MỤC LỤC
Việt Nam là nước có diện tích trồng lạc tương đối lớn, 0,26 triệu ha với sản lƣợng là 0,5 triệu tấn (Nguồn FAOSTAT, 2009), với sản lƣợng này đã đƣa Việt Nam vào danh sách 10 nước sản xuất lạc lớn nhất thế giới. Do đó, để nâng cao năng suất cây trồng, bên cạnh việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới thì việc nghiên cứu và áp dụng vào thực tế sản xuất một công thức bón phân thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây lạc và đồng thời phát triển môi trường theo hướng bền vững cần được chú trọng. Vì vậy, sử dụng phân bón hợp lý và trong đó nghiên cứu sử dụng loại phân DAP là một biện pháp hữu hiệu mang lại năng suất cao và hiệu quả kinh tế.
Phôtphat đạm có dạng viên, màu xám tro hoặc trắng, nói chung màu sắc tùy thuộc vào nhà sản xuất và không ảnh hưởng tới chất lƣợng. Cây lạc chứa nhiều đạm trong thân lá và hạt, tuy cây lạc có khả năng cố định đạm, khi mới bắt đầu ra hoa cây lạc cần đến 70% tổng lƣợng đạm nhƣng phải đến 3 tuần sau khi mọc cây lạc mới phát triển đủ rễ và khi cây nở hoa thì nốt sần mới phát triển mạnh. Do đó thời kỳ cây con, lạc chƣa cố định và tự cung cấp được đạm nên cần bón hỗ trợ đạm để tăng cường khả năng hình thành nốt sần, phân hóa mầm hoa, tăng nhiều quả.
Dân gian đã đúc kết “Không lân, không vôi thì thôi trồng lạc”, do đó lân là yếu tố hạn chế năng suất trong điều kiện đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất cát nội đồng. Ngoài việc xúc tiến phát triển bộ rễ thì lân là nguồn thức ăn chính cho vi khuẩn cố định đạm, có tác dụng đẩy mạnh sự hình thành và nâng cao hoạt tính của nốt sần, làm tăng khả năng hút và giữ đạm khí trời, thúc đẩy lạc tăng khả năng hình thành cành hữu hiệu, hoa nở sớm và tập trung, nâng cao tỷ lệ quả chắc và làm tăng năng suất đáng kể, đặc biệt lân còn nâng cao tỷ lệ đạm, tỷ lệ dầu trong hạt.
Singh (1985) khi nghiên cứu về việc bón đạm và lân cho cây lạc trong điều kiện sản xuất truyền thống trên đát pha cát tại Nigeria cho thấy việc bón đạm ở dạng amon và bón lân vao thời kỳ sớm hoặc bón lót đều làm tăng năng suất lạc đáng kể, công thức bón đạm có năng suất cao nhất là 40 kg N/ha và loại phân đạm tốt nhất là Nitratamon (NO3)2NH4. Maheshwari (2009) khi nghiên cứu ảnh hưởng của việc phun N và DAP qua lá trên giống lạc Brassica juncea cho thấy khi phun urea ở liều lƣợng 5 kg/ha và DAP ở liều lƣợng 3 kg/ha đều cho năng suất đạt cao nhất và giúp cây có khả năng chống chịu đƣợc bệnh héo rũ do vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa. - Nghiên cứu bón phân cho lạc, tác giả Hồ Huy Cường (2007), Viện nghiên cứu Nông nghiệp Trung Trung Bộ, khi nghiên cứu trên các giống lạc L14, MD7 và lạc sẻ Tây Nguyên tại Kontum cho thấy: [3].
- Các kết quả nghiên cứu và thử nghiệm bón phân bón DAP Đình Vũ thay cho các dạng phân bón truyền thống khác trên nhiều loại cây trồng, đƣợc triển khai ở 7 tỉnh miền núi, trung du và đồng bằng Bắc Bộ, đƣợc Viện Khoa học sự sống – Đại học Thái Nguyên tiến hành trong hơn 2 năm 2012-2014 cho thấy, việc sử dụng phân phức hợp DAP Đình Vũ mang lại lợi ích nhiều mặt, hơn hẳn các loại phân đơn khác.Thực tế qua các kết quả khảo nghiệm của Trung tâm Khoa học sự sống - Đại học Thái Nguyên và một số Trung tâm Khuyến nông nhiều địa phương, cho thấy việc sử dụng DAP Đình Vũ đã mang lại năng suất và chất lƣợng vƣợt trội so với các loại phân bón khác, giảm đƣợc lƣợng phân bón vào đất và tiết kiệm nhiều chi phớ liờn quan khỏc, mang lại hiệu quả rừ rệt cho bà con nông dân. - Các tác giả Vũ Đình Chính, Đỗ Thành Trung (2010) Khoa Nông học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lạc trong điều kiện vụ xuân tại Việt Yên (Bắc Giang) nhằm mục tiêu xác định liều lƣợng phân bón thích hợp để lạc sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao trong điều kiện vụ xuân. Kết quả nghiên cứu của thí nghiệm đã xác định được liều lượng phân bón đã ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, phân cành, chỉ số diện tích lá, tích luỹ chất khô, số lƣợng nốt sấn, số lƣợng quả và năng suất.
- Tương tự kết quả nghiên cứu của tác giả Vũ Đình Chính và ctv (2010) Khoa Nông học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội khi nghiên cứu cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lạc trong điều kiện vụ thu đông tại Hoằng Hóa -Thanh Hóa nhằm mục tiêu xác định liều lượng phân bón thích hợp để lạc sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao trong điều kiện vụ thu đông. Kết quả nghiên cứu của thí nghiệm đã xác định đƣợc liều lƣợng phân bón có ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, phân cành, chỉ số diện tích lá, tích luỹ chất khô, số lƣợng nốt sấn, số lƣợng quả và năng suất.