Bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự: Nội dung và giải pháp hoàn thiện

MỤC LỤC

Khái niệm, đặc điểm quyền bào chữa và bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã mở rộng thời điểm được tham gia bào chữa của người bào chữa vào hoạt động tố tụng (tham gia sớm hơn so với BLTTHS năm 2003), bảo đảm hơn về quyền bào chữa ngay từ khi bị giữ, bị bắt10, ghi nhận quyền bào chữa đầy đủ cho các đối tượng có khả năng bị hạn chế quyền và lợi ích, đối mặt với sự nghi ngờ, khả năng bị buộc tội bởi các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, "Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa"11. Bộ luật Tố tụng hình sự cũng quy định các trường hợp bắt buộc phải chỉ định người bào chữa đối với người bị buộc tội về tội mà BLHS quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình hoặc trong trường hợp người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa, người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi12.

Ý nghĩa của việc quy định bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự

Từ những phân tích trên, có thể hiểu: Bảo đảm quyền bào chữa trong TTHS là việc tạo những điều kiện theo quy định của pháp luật để người bị buộc tội thực hiện được quyền bào chữa của mình, quyền nhờ người khác bào chữa và bảo đảm quyền để người thân thích của người bị buộc tội yêu cầu hoặc nhờ người khác bào chữa cho người bị buộc tội trong vụ án hình sự. Việc ghi nhận nguyên tắc này thể hiện tính dân chủ xã hội chủ nghĩa của Việt Nam trong TTHS, việc ghi nhận nguyên tắc này đã tạo cơ sở pháp lý cho bị cáo thực hiện việc phản biện, chứng minh hành vi của mình là vô tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, tạo cơ sở pháp lý cho bị cáo thực hiện việc chứng minh, bào chữa cho hành vi mình đã thực hiện, nhằm bác bỏ hoặc làm giảm nhẹ đi tính chất mức độ của hành vi mà theo cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng cho là tội phạm.

Nội dung bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự Quyền bào chữa trong Hiến pháp năm 2013 được quy định trong nhóm

Để làm được điều đó cần nâng cao tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, quy tắc nghề nghiệp của người bào chữa và có chính sách để nâng cao thu nhập cho người bào chữa, đặc biệt là ở những vùng lực lượng này còn mỏng, còn thiếu, còn yếu nhằm thú hút lực lượng xã hội tham gia vào hoạt động bào chữa và nâng cao trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm đủ số lượng và chất lượng người bào chữa. Ngay từ khi tống đạt quyết định đưa vụ án ra xét xử và các văn bản tố tụng, Tòa án có trách nhiệm giải thích các quyền của bị cáo, đặc biệt là quyền bào chữa; và khi bị cáo có nhu cầu nhờ người khác bào chữa thì Tòa án có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ về thủ tục nhờ người khác bào chữa, đặc biệt là đối với bị cáo đang bị tạm giam; Tòa án có trách nhiệm xem xét, chấp nhận hay không chấp nhận đăng ký bào chữa theo quy định, sau khi chấp nhận đăng ký bào chữa thì Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho người bào chữa thực hiện các quyền của mình theo.

Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo

Việc nhờ người khác bào chữa cũng gặp không ít khó khăn cả về chủ quan và khách quan, cụ thể là: Về chủ quan: Người bị buộc tội nói chung và bị cáo nói riêng chưa thực sự biết mình có quyền này và sử dụng nó như thế nào, hơn nữa họ thường có tâm lý bỏ mặc, buông xuôi vì những áp lực khi là đối tượng tình nghi; đa số bị cáo không biết đến dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí của Nhà nước; bị áp lực từ các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng như Điều tra viên, Kiểm sát viên hoặc từ phía nhà tạm giữ, trại tạm giam; hoàn cảnh, điều kiện kinh tế không cho phép bị cáo nhờ người bào chữa, đặc biệt là những luật sư giỏi, có uy tín; không phát huy được do không biết mình có quyền đó hoặc không được người tiến hành tố tụng tạo điều kiện,. - Người bào chữa có quyền có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và các hoạt động điều tra khác theo quy định của BLTTHS; được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành các hoạt động điều tra khác theo quy định của BLTTHS để chủ động về thời gian tham dự; được xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa để bảo đảm các biên bản đó phản ánh đúng thực tế hoạt động tố tụng, nếu phát hiện những vi phạm thì người bào chữa có quyền khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền.

Hình 10 Ví dụ về một bản đồ acetate đang hoạt động.
Hình 10 Ví dụ về một bản đồ acetate đang hoạt động.

Thực tiễn bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Tiếp đó, Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh Lai Châu cũ (nay là tỉnh Điện Biên) ra quyết định truy tố bà Nga tội che giấu tội phạm, còn anh Hiến và Dương cùng bị truy tố tội giết người. Tới năm đầu 1990, Tòa án nhân dân tỉnh Lai Châu cũ đã mở phiên xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bà Nga 36 tháng tù cho hưởng án treo về tội che giấu tội phạm. Còn ông Hiến bị tuyên án 18 năm tù, ông Dương bị tuyên 12 năm tù vì tội giết người. Tháng 4/1990, bà Nga kêu oan, ông Hiến và Dương cũng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Sau đó, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội tiến hành tuyên hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại. Năm 1991, VKSND tỉnh Lai Châu trả hồ sơ cho Công an tỉnh Lai Châu điều tra lại. Năm 1992, các ông Hiến và Dương được hủy bỏ quyết định tạm giam. Tháng 10/2016, cơ quan tố tụng liên ngành tỉnh Điện Biên vào cuộc để giải quyết đơn kêu oan của bà Nga và con trai. Sau đó một năm vào tháng 10/2017, Công an tỉnh Điện Biên đã ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án giết người xảy ra tại huyện Tuần Giáo và đình chỉ bị can đối với bà Nga cùng hai con trai do có căn cứ xác định bà Nga không có hành vi che giấu tội phạm, ông Hiến và Dương không giết người41. Qua việc nghiên cứu hồ sơ vụ án này cho thấy: Vụ án xảy ra năm 1989 và được Tòa án nhân dân tỉnh Lai Châu và Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao đưa ra xét xử vào năm 1990. Như vậy hai bị cáo đã bị truy tố về tội theo khung hình phạt có mức hình phạt cao nhất là tử hình. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 quy định cơ quan tiến hành tố tụng phải cử người bào chữa:. Trong những trường hợp sau đây, nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án phải yêu cầu Đoàn luật sư cử người bào chữa cho họ:. a) Bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình được quy định tại Bộ luật hình sự44. Nguyên nhân là do đa số người dân chưa biết đến dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí của Nhà nước hoặc chưa thấy được hiệu quả của công tác bào chữa trong trợ giúp pháp lý, nên khi trở thành người bị buộc tội, trở thành bị cáo đã không biết yêu cầu được bào chữa miễn phí, một số người có thẩm quyền tiến hành tố tụng không thực hiện việc giải thích về quyền được bào chữa, quyền được trợ giúp pháp lý cho bị cáo, số lượng người thực hiện trợ giúp pháp lý ít (04 Trợ giúp viên pháp lý và 11 Luật sư Cộng tác viên trợ giúp pháp lý), lại phân bố không đồng đều (chỉ tập trung tại thành phố Điện Biên phủ), 4/5 Chi nhánh trợ giúp pháp lý chưa có Trợ giúp viên pháp lý, 8/10 đơn vị hành chính cấp huyện chưa có tổ chức hành nghề luật sư. Với việc mở rộng diện người được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, cùng với sự phát triển, hoàn thiện của hệ thống tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý trên phạm vi cả nước đã phần nào tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc chỉ định người bào chữa. Cụ thể là: Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 đã mở rộng diện bào chữa đến một số đối tượng thuộc diện chỉ định như: người bị buộc tội dưới 18 tuổi, người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo, trẻ em, người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, một số đối tượng có khó khăn về tài chính,..46. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải yêu cầu hoặc đề nghị các tổ chức sau đây cử người bào chữa cho các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này:. a) Đoàn luật sư phân công tổ chức hành nghề luật sư cử người bào chữa;. b) Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử Trợ giúp viên pháp lý, luật sư bào chữa cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý;. c) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cử bào chữa viên nhân dân bào chữa cho người bị buộc tội.

Kết quả thống kê 100 vụ án hình sự sơ thẩm của Tịa án nhân dân tỉnh Điện Biên từ năm 2012 đến năm 201738, cho thấy:
Kết quả thống kê 100 vụ án hình sự sơ thẩm của Tịa án nhân dân tỉnh Điện Biên từ năm 2012 đến năm 201738, cho thấy:

Sự cần thiết và phương hướng hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự

Luật Luật sư quy định điều kiện, tiêu chuẩn về trình độ luật sư, phạm vi, hình thức hành nghề luật sư trong đó có hoạt động tham gia TTHS, có trách nhiệm thực hiện trợ giúp pháp lý của luật sư, trách nhiệm tham gia bào chữa cho người bị buộc tội trong trường hợp chỉ định người bào chữa khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu. Do đó việc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và các quy định bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong TTHS là hết sức cần thiết nhằm hướng tới một hệ thống pháp luật hoàn thiện, bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Một số giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự nhằm bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự

Điều này dẫn tới vô hiệu hóa một quy định tiến bộ của BLTTHS được ghi nhận trong BLTTHS mặc dù khoản 2 Điều 77 BLTTHS có quy định về việc người bị buộc tội từ chối người bào chữa do người thân thích của họ nhờ thì Điều tra viên phải cùng người bào chữa đó trực tiếp gặp người bị buộc tội đó. Từ vướng mắc trên, cần sửa đổi BLTTHS theo hướng: Trường hợp người bị buộc tội là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, mà người đại diện, người thân thích của họ nhờ người bào chữa thì người bào chữa đó có quyền gặp người bị buộc tội đó.

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Thực tiễn cho thấy, đôi khi người tiến hành tố tụng không biết mình đã vi phạm, đã vượt quá quyền hạn của bản thân, như việc một số người tiến hành tố tụng, ngay cả HĐXX vẫn đặt các câu hỏi gợi ý, áp đặt, định hướng, dụ cung, mớm cung; Kiểm sát viên giữ quyền công tố tại phiên tòa, nhưng đôi khi vẫn làm thay HĐXX để điều khiển phiên tòa, có thái độ không đúng với bị cáo và người bào chữa,. Giải pháp được đưa ra với một số nội dung cụ thể như: kiện toàn, thay đổi về hệ thống tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức có liên quan; về hoàn thiện hệ thống pháp luật TTHS, trong đó tập trung vào việc hoàn thiện nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội nói chung và của bị cáo nói riêng; giải pháp về việc đưa pháp luật vào cuộc sống, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật cho cơ quan, tổ chức, cá nhân.