MỤC LỤC
Đảm bảo đáp ứng đầy đủ kịp thời cả về số lượng lẫn chất lượng và chủng loại cơ cấu xăng dầu phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội và an ninh quốc phòng cho mọi đối tượng tiêu dùng trên địa bàn hai tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn. Nghiên cứu và nắm bắt các nhu cầu tiêu dùng xăng dầu trên địa bàn được phân công, từ đó lập cân đối kế hoạch tiếp nhận, vận chuyển, dự trữ đảm bảo thoả mãn đầy đủ kịp thời các nhu cầu tiêu dùng đó. Đảm bảo quản lý an toàn một lượng xăng dầu dự trữ tối thiểu theo quy định của Nhà nước để dự phòng cho các nhu cầu bất thường (nếu có) của sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội và an ninh quốc phòng trên địa bàn được phân công.
Tổ chức hoạt động kinh doanh theo đúng luật Doanh nghiệp Nhà nước, điều lệ quản lý hạch toán kinh doanh của Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam và các quy định của Nhà nước, địa phương có liên quan. Bảo đảm và phát triển vốn kinh doanh được Nhà nước giao, tự chủ về tài chính, tổ chức điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả (lấy thu bù chi có lãi). Tăng cường việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào mọi lĩnh vực hoạt động đảm bảo văn minh thương nghiệp và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty phải gọn nhẹ, chất lượng, đảm bảo đủ năng lực để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên. Phát triển và hoàn thiện mạng lưới kinh doanh, giữ vị trí chủ đạo và điều tiết bình ổn giá xăng dầu trên thị trường. Đảm bảo việc làm, thu nhập và các chế độ chính sách đối với người lao động theo đúng quy định của Pháp luật hiện hành.
Công ty đã thành lập được hệ thống Đại lý, các cửa hàng bán lẻ của mình tương đối ổn định, hầu hết ở các Huyện, Thị hai tỉnh Băc Giang và Lạng Sơn đều có Đại lý và Cửa hàng của Công ty, hiện Công ty chiếm 80 – 85% thị phần. Đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ quản lý, trình độ chuyên môn cao, được đào tạo theo quy trình, bề dày kinh nghiệm. Nhưng không vì thế mà công tác quản lý kinh doanh của công ty không ngừng đi lên, đời sống của cán bộ công nhân viên trong Công ty không ngừng phát triển.
Đồng chí trưởng phòng kế toán: Chịu trách nhiệm toàn diện trước Giám đốc Công ty, Tổng Công ty và các cơ quan chức năng về các mặt công tác kế toán tàI chính Doanh nghiệp trong phạm vi toàn Công ty. - Đ/c phó phòng: Phụ trách bộ phận kế toán tổng hợp, trực tiếp làm kế toán tổng hợp, kế toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kế toán chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh và giá thành các hoạt động dịch vụ. - Chuyên viên1: Làm kế toán công nợ với người mua (1311), chịu trách nhiệm trước phũng về việc hạch toỏn chi tiết cụng nợ, theo dừi đụn đốc thu hồi công nợ, lập báo cáo chi tiết công nợ theo yêu cầu quản trị kinh doanh của Cty.
- Chuyên viên 2: Làm kế toán kho, hàng, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, lập thẻ kho, bảng kê nhập – xuất – tồn kho hàng hoá, NVL, CCDC chi tiết cho từng kho hàng và toàn Công ty. - Chuyên viên 4: Làm kế toán tiêu thụ hàng hoá, đầu tư xây dựng cơ bản và theo dừi cụng nợ nội bộ Cụng ty và kế toỏn thuế GTGT. - Chuyên viên 6: Làm thủ quỹ có trách nhiệm thu, chi tiền mặt, lập sổ quỹ cân đối thu chi tiền mặt và làm nhiệm vụ nộp tiền mặt vào ngân hàng hàng ngày, lĩnh tiền từ ngân hàng khi có nhu cầu, chấp hành việc kiểm kê quỹ tiền mặt hàng tháng theo yêu cầu của trưởng phòng.
Do đặc điểm kinh doanh của Công ty là kinh doanh mặt hàng vật tư đặc biệt không chịu sự tác động của cơ chế thị trường và sự cạnh tranh gay gắt của các thành phần kinh tế việc cung ứng và tiêu thụ sản phẩm được tồn tại trong cơ chế cân đối kế hoạch hóa của Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam. Mặt khác, trong môi trường kinh doanh có sự ổn định về giá cả không có hiện tượng tranh mua tranh bán giữa các thành phần kinh tế nên doanh số tiêu thụ luôn luôn ổn định, thu nhập của ngượi lao động trong toàn ngành được đảm bảo. Hiện nay, việc tính trả thù lao lao động trong Công ty áp dụng theo chế độ tiền lương mới từ tháng 01 năm 2008, việc tính trả lương cho người lao động theo lương mới có điều chỉnh mức lương tối thiểu nhằm một bước cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị.
Tiền lương trả theo thời gian áp dụng đối với CNV làm những công việc gián tiếp mà không thể thực hiện theo cơ chế khoán sản phẩm, khoán việc bao gồm: nhân viên quản lý hành chính, nhân viên nghiệp vụ kế toán tài vụ, thống kê, kế hoạch… Căn cứ để tính trả lương theo thời gian là thời gian lao động ( ngày công) cấp bậc và thang lương của người lao động theo chế độ quy định. Ngoài ra theo chế độ phụ cấp đặc biệt của ngành nghề kinh doanh người lao động trong Công ty còn được hưởng chế độ phụ cấp độc hại, phụ cấp làm đêm thêm giờ, thêm ca… các khoản phụ cấp này được tính theo tỷ lệ với tiền lương cơ bản hoặc theo khối lượng thời gian công tác. Việc tính lương, BHXH và thanh toán tiền lương, BHXH ở Công ty xăng dầu Bắc Sơn được thực hiện ổ định hàng tháng trên cơ sở các chứng từ về lao động và kết quả lao động của CBCNVC như: Bảng chấm công, bảng xếp loại hệ số lương, bảng doanh thu xăng dầu sáng, gas dầu mỡ nhờn, phiếu nghỉ hưởng BHXH….
Căn cứ vào kết quả lao động đã tổng hợp trên “Bảng chấm công” theo số công làm việc thực tế, số công nghỉ hưởng lương theo chế độ…. Và thang lương, bậc lương của từng nhân viên bộ phận tính lương, số tiền lương cho từng người.
Căn cứ vào các phiếu nghỉ hưởng BHXH của từng công nhân viên trong Công ty và số liệu đã xác nhận của cơ quan y tế và cơ quan BHXH phải trả cho từng lao động, lập bảng thanh toán BHXH. Việc tính trích thanh toán BH, KFCĐ được tiến hành hàng tháng theo tỷ lệ quy định trên tổng tiền lương phải trả thực tế của công nhân viên có tên trong danh sách đăng ký hợp đồng ở Công ty. Công ty xăng dầu Bắc Sơn là một đơn vị kinh doanh hạch toán độc lập nên việc trích BHXH, BHYT căn cứ vào số tiền lương hàng tháng của người tham gia bảo hiểm gồm: tiền lương cấp bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp.
Tất cả các khoản chi tiêu kinh phí công đoàn tại đơn vị phải đảm bảo đúng chế độ quy định, cuối mỗi quý công đoàn cơ sở phải lập báo cáo thu chi làm căn cứ quyết toán với tổ chức công đoàn cấp trên. Kế toán tiền lương, BHXH và KPCĐ ở Công ty căn cứ vào các chứng từ lao động, tiền lương, BHXH do bộ tính kương, tính trích và thanh toán BHXH, BHYT, KPCĐ lập làm căn cứ để thanh toán lương, BHXH và ghi sổ kế toán. Trong quá trình nghiên cứu trình tự, phương pháp kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương ở phòng kế toán công ty Xăng dầu Bắc Sơn, chúng tôi trích số liệu, tài liệu kế toán liên quan đến kế toán tiền lương, BHXH, BHYT của.
Căn cứ vào số liệu trên bảng phân bổ tiền lương, BHXH phần số liệu không phản ánh vào bảng kê số 5 như: Tiền thưởng, BHXH phải trả CNV.
Để phản ánh chi tiết tình hình thanh toán với công nhân viên và tình hình trích lập và thanh toán các khoản BHXH, BHYT và KPCĐ kế toán đơn vị mở các sổ chi tiết thanh toán. Ở phòng kế toán Công ty Xăng dầu Bắc Sơn bộ phận kế toán chi tiết thanh toán với công nhân viên và tình hình thanh toán các khoản đóng góp BHXH, BHYT, KPCĐ. Do đặc điểm cụ thể về tình hình thanh toán ở Công ty nên kế toán sử dụng các bảng thanh toán lương, bảng thanh toán BHXH, bảng thanh toán tiền thưởng cho từng bộ phận và từng người lao động hàng tháng.
Hàng tháng sau khi nhận được chứng từ có liên quan đến tiền lương, BHXH, chứng từ thanh toán chi trả lương, BHXH và các chứng từ liên quan khác kế toán phân loại chứng từ theo nội dung kinh tế để ghi vào các sổ kế toán có liên quan. Trước hết để tổng hợp phân bổ tiền lương, trích BHXH, BHYT và KPCĐ tính vào chi phí kinh doanh kế toán căn cứ vào các bảng thanh toán tiền lương lập bảng phân bổ tiền lương và tính trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí SXKD theo đối tượng tập hợp. Việc kiểm tra đối chiếu số liệu giữa kế toán chi tiết với kế toán tổng hợp được tiến hành sau khi đã khóa sổ kế toán trên cơ sở số liệu tổng hợp được tiến hành sau khi đã khóa sổ kế toán trên cơ sở số liệu tổng hợp trên các bảng tổng hợp chi tiết của từng tài khoản.