MỤC LỤC
Phân loại đột biến β-Thalassemiaglobin theo vị trí gen bị đột biến Vị trí đột biến Số bệnh nhân Tỷ lệ (%).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự với tác giả Nguyễn Công Khanh nhận định có tới 73,7% bệnh nhân β-Thalassemia phát hiện bệnh từ năm đầu đời, 92% bệnh nhân HbE/beta – Thal có biểu hiện bệnh trước 5 tuổi [11]. Như vậy, với tỷ lệ cao là các đột biến gây β0- thalasasemia nên khi đối tượng nghiên cứu có sự phối hợp 2 đột biến trên sẽ gây bệnh β-thalasasemia biểu hiện bệnh mức độ bệnh từ trung bình đến nặng [99]. Khi nghiên cứu liên quan giữa kiểu gen – kiểu hình β-Thalassemia, Galanello R cho rằng, kiểu hình lâm sàng β-Thalassemia rất không đồng nhất giữa các thể đột biến và nó phụ thuộc vào sự thay đổi đột biến gen globin [100].
Theo hướng dẫn của Liên đoàn Thalassemia quốc tế, chẩn đoán người bệnh Thalassemia và người mang gen bệnh Thalassemia dựa vào đặc điểm lâm sàng và các xét nghiệm tổng phân tích máu, xác định thành phần huyết sắc tố và xác định đột biến gen [48], [102]. Trong những trường hợp này, lách là cơ quan giữ lại và phân huỷ các hồng cầu bất thường như: màng hồng cầu mất tính đàn hồi, có hạt bám ở màng và nguyên sinh chất, biến dạng nặng… Mặt khác, khi có biểu hiện tan máu, hệ thống nội mô đại thực bào ở lách tăng cường hoạt động làm cho lách to thêm. Thuật ngữ “bộ mặt Thalassemia” được dùng để chỉ một trong những biểu hiện biến dạng xương điển hình nhất của bệnh Thalassemia, với các biểu hiện như sống mũi tẹt, trán dô, hàm vẩu… Các biểu hiện này có thể xuất hiện đơn độc hoặc kết hợp tuỳ theo mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Trước đây, việc phân loại Thalassemia thường dựa vào cơ chế đột biến (α-Thalassemia và β-Thalassemia) hoặc phân loại theo mức độ lâm sàng và xét nghiệm (nặng, trung bình và nhẹ). Sự phân loại này dựa trên mức độ nghiêm trọng lâm sàng của bệnh nhân để xác định xem họ có cần truyền máu thường xuyên để sống sót (bệnh Thalassemia phụ thuộc truyền máu - TDT) hay không (bệnh Thalassemia không phụ thuộc truyền máu - NTDT) [109]. Mức độ bệnh trung bình và nhẹ, người bệnh thường thích nghi với mức độ thiếu máu nhẹ nên chỉ phải truyền máu trong một số giai đoạn nhất định, do vậy tuổi phát hiện bệnh thường muộn hơn nhóm phụ thuộc truyền máu.
Nhìn chung, số lượng hồng cầu trung bình của hầu hết trẻ Thalassemia nằm trong giới hạn bình thường (nhóm α-Thalassemia là 4,6 ± 0,9T/l ) hoặc có xu hướng giảm nhẹ (nhóm β-Thalassemia là 3,9 ± 1,2T/l). Do đặc điểm hồng cầu nhỏ của Thalassemia, nên mặc dù số lượng hồng cầu trung bình của đối tượng nghiên cứu nằm trong ngưỡng bình thường hoặc giảm nhẹ nhưng hematocrit sẽ có xu hướng giảm nhiều hơn [14]. Tại các nước tiên tiến trên thế giới, bên cạnh xét nghiệm ferritin huyết thanh, chụp cộng hưởng từ gan để giá lượng sắt trong gan (LIC) và chụp cộng hưởng từ tim để đánh giá lượng sắt trong tim (T2* tim) đã được áp dụng phổ biến [130]. Tại Việt Nam, một số bệnh viện lớn và chuyên khoa có thể xác định nồng độ sắt trong gan bằng chụp cộng hưởng từ gan, xác định mức độ quá tải sắt trong tim bằng chụp cộng hưởng từ tim. Song với điều kiện tại hiện nay, xét nghiệm này chưa được thực hiện tại Bệnh viện trẻ em Hải Phòng vì nguồn bệnh nhân còn hạn chế và kinh phí lớn. Ở nhóm bệnh nhi β-Thalassemia ghi nhận những trường hợp tăng nồng độ Fe huyết thanh, cao nhất là 78,3 μmol/L)mol/L.
Có thể do nghiên cứu của các tác giả trên tập trung chủ yếu là các bệnh nhi với biểu hiện lõm sàng rừ rệt, phải đến khỏm và điều trị tại bệnh viện, trong khi đối tượng nghiên cứu của chúng tôi bao gồm cả những đối tượng tình cờ phát hiện qua xét nghiệm máu, không có hoặc chỉ có thiếu máu rất nhẹ trên lâm sàng. Có thể giải thích là do diễn biến của quá trình tan máu xảy ra từ từ, thiếu máu không xảy ra nhanh hay đột ngột nên bệnh nhân thường thích nghi được với tình trạng thiếu máu, một số rất ít trường hợp đến viện do nồng độ hemoglobin xuống quá thấp. Trong đó, hầu hết các dạng đột biến xuất hiện trong nghiên cứu đều là đột biến không mất đoạn, phát hiện 1 trường hợp có đột biến ít gặp (đột biến mất đoạn exon 2 qua vị trí CD95).
Hầu hết cỏc trẻ mang đột biến thể β0β0 và β0βE đều có những biểu hiện lâm sàng điển hình của bệnh Thalassemia như vàng da, thiếu máu, biến dạng xương, bộ mặt Thalassemia, sạm da, niêm mạc lợi/ nhợt nhạt, gan to, lách to hoặc đã cắt lỏch. Một đặc điểm của thiếu máu tan máu mạn tính trong β-Thalassemia là có kèm theo với thiếu máu do hiện tượng sinh hồng cầu ở tủy xương kém hiệu quả, phản ứng tạo máu tủy xương rất mạnh, nên có biểu hiện xương sọ dày, biến dạng bộ mặt khá đặc hiệu được gọi là “bộ mặt Thalassemia”. Như vậy, khi khảo sát các chỉ số huyết học và kiểu gen đột biến của bệnh nhi β-Thalassemia trong nghiên cứu, ta thấy: Các đặc điểm về hồng cầu trong β-Thalassemia là nhiều hồng cầu nhỏ, hồng cầu nhược sắc nặng, kích thước hồng cầu không đều, to nhỏ rất khác nhau.
Kết quả thấy rằng, trong tổng số 45 cá thể tham gia nghiên cứu phả hệ thì tỷ lệ người mang gen bệnh là 77,8% và 100% trẻ mang gen hay mắc bệnh đều có cha hay mẹ hoặc cả hai có mang gen Thalassemia. Qua phân tích, chúng tôi thấy trong khi mẹ bệnh nhi mang kiểu gen dị hợp tử đột biến CD95 thì người bố lại có kiểu gen hoàn toàn bình thường, lặp lại thí nghiệm vẫn cho kết quả tương tự. Khi giảm phân hình thành giao tử, người bố đã cho con giao tử mang nhiễm sắc thể khuyết thiếu đoạn gen này nên khi kết hợp với giao tử mang đột biến cd95 của mẹ, người con có kiểu gen dị hợp tử thiếu, biểu hiện kiểu hình như một người có kiểu gen đồng hợp về dạng đột biến này.
Do vậy, nghiên cứu phả hệ và xác định kiểu đột biến là cần thiết, nó giúp các chuyờn gia cú thể theo dừi và dự đoỏn sự xuất hiện cỏc thể bệnh ở thế hệ sau và đưa ra lời khuyên một cách chính xác [141]. Tác giả Nguyễn Thị Vân Anh đưa ra khuyến cáo nên thực hiện sàng lọc bệnh Thalassemia cho tất cả thai phụ trong 3 tháng đầu và tư vấn chẩn đoán trước sinh cho các đối tượng được xác định là người mang đột biến globin [144]. Kết hợp với tư vấn, sàng lọc và chẩn đoán trước sinh, nghiên cứu phả hệ sẽ phần nào góp phần làm giảm nguy cơ chào đời của các bé thể nặng và nâng cao chất lượng gen trong cộng đồng.
Đột biến gen gây bệnh Thalassemia ở bệnh nhi tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng
Đối chiếu kiểu gen với kiểu hình của các bệnh nhi Thalassemia ở Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng
Biểu hiện lâm sàng điển hình của α-Thalassemia gặp ở trẻ mang đột biến HbCs-SEA, HbCs và SEA-C2.delT. Thalassemia di truyền theo quy luật alen lặn trên NST thường, đa số đột biến của thế hệ sau được thừa kế từ thế hệ trước. Cá thể này nhận 1 gen đột biến Thalassemia từ mẹ và nhận 1 đột biến mất đoạn từ bố (đột biến hiếm gặp).
Nghiên cứu phả hệ là phương pháp cơ bản và hiệu quả, góp phần theo dừi và quản lý nguồn gen của cỏc bệnh di truyền. - Nghiên cứu xác định được tỷ lệ các kiểu đột biến gen gây bệnh và đặc điểm di truyền của bệnh thông qua nghiên cứu một số phả hệ của bệnh nhân Thalassemia đang điều trị tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng. - Ứng dụng các kỹ thuật sinh học phân tử để xác định loại đột biến và các xét nghiệm khác (tổng phân tích tế bào máu, sinh hóa máu,…) để đánh giá và góp phần sàng lọc bệnh Thalassemia.
- Xây dựng và đưa vào nghiên cứu các phả hệ của bệnh nhằm quản lý nguồn gen và đưa ra tư vấn di truyền. - Nghiên cứu khá toàn diện về bệnh Thalassemia: Nguyên nhân bệnh (kiểu đột biến), sự di truyền qua các thế hệ, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị và theo dừi kết quả điều trị. - Cỡ mẫu nghiên cứu còn ít (do vấn đề kinh phí và kỹ thuật sinh học phân tử hiện đang chưa thực sự phổ biến).
Ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử nhằm sàng lọc ở diện rộng để phát hiện, quản lý nguồn gen bệnh trong cộng đồng. Tiến hành nghiên cứu bằng các kĩ thuật tiên tiến hơn nhằm giải quyết hạn chế mặt kĩ thuật PCR. - Nghiờn cứu, theo dừi, quản lý và tư vấn di truyền lõu dài nhiều thế hệ trong gia đình có người mang bệnh hoặc mang gen bệnh.