến trong mô hình hàm phi hiệu quả kinh tế bao gồm giới tính, tuổi, trình độ học vấn, tham gia tập huấn, số người trong nông hộ, số vụ sản xuất nấm rơm trong năm của nông hộ, đất thuê, diện tích trồng nấm rơm vụ vừa thu hoạch xong và nguồn thu nhập chính của nông hộ sản xuất nấm rơm.
Kết quả ước lượng hàm phi hiệu quả kinh tế thể hiện trong Bảng 4.19 cho thấy, hệ số của biến tuổi, biến tham gia tập huấn, biến số vụ sản xuất nấm rơm trong năm của nông hộ và biến diện tích trồng nấm rơm có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa lần lượt là 10%, 5%. Theo kết quả thống kê mô tả, chi phí rơm chiếm 82,61% chi phí đầu vào sản xuất nấm rơm, chi phí meo chiếm 13,09% chi phí đầu vào sản xuất nấm rơm; Bên cạnh đó, kết quả phân tích hàm sản xuất biên ngẫu nhiên cho thấy lượng rơm, lượng meo có quan hệ thuận chiều với năng suất, tức là nếu nông hộ tăng lượng rơm, lượng meo hợp lý thì năng suất nấm rơm sẽ tăng lên. So sánh tỷ suất lợi nhuận biên với tỷ suất lợi nhuận tối thiểu cho thấy, nghiệm thức 2B là lựa chọn tốt nhất trong số ba nghiệm thức, đem lại cho người sản xuất nấm rơm là cao nhất khi sử dụng meo trong khoảng từ 1,1 bịch/m2 đến 2 bịch/m2 mặc dù năng suất nấm rơm thu được theo kỹ thuật này không phải là cao nhất so với nghiệm thức 2C.
Nghiên cứu tiến hành so hiệu quả tài chính về năng suất, doanh thu, chi phí sản xuất, thu nhập, lợi nhuận, tỷ suất lợi ích, tỷ suất lợi nhuận của kỹ thuật sử dụng rơm với nghiệm thức 1B và kỹ thuật sử dụng meo với nghiệm thức 2B thông qua kiểm định T-test. Hệ số của biến tuổi, biến trình độ học vấn, biến số người trong nông hộ, biến diện tích trồng nấm vụ vừa thu hoạch xong, biến tổng thu nhập của nông hộ trong năm và biến địa bàn khảo sát thành phố Cần Thơ không có ý nghĩa thống kê trong mô hình hàm hồi quy Probit, tức là các biến này không ảnh hưởng đến quyết định sẵn lòng áp dụng kỹ thuật triển vọng trong sản xuất nấm rơm của nông hộ. Martey và ctv (2014), biến thu nhập của nông hộ có liên quan tích cực đến sự sẵn lòng tham gia của các nông hộ sản xuất nhỏ vào diễn đàn nhiều bên có liên quan ở phía Bắc Ghana. Kết quả ước lượng này phù hợp với kết. Kết quả phân tích cho thấy hệ số biến địa bàn khảo sát thành phố Cần Thơ không có ý nghĩa thống kê. Điều này có nghĩa là biến này không có sự khác biệt về sự sẵn lòng áp dụng kỹ thuật mới đối với các nông hộ sản xuất nấm rơm ở hai địa bàn nghiên cứu, đó là thành phố Cần Thơ và tỉnh Đồng Tháp. Đánh giá tiềm năng nâng cao hiệu quả tài chính của nông hộ sản xuất nấm rơm khi áp dụng kỹ thuật mới, triển vọng. Sự chênh lệch này là do chênh lệch về năng suất, giá bán nấm rơm, các yếu tố đầu vào và chi phí thuê lao động giữa các nông hộ. Xét về lợi nhuận giữa các kỹ thuật trồng nấm rơm thì kỹ thuật kết hợp cả nghiệm thức 1B và 2B sẽ cho lợi nhuận cao nhất khoảng 14 nghìn đồng/m2/vụ. Tỷ suất lợi nhuận của kỹ thuật kết hợp cả hai nghiệm thức là cao nhất 0,32 lần, nghĩa là một đồng chi phí mà nông hộ bỏ ra đầu tư sẽ thu lại được 0,32 đồng lợi nhuận, trong khi đó kỹ thuật truyền thống chỉ có 0,16 đồng lợi nhuận, kỹ thuật ở nghiệm thức 1B là 0,22 đồng lợi nhuận và kỹ thuật ở nghiệm thức 2B là 0,26 đồng lợi nhuận. Theo kết quả kiểm định T-test được trình bày trong Bảng 4.31 cho thấy, năng suất nấm rơm, tổng chi phí sản xuất chưa có chi phí lao động nhà, chi phí thuê lao động thu hoạch nấm rơm, tỷ suất lợi ích, tổng chi phí sản xuất có lao động nhà và chi phí lao động thu hoạch nấm rơm khi có lao động nhà giữa kỹ thuật truyền thống và kỹ thuật kết hợp hai nghiệm thức 1B và 2B khác nhau không có ý nghĩa về mặt thống kê xét ở mức ý nghĩa 10%. Doanh thu, thu nhập, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận giữa kỹ thuật truyền thống và kỹ thuật kết hợp hai nghiệm thức 1B và 2B có sự khác nhau với mức ý nghĩa thống kê lần lượt là 10%, 5%. Điều này chứng minh rằng nông hộ nên chọn kỹ thuật kết hợp hai nghiệm thức 1B và 2B sẽ cho lợi nhuận cao hơn so với kỹ thuật sản xuất nấm rơm truyền thống. Hiệu quả tài chính của nông hộ sản xuất nấm rơm khi áp dụng kỹ thuật mới, triển vọng. Khoản mục Mô hình. Kết hợp cả 02 nghiệm thức. Tổng chi phí sản xuất chưa có chi phí lao. Đánh giá tiềm năng giá trị của ngành hàng nấm rơm ở ĐBSCL. Điều này chứng minh rằng, ngành hàng nấm rơm tạo ra giá trị gia tăng cao cho ngành hàng lúa ở ĐBSCL. Do đó cần đưa ngành hàng nấm rơm thành ngành hàng chính trong sản xuất nông nghiệp. Giá trị sản xuất ngành hàng nấm rơm ở ĐBSCL Khoản mục Giả định 1. rơm sử dụng).
Tham khảo các nghiên cứu thực nghiệm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về quy trình trồng nấm rơm, phương pháp trồng nấm rơm, hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kinh tế; Các chính sách của nhà nước, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Cục Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Số liệu của Tổng Cục thống kê; Và dựa vào kết quả nghiên cứu của luận án. Kết quả ước lượng còn cho thấy tập huấn cho nông hộ ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả kinh tế, do đó nông hộ nên tham gia tập huấn kỹ thuật để cập nhật những kiến thức mới về kỹ thuật sản xuất nấm rơm, có kiến thức về giá cả thị trường và thị trường tiêu thụ. Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng áp dụng kỹ thuật sản xuất nấm rơm mới, triển vọng cho thấy, các yếu tố: giới tính của chủ hộ, tham gia tập huấn, số vụ sản xuất nấm rơm trong năm đều có tác động đến sự sẵn lòng áp dụng kỹ thuật sản xuất nấm rơm.