MỤC LỤC
Đi kèm với đó, công ty đã triển khai thêm các dịch vụ tư vấn, bán hàng và chế độ hậu mãi hấp dẫn… Nhằm hướng đến mục đích duy nhất là mang lại sự hài lòng và yên tâm cho khách hàng khi sử dụng thiết bị điện của công ty với phương châm: “Doanh nghiệp chỉ thành công khi khách hàng hài lòng”. Phòng kỹ thuật: Phụ trách việc kiểm tra các mặt hàng mà công ty mua bán có đúng với tiêu chuẩn chất lượng đã quy định trong hợp đồng hay không; Chịu trách nhiệm về những lỗi kỹ thuật của các thiết bị điện mà công ty đã bán và trực tiếp thực hiện bảo hành bảo dưỡng sản phẩm.
Bộ phận kinh doanh thực hiện mua sắm tài sản: Ký hợp đồng mua sắm tài sản, nhận tài sản, hóa đơn mua sắm tài sản, biên bản thanh lý hợp đồng và các tài liệu có liên quan khác và thông báo cho bộ phận có liên quan. Bên Nợ: Nguyên giá của TSCĐ hữu hình tăng do XDCB hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, do mua sắm, do nhận vốn góp, do được cấp, do được tặng biếu, tài trợ, phát hiện thừa; Điều chỉnh tăng nguyên giá của TSCĐ do xây lắp, trang bị thêm hoặc do cải tạo nâng cấp; Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ do đánh giá lại. Bên Có: Nguyên giá của TSCĐ hữu hình giảm do điều chuyển cho doanh nghiệp khác, do nhượng bán, thanh lý hoặc đem đi góp vốn liên doanh, ..Nguyên giá của TSCĐ giảm do tháo bớt một hoặc một số bộ phận; Điều chỉnh giảm nguyên giá TSCĐ do đánh giá lại.
Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm giá trị hao mòn và giá trị hao mòn luỹ kế của các loại TSCĐ trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ. Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ hóa đơn GTGT, Biên bản giao nhận TSCĐ, Biên bản thanh lý TSCĐ và các chứng từ liên quan khác đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào phần mềm kế toán. => Chương trình mặc định đối tượng phân bổ theo thông tin Đơn vị sử dụng bên tab Thông tin chung, nhưng cho phép chọn lại thành: công trình, đối tượng tập hợp chi phí, đơn vị, đơn hàng, hợp đồng.
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho nhân viên của công ty về tiền lương, tiền tưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của nhân viên. Bên Nợ: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản đã trả, đã chi, đã ứng trước cho nhân viên; Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của nhân viên; Kết chuyển số tiền nhân viên chưa nhận. Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản khác phải trả, phải nộp cho các tổ chức xã hội về kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các khoản trích theo lương và khấu trừ vào lương của toàn doanh nghiệp và phản ánh giỏ trị thừa chưa rừ nguyờn nhõn chờ xử lý.
Kế toán mua hàng sẽ thực hiện theo nguyên tắc giá trị hàng hóa mua vào phải thực hiện theo nguyên tắc giá gốc, hàng mua được ghi nhận khi hàng hóa đã chuyển giao quyền sở hữu từ bên bán sang bên mua, bên mua đã thanh toán tiền hoặc chấp nhận thanh toỏn. Bên Nợ: Trị giá mua vào của hàng hóa theo hóa đơn mua hàng (bao gồm các loại thuế không được hoàn lại); Chi phí thu mua hàng hóa; Trị giá hàng hóa đã bán bị người mua trả lại; Trị giá hàng hóa phát hiện thừa khi kiểm kê. Bên Có: Trị giá của hàng hóa xuất kho để bán, giao đại lý, giao cho doanh nghiệp phụ thuộc; thuê ngoài gia công, hoặc sử dụng cho sản xuất, kinh doanh; Chi phí thu mua phân bổ cho hàng hóa đã bán trong kỳ; Chiết khấu thương mại hàng mua được hưởng;.
Bên Nợ: Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ nhập quỹ; Số tiền Việt Nam, ngoại tệ thừa ở quỹ phát hiện khi kiểm kê; Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư tiền mặt là ngoại tệ tại thời điểm báo cáo (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với tỷ giá ghi sổ kế toán). Bên Có: Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ xuất quỹ; Số tiền Việt Nam, ngoại tệ thiếu hụt quỹ phát hiện khi kiểm kê; Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư tiền mặt là ngoại tệ tại thời điểm báo cáo (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với tỷ giá ghi sổ kế toán). Bên Nợ: Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ gửi vào ngân hàng; Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư tiền gửi ngân hàng là ngoại tệ tại thời điểm báo cáo (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với tỷ giá ghi sổ kế toán).
Bên Có: Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ rút ra từ ngân hàng; Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư tiền gửi ngân hàng là ngoại tệ tại thời điểm báo cáo (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với tỷ giá ghi sổ kế toán). Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ thanh toán: phiếu thu, phiếu chi, giấy báo Nợ, giấy báo Có và các chứng từ liên quan khác đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào phần mềm kế toán. Hàng quý khi công ty có nhu cầu đối chiếu giữa sổ phụ ngân hàng với sổ kế toán công ty, kế toán nhận được Bảng sao kê ngân hàng để thực hiện kiểm tra, đối chiếu số dư và các giao dịch đã phát sinh trong ngày (tuần hoặc tháng) có khớp nhau giữa sổ phụ ngân hàng và số kế toán của doanh nghiệp.
Về việc luân chuyển chứng từ, đôi lúc công ty vẫn gặp phải sự chậm trễ trong việc luân chuyển chứng từ, khối lượng công việc bị dồn vào thời điểm cuối kỳ có thể dẫn đến những sai sót không đáng có trong công tác hạch toán như ghi thiếu, ghi nhầm gây ảnh hưởng đến tính chính xác, kịp thời trong việc cung cấp thông tin, từ đó ảnh hưởng tới công tác quản lý tại đơn vị. Cung cấp kịp thời các báo cáo quản trị như: báo cáo hàng tồn kho, báo cáo doanh thu theo từng quý và năm theo biểu mẫu quy định của công ty để có thể đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho để từ đó phân tích xem công ty đang gặp khó khăn hay thuận lợi trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Báo cáo doanh thu phản ánh chi tiết về tình hình doanh thu về bán hàng và cung cấp hàng húa, doanh thu từ hoạt động tài chớnh… để từ đú nhà quản lý sẽ đỏnh giỏ cụ thể, rừ nột về tác động của từng lĩnh vực đến việc phân tích tài chính.
Ngoài chế độ lương, thưởng cần áp dụng các hình thức thưởng như: khen thưởng, tặng quà… tạo môi trường làm việc thoải mái hơn, giảm thiểu áp lực và nâng cao tinh thần trách nhiệm cho các kế toán, khuyến khích kế toan thông báo và sửa chữa sai phạm khi phát hiện có sai sót tránh tình trạng tạo ra sai sót hệ thống kéo dài. Sau một thời gian thực tập tại Công ty TNHH Thiết bị điện Quang Hưng, được nghiên cứu và tìm hiểu thực tế công tác kế toán tại công ty, em đã có được cái nhìn tổng quát về thực trạng tổ chức một hệ thống kế toán của một công ty, những công việc, nghiệp vụ cần làm của một phần hành kế toỏn để từ đú hiểu rừ hơn về lý thuyết đó được học trong thời gian còn ngồi trên ghế nhà trường áp dụng vào thực tế như thế nào. Thông qua đó cũng thấy được yêu cầu tất yếu cho một bộ máy kế toán hoạt động có chất lượng trong bất cứ điều kiện nào là trình độ chuyên môn của các kế toán viên, bên cạnh đó còn cần có khả năng vận dụng một cách linh hoạt các quy định kế toán vào đặc thù của đơn vị, góp phần nâng cao chất lượng công tác hạch toán kế toán.