MỤC LỤC
Nội dung thẩm định tình hình tài chính của DN bao gồm: Thẩm định quy mô, cơ cấu vốn và tài sản của DN, vốn chủ sở hữu trong tổng thể cơ cấu nguồn vốn, khả năng thanh toán; tình hình sản xuất kinh doanh của DN trong ít nhất 2 năm trở lại; phân tích các chỉ tiêu, đánh giá khả năng sinh lời, giải trình các khoản phải thu của doanh nghiệp; xem xét các danh mục hàng tồn kho, … Sau khi chi nhánh đã tiến hình thẩm định tình hình tài chính của DN, nếu thấy DN có tình hình tài chính lành mạnh và ổn định trên thì trường, hoặc doanh nghiệp thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu do chi nhánh đề ra thì chi nhánh sẽ tiến hành thẩm định dự án. Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư được duyệt, cán bộ thẩm định kiểm tra lại từng loại nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, đánh giá khả năng tham gia của từng loại nguồn vốn, và từ kết quả phân tích tình hình tài chính của chủ đầu tư để đánh giá khả năng tham gia của nguồn vốn chủ sở hữu, chi phí của từng loại nguồn vốn, các điều kiện đi kèm của từng loại nguồn vốn. Vì vậy, CBTĐ cần xem xét, đánh giá kỹ và chính xác về phương diện này như: đánh giá về mặt thị trường, điểm mạnh cũng như điểm yếu của sản phẩm trên thị trường; khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án; Các kênh phân phối của DN: CBTĐ xem xét về việc DN có hệ thống phân phối riêng không hay là phụ thuộc vào các nhà buôn bán độc lập, DN có khả năng bán hàng riêng hay là sử dụng các đại lý…Từ đó, CBTĐ đưa ra phương án tiêu thụ sản phẩm để tính toán như: Mức huy động công suất so với công suất thiết kế; doanh thu dự kiến hằng năm, ….
Ngoài ra thời gian hoạt động của dự án thường là trung và dài hạn nên sẽ có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu của dự án, đặc biệt các loại rủi ro như: Rủi ro thị trường, rủi ro về thu nhập, rủi ro trong thanh toán, rủi ro cung cấp, rủi ro môi trường và xã hội, rủi ro về lạm phát, … Chính vì vậy mà trong quá trình tính toán và phân tích các chỉ tiêu này, CBTĐ tại chi nhánh đã tiến hành phân tích độ nhạy của các chỉ tiêu NPV, IRR, … một cách chính xác và. Trong hoạt động kinh doanh, xét trên phương diện an toàn vốn, SHB là một ngân hàng phát triển bền vững, minh bạch với cơ sở vốn vững mạnh và tỷ lệ an toàn vốn cao cùng với văn hóa tín dụng thận trọng, chính sách và quy trình hợp lý đảm bảo chất lượng tài sản tốt với khả năng phát triển danh mục tín dụng khả quan. Để phân tích, đánh giá năng lực, uy tín của khách hàng ngoài việc dựa vào các số liệu trên các báo cáo tài chính của khách hàng cùng với phỏng vấn, khảo sát thực địa, chi nhánh SHB Hà Nội còn thu thập thông tin từ các tài liệu phân tích thị trường, sách báo, tạp chí trong và ngoài nước, thông tin từ bạn hàng của khách hàng, của các cơ quan chuyên môn, các chuyên gia về các lĩnh vực liên quan, thông tin từ trung tâm phòng chống rủi ro của NHNN.
Một số dự án vay vốn chi nhánh chỉ là một phần, một mảng của dự án phát triển tổng thể của doanh nghiệp, có trường hợp doanh nghiệp vay vốn đầu tư một thiết bị lẻ trong dây chuyền sản xuất… Như vậy, việc tính toán hiệu quả kinh tế của dự án rất khó khăn và thường là tính doanh thu, chi phí lợi nhuận chung của cả dây chuyền, hoặc toàn doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, cùng với mục tiêu CNH – HĐH đất nước, khu vực kinh tế tư nhân và khối doanh nghiệp vừa và nhỏ đang ngày càng thể hiện được vai trò quan trọng của mình. Ngoài ra chi nhánh SHB Hà Nội còn chú trọng liên kết với các khách hàng là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các tập đoàn kinh tế lớn như: ngành công nghiệp than, công nghiệp đống tàu, càng biển, thủy nhiệt điện,. Thẩm định tài chính dự án đầu tư với tư cách là một hoạt động có khâu tố chức điều hành, quy trình riêng cũng như đội ngũ cán bộ thực hiện nên trước khi đưa ra các giải phỏp hoàn thiện nú cũng cần phải cú định hướng rừ ràng.
Thẩm định tài chính dự án đầu tư phải đứng trên quan điểm của người cho vay để xem xột tớnh khả thi, hiệu quả của dự ỏn, nhận thức rừ lợi ớch của ngõn hàng gắn bó chặt chẽ lợi ích của dự án. Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư phải được quán triệt trong toàn hệ thống không chỉ các cán bộ trực tiếp thực hiện thẩm định mà có cả các bộ phận khác với những mức độ yêu cầu cho công việc khác nhau.
Vì năng lực, trình độ của cán bộ thẩm định là nhân tố chính quyết định đến chất lượng TĐ TCDA, do vậy, cán bộ TĐ TCDA phải có trình độ Đại học trở lên, phải có các kiến thức cơ bản về kinh tế thị trường, họat động tài chính và pháp luận, phải hiểu biết ngoại ngữ là công nghệ thông tin liên quan đến lĩnh vực thẩm định.Chi nhánh SHB Hà Nội đã xây dựng kế hoạch đào tạo dài hạn, ngắn hạn về chuyên môn và nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định. Còn đối với những cán bộ làm công tác thẩm định, những nhận thức đúng đắn về chất lượng TĐ TCDA sẽ giúp họ ý thức được cao hơn trách nhiệm của mình đối với cônng việc, từ đó họ sẽ làm vịêc có hiệu quả hơn, áp dụng và thực hiện đầy đủ hơn các quy trình nghiệp vụ theo hướng dẫn chung của ngân hàng để có được kết quả thẩm định cao nhất. Chi nhánh SHB Hà Nội có thể thực hiện được điều này bằng việc yêu cầu doanh nghiệp phải nộp đầy đủ các tài liệu liên quan đến dự án thẩm định, các cán bộ thẩm định phải phỏng vấn trực tiếp người đại diện giao dịch của doanh nghiệp để chất vấn các thông tin chưa chuẩn xác, làm sang tỏ hơn một số vấn đề như trình độ chuyên môn, quản lý.
Thu thập được nhiều thông tin từ nhiều nguồn, nhiều kênh sẽ giúp cán bộ thẩm định có cái nhìn toàn diện hơn về dự án, nhưng mặt trái của nó là sẽ có sự chênh lệch và sai khác trong các thông tin được đưa ra, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải tiến hành so sánh và xử lý để đưa ra những thông tin cần thiết và chính xác nhất. Đối với dự án đầu tư thay thế đổi mới Tài sản cố định, văn bản hướng dẫn cần chú trọng phân tích đánh giá về mặt kỹ thuật, công nghệ, …Việc xây dựng văn bản hướng dẫn này, ngoài sự đóng góp ý kiến của các cán bộ thẩm định còn cần sự tham mưu của phòng kinh doanh đối nội, đối ngoại, phòng kiểm soát, phòng kế toàn.
NHNN cần ban hành một “cẩm nang”chung về quy trình, nội dung thẩm định dự án trên cơ sở thẩn định dự án của các cơ quan khoa học, Bộ kế hoạch và Đầu tư phù hợp với thực tiễn Việt Nam, đồng thời hoà nhập dần với thông lệ quốc tế. Ngoài ra, NHNN cũng cần tổ chức các chương trình đào tạo và tập huấn, trao đổi kinh nghiệm trong toàn ngành để tăng cường sự hợp tác giữa các NHTM, mở mang tầm nhìn cho mỗi ngân hàng, nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ. Bộ kế hoạch và đầu tư vần có biện pháp bắt buộc chủ đầu tư tuân thủ các quy định đó ban hành về lập luận chứng kinh tế, cỏc chỉ tiờu đưa ra phải rừ rang, đầy đủ và được giải thích hợp lý, căn cứ tính toàn phải thỏa mãn yêu cầu là có thể kiểm tra được.
Bộ cần có văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nữa về kế hoạch đầu tư của nhà nước như: Dự báo chính xác về khả năng nguồn vốn trong kỳ kế hoạch, hướng dẫn đầu tư vào các chương trình, các dự án trọng điểm, các lĩnh vực then chốt, ưu tiên của nền kinh tế. Hơn nữa, các Bộ, ngành địa phương cần hối hợp chặt chẽ hơn trong việc trao đổi và cung cấp thông tin cần thiết và phát triển một mạng thông tin trong toàn quốc với sự tham gia của các cơ quan trong việc cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động đầu tư và công tác thẩm định.