MỤC LỤC
“Phân tích BCTC là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tài chính trong kỳ hiện tại với các kỳ kinh doanh đã qua. Thông qua việc phân tích báo cáo tài chính sẽ cung cấp cho người sử dụng thông tin có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro về tài chính trong tương lai của doanh nghiệp” (Nguyễn Ngọc Quang, 2011, tr.17).
Khi đánh giá tín dụng doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng sẽ dựa vào các chỉ số khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để đưa ra đánh giá tín dụng với doanh nghiêp, từ đó đưa ra quyết định có cấp tín dụng cho doanh nghiệp hay không, cấp hạn mức nào, ưu đãi tín dụng như thế nào…. Thông qua phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp, các khách hàng lớn có thể đánh giá được khả năng thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu như doanh thu, khả năng thanh toán, hạn mức tín dụng mà doanh nghiệp có thể huy động, các đối tác mà doanh nghiệp đã và đang làm việc ….
Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DN) là báo cáo thuyết minh và giải trình bằng lời những thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, về những số liệu được phản ánh trong các BCTC khác (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ) cũng như các thông tin khác theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán cụ thể. - Báo cáo của lãnh đạo: Báo cáo của Hội đồng quản trị (đánh giá tóm lược tình hình hoạt động trong năm; tình hình thực hiện so với kế hoạch; những thay đổi chủ yếu trong năm; bình luận về những rủi ro lớn đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh và các chiến lược quản lý rủi ro của doanh nghiệp, công bố những triển vọng kinh doanh và kế hoạch của doanh nghiệp trong thời gian tới);.
Sử dụng kỹ thuật so sánh bằng số tương đối định gốc, cố định trị số chỉ tiêu của chỉ tiêu phân tích ở kỳ gốc và thay thế lần lượt chênh lệch trị số giữa kỳ phân tích và kỳ gốc, các nhà phân tích sẽ tính ra dãy trị số của chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng định gốc của chỉ tiêu phân tích theo thời gian. Nguồn: Nguyễn Văn Công, 2019, tr.37 Căn cứ vào việc tính toán và so sánh chỉ tiêu tỷ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng thể (%) giữa kỳ phân tích và kỳ gốc, các nhà phân tích sẽ xác định được cơ cấu hiện tại và xu hướng biến động về cơ cấu của chỉ tiêu phân tích giữa kỳ phân tích và kỳ gốc, đánh giá tính hợp lý của cơ cấu chỉ tiêu phân tích.
+ So sánh dọc trong phân tích BCTC là việc sử dụng các mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trong cùng một BCTC hoặc giữa các BCTC với nhau. Thực chất của so sánh dọc là phân tích sự biến động về cơ cấu tài sản và nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, hoặc phân tích các mối quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận và doanh thu với tổng giá vốn bàng bán, với tổng tài sản … trên các BCTC của doanh nghiệp.
Công cụ liên hệ cân đối được sử dụng khá nhiều trong phân tích BCTC do mối quan hệ cân đối về mặt lượng của các chỉ tiêu trên BCTC khá nhiều, chẳng hạn quan hệ cân đối giữa tổng tài sản và tổng nguồn vốn, giữa tổng tài sản với tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, giữa lợi nhuận sau thuế, chi phí thuế thu nhập và lợi nhuận trước thuế … từ những mối quan hệ cân đối này, các nhà phân tích sẽ xác định được ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của các chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu. Tình hình biến động (về quy mô, tốc độ biến động) của tổng số vốn theo thời gian giữa kỳ phân tích và kỳ gốc phản ánh kết quả hoạt động tài chính (tạo lập, tìm kiếm, tổ chức và huy động vốn phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp), đồng thời nó cũng phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp, giúp cho người sử dụng thông tin có thể đánh giá khái quát khả năng huy động vốn và mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai.
Nguồn: Nguyễn Văn Công, 2019, tr.268 Từ đó, các nhà phân tích sử dụng công cụ so sánh để so sánh sự biến động về quy mô và tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu trên giữa kỳ phân tích và kỳ gốc, đồng thời có thể so sánh trị số của các chỉ tiêu ở kỳ phân tích với trị số bình quân của ngành, của khu vực hay của doanh nghiệp khác (nếu có). Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp là việc phân tích cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản cùng với mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn từ đó đánh giá được sự phù hợp và hiệu quả của chính sách huy động vốn (phân tích cơ cấu nguồn vốn); đánh giá tình hình sử dụng vốn và mức độ phù hợp của hoạt động đầu tư tài sản có phù hợp với lĩnh vực kinh doanh, quy mô và đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay không (phân tích cơ cấu tài sản); đánh giá chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp (phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn).
Nguồn: Nguyễn Văn Công, 2019, tr.318 Hệ số các khoản phải trả phản ánh mức độ đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp, trị số của chỉ tiêu này cho biết trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu phần được tài trợ bằng nguồn vốn đi chiếm dụng được. Một doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao là doanh nghiệp luôn có đủ nguồn tài chính (tiền và các khoản tương đương tiền, các tài sản có tính khoanh khoản tốt) để đảm bảo thanh toán các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Nguồn: Nguyễn Văn Công, 2019, tr.426 - Phân tích tình hình biến động và cơ cấu của lợi nhuận: Các nhà phân tích cũng tiến hành phân tích tình hình biến động tại kỳ phân tích so với kỳ gốc của lợi nhuận từng bộ phận, so sánh tỷ trọng của từng bộ phận tương tự như khi phân tích doanh thu thuần. Như vậy, trị số của sức sinh lợi của tài sản có thể nâng cao bằng các cách sau: đẩy mạnh số lần luân chuyển tài sản hay nâng cao hiệu năng hoạt động; cải thiện sức sinh lợi của doanh thu thuần hay nâng cao hiệu quả hoạt động; kết hợp cả hai biện pháp cải thiện trên đây.
Thông qua phân tích rủi ro tài chính, các đối tượng quan tâm đến doanh nghiệp biết được những nguy cơ tiềm tàng trong các HĐKD và trong hoạt động thanh toán của doanh nghiệp, nhờ đó mà các nhà quản trị doanh nghiệp có thể đề ra các giải pháp hóa giải nguy cơ đối với từng trường hợp cụ thể. Khi phân tích BCTC một cách tổng quát, các nhà phân tích có thể lồng ghép một số nội dung phân tích vào nhau, chẳng hạn các nội dung về phân tích rủi ro tài chính sẽ được lồng ghép vào phân tích chung với các nội dung phân tích khả năng thanh toán, phân tích hiệu quả kinh doanh, phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ.
Đến thời điểm hiện tại, Công ty TNHH Duy Thành đã thực hiện khoảng 200 gói thầu thi công xây dựng, tư vấn thiết kế, khảo sát trắc địa cho các công trình nhà máy thủy điện nhỏ và vừa, các trạm thủy điện, trạm bơm, kênh đào thủy lợi… với các khách hàng tiêu biểu như Ban quản lý Các công trình thủy lợi tỉnh Cao Bằng, Ban Tham gia quản lý nguồn IFAD thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh Tuyên Quang, Phòng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn, Tổ chức CODEV – Cộng hòa Pháp, Công ty Cổ phần Thủy điện Suối Tân (chủ đầu tư nhà máy thủy điện Suối Tân 1 và Suối Tân 2), Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Hồng Hà (chủ đầu tư nhà máy thủy điện Nậm Mu, thủy điện Mường Bang), Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Cộng Lực (chủ đầu tư nhà máy thủy điện Suối Chút 1 và Suối Chút 2), Công ty Cổ phần Sông Đà 7.04, Trường đại học Phòng cháy chữa cháy…. Thời gian một vòng quay hàng tồn kho qua các năm của công ty cũng phản ỏnh rừ việc hàng tồn kho của cụng ty bị ứ đọng thời gian dài, năm 2021 thời gian một vòng quay hàng tồn kho là 343,82 ngày, đây là một thời gian rất dài, cần phải kết hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty để đánh giá xem thời gian một vòng quay hàng tồn kho như vậy là hợp lý hay không, biện pháp để nâng cao hiệu quả quản trị hàng tồn như thế nào.