MỤC LỤC
Để thực hiện một số chính sách kinh tế – xã hội như đảm bảo vai trò quản lý vĩ mô của thuế TNDN trong việc khuyến khích đầu tư, cân đối giữa các ngành, cỏc vựng và tạo điều kiện cho việc phân bổ nguồn lực đầu tư có hạn, đạt hiệu quả cao, hầu hết các quốc gia đã thực hiện miễn, giảm thuế TNDN. - DN phải hạch toán riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được ưu đãi thuế với thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh không được ưu đãi thuế; trường hợp không hạch toán riêng được thì thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được ưu đãi thuế được xác định theo tỷ lệ doanh thu giữa hoạt động sản xuất, kinh doanh được ưu đãi thuế trên tổng doanh thu của DN.
- Thời gian miễn thuế, giảm thuế quy định được tính từ năm đầu tiên DN có thu nhập chịu thuế; trường hợp DN không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư. Trường hợp DN có cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với địa bàn nơi DN đóng trụ sở chớnh thỡ số thuế được tính nộp ở nơi có trụ sở chính và ở nơi có cơ sở sản xuất.
Nhờ sự khuyến khích tạo điều kiện của Đảng và Nhà nước thì đến nay các DNNQD đã trở thành một bộ phận kinh tế quan trọng và ngày càng khẳng định được vị thế quan trọng của mình trong sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế. Do đó, công tác quản lý thuế TNDN đối với những DN này ngày càng phải tăng cường hơn nữa để có thể đảm bảo quyền lợi, xác minh thu nhập chính đáng của DN, kiểm soát đầy đủ các nguồn thu nhập thuộc nghĩa vụ nộp thuế.
Trong quá trình chấp hành, cơ quan thuế đã xây dựng các quy trình cụ thể về đăng ký, khai thuế và tính thuế TNDN, thu và nộp thuế TNDN, các quy trình quản lý nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế, kiểm tra thuế, miễn giảm thuế TNDN để phõn nhiệm rừ ràng cụ thể giữa cỏc bộ phận trong bộ mỏy quản lý thu thuế, ngăn chặn kịp thời các hành vi trốn lậu thuế, vừa đảm bảo thực hiện ổn định mức thuế, hoàn thành dự toán thuế được giao, vừa đảm bảo tính công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Cũng chớnh vỡ mục tiêu duy nhất đó mà các DN luụn tỡm đến với những lĩnh vực hoạt động mang lại cho họ số lợi nhuận tối đa với khả năng thu hồi, phát triển vốn đầu tư là cao.Với cơ cấu, tổ chức nhỏ gọn nờn cỏc DNNQD có thể dễ dàng chuyển đổi loại hình kinh doanh, có thể kinh doanh một hoặc một số loại sản phẩm, dịch vụ hay cựng lỳc tiến hành kinh doanh nhiều lĩnh vực.
Sự đa dạng về lĩnh vực hoạt động của các DNNQD trên địa bàn đặt ra trách nhiệm nặng nề cho công tác quản lý thuế TNDN, đòi hỏi phải luôn tìm hiểu, nắm bắt được các chính sách có liên quan đến nhiều loại hình DN, nhiều lĩnh vực đầu tư để áp dụng thích đáng, xác định chính xác số thuế phải nộp của các DN. Sự phát triển mạnh của các dịch vụ phụ trợ là do chính sách của Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam – TKV cho phép các DN tư nhân không thuộc quản lý của Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam được tham gia cung ứng dịch vụ cho các công ty thuộc Tập đoàn như: cung ứng dịch vụ vận tải, cung ứng vật tư, thiết bị… Thời điểm phát sinh doanh thu đối với những lĩnh vực này là khó xác định, chưa kể đến địa bàn hoạt động rộng, không tập trung mà phân tán theo địa điểm kinh doanh than, dẫn tới nhiều khó khăn trong việc quản lý doanh thu của DN.
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với NNT thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế: đăng ký thuế, cấp MST, xử lý hồ sơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, xoá nợ thuế, tiền phạt, lập sổ thuế, thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác theo qui định của pháp luật thuế; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước. - Kiểm tra việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật thuế đối với NNT và các tổ chức, cá nhân được uỷ nhiệm thu thuế; xử lý và kiến nghị xử lý đối với trường hợp vi phạm pháp luật thuế; giải quyết các khiếu nại, tố cáo về thuế theo thẩm quyền.
Việc lập dự toán thuế TNDN được thực hiện cùng với công tác lập dự toán thuế của Chi cục thuế thị xã Cẩm Phả theo quy trình như sau: Hàng năm, sau khi nhận số kiểm tra từ Cục thuế tỉnh Quảng Ninh, Chi cục thuế thị xó đó giao nhiệm vụ cho Đội nghiệp vụ tuyờn truyền xừy dựng dự toỏn thuế cho năm tiếp theo dựa trên những căn cứ đó là: Chỉ thị của Thủ tuớng Chớnh phủ và của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc xừy dựng kế hoạch phỏt triển kinh tế xã hội và dự toán NSNN năm tiếp theo; thông tư của Bộ Tài chớnh hướng dẫn về xừy dựng dự toỏn NSNN; cụng văn của Tổng cục thuế. (Nguồn: Chi cục thuế thị xã Cẩm Phả) Trong những năm qua, công tác lập dự toán thuế của Chi cục được đánh giá là theo đúng quy trình lập dự toán thuế đã quy định; dự toán thuế xừy dựng bỏm sỏt dự bỏo tỡnh hỡnh đầu tư, phỏt triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn; đồng thời cũng đưa ra các giải pháp hiệu quả, hợp lý trong việc tăng cường quản lý thu theo Luật Quản lý thuế, xử lý tích cực và có hiệu quả các khoản nợ đọng thuế, chống thất thu, trốn lậu thuế và gian lận thương mại, tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm.
Quản lý thu thuế TNDN đối với DNNQD trên địa bàn thị xã Cẩm Phả trong giai đoạn 2007-2009 đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, song vẫn tồn tại những hạn chế nhất định, có cả nguyên nhân khách quan từ phía NNT, từ môi trường kinh tế, pháp luật… và cả nguyên nhân chủ quan từ Nhà nước, cơ quan thuế và cán bộ tham gia quản lý thuế. Việc đánh giá đúng, cụ thể những kết quả đã đạt được trong công tác quản lý thuế TNDN, với ý thức trách nhiệm và tinh thần thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế trong quá trình thực thi Luật thuế TNDN trên địa bàn thị xã trong thời gian qua, đồng thời ghi nhận và phân tích các nguyên nhân của những hạn chế đó là cơ sở để tìm ra những giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế, góp phần tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được và giải quyết triệt để những hạn chế đang gặp phải.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU THUẾ TNDN ĐỐI VỚI CÁC DNNQD TẠI CHI CỤC THUẾ.
Thời gian tới, Nhà nước sẽ tăng cường sử dụng thuế như một công cụ hiệu quả nhằm nhanh chóng nâng cao tiềm lực tài chính Nhà nước, tạo nguồn tài chính góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế – xã hội, phục vụ và thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước về kinh tế, điều chỉnh kịp thời những bất hợp lý, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm, răn đe và ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực.
Cơ quan thuế khụng thể tự thay đổi được nhận thức của NNT một cách rừ rệt khi họ chưa có những hiểu biêt căn bản về thuế, điều này đã được chứng minh trên thực tế ở địa phương trong những năm qua mặc dù công tác tuyên truyền thực hiện tốt nhưng vẫn có truờng hợp vi phạm về thuế do không hiểu hết các văn bản pháp luật thuế. Tuy nhiên, biện pháp trước mắt mà Chi cục thuế phải thực hiện để quản lý doanh thu, thu nhập khác của DN đó là: Cần kiểm tra xem hoá đơn bán hàng có hợp pháp và liên tục hay không; đối chiếu hoá đơn bán hàng, các hợp đồng kinh tế với số liệu trờn cỏc sổ nhật ký bán hàng, sổ chi tiết các tài khoản liên quan để xem DN có phản ánh đầy đủ và hạch toán đúng doanh thu tiêu thụ sản phẩm hay không.
Thường xuyên tạo điều kiện cho các cán bộ tham gia bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ thuế và kế toán DN, tạo điều kiện cho các cán bộ thuế học tập thêm kinh nghiệm quản lý đối với các DN, nâng cao hiểu biết về tình hình, đặc điểm SXKD của các DN, không thụ động trước các hình thức gian lận thuế của các DN. Kịp thời biểu dương, khen thưởng các ĐTNT chấp hành tốt pháp luật thuế, có số thu lớn; các cá nhân đã cung cấp thông tin giúp cán bộ thuế phát hiện các trường hợp vi phạm; các cơ quan liên quan đã tích cực phối hợp với cơ quan thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện pháp luật thuế được tốt hơn.