Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: Vấn đề lý luận và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam

MỤC LỤC

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ VÀ TRÁCH NHIỆM DO VI PHAM HỢP ĐỒNG

HOP DONG MUA BAN HÀNG HểA QUOC TE

Như vậy, trên cơ sở thực tiễn hoạt động của các thương nhân nước ngoài đóng trụ sở thương mại tại Việt Nam để kinh doanh, các thương nhân Việt Nam ra nước ngoài đóng trụ sở để kinh doanh và hoạt động kinh doanh thông qua hình thức thương mại điện tử phát triển mạnh ở Việt Nam, thì khái niệm "hop đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài" không hoàn toàn đồng nhất với khái niệm "hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế” và khái niệm "hợp đồng xuất nhập khẩu". Hợp đồng có thể được chứng minh bằng mọi cách, kể cả hằng những lời khai của nhân chứng"; Điều 96 của Công ước còn quy định: "Nếu luật của một quốc gia thành viên quy định hợp đồng mua bán hàng hóa phải được ký kết hay xác nhận bằng văn bản thì quốc gia đó có thể bất cứ lúc nào tuyên bố chiéu theo điều 12, rằng mọi quy định ở điều 11, điều 29 hay của phần thứ hai Công ước này cho phép một hình thức khác với hình thức văn bản cho việc ký kết, sửa đổi hay chấm dứt hợp đồng mua bán .." [30, tr 61].

TRÁCH NHIỆM DO VI PHAM HỢP ĐỒNG MUA BAN HÀNG HểA QUỐC TẾ

Nhưng cũng có những điểm khác nhau là: Pháp luật Dân sự có quy định: “người gây thiệt hại về tinh thân cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác, thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai, còn phải bồi thường một khoản tiền cho người bị hại” (Điều 310 BLDSVN), còn trong pháp luật kinh tế không có như vậy. Theo Điều 379 BLDSVN thì các bên có thể thoả thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại; trong trường hợp các bên có thoả thuận trước hoặc pháp luật không có quy định về phat vi phạm ma không thoả thuận trước hoặc pháp luật không có quy định về bồi thường thiệt hại, thì bên vi phạm nghĩa vu chỉ phải nộp tiền phat vi phạm.

TRÁCH NHIEM DO VI PHAM HỢP ĐỒNG MUA BAN HANG HOA QUOC TE

CAN CU DE QUY TRÁCH NHIỆM DO VI PHAM HỢP ĐỒNG

Để quy trách nhiệm bồi thường thiệt hại Luật Thương mại quy định phải có 4 căn cứ (hay còn gọi là 4 yếu tố) là: có hành vi vi phạm hợp đồng; có thiệt hại về vật chất; có mối quan hệ nhân qua trực tiếp giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại vật chất và yếu tố cuối cùng, phải có lỗi của bên vi phạm hợp đồng (Điều 230 LTMVN). Chẳng hạn, theo Luật Thương mại thếng nhất Hoa Kỳ (UCC), để đòi bồi thường thiệt hại thì bên bị vi phạm phải chứng minh (thiết lập) được các điều kiện như: mối quan hệ nhân quả; tính có thể thấy được của hậu quả có thể xảy ra; sự chắc chắn về con số thiệt hại và không bị can trở bởi các thuyết giáo làm giảm nhẹ thiệt hại, khoản 2 Điều 2-715 [61, tr 308]. Tuy nhiên, trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, chủ thể của các bên thường có quốc tịch khác nhau và trụ sở thương mại của các bên đóng ở các nước khác nhau, cho nên việc chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng và thiệt hại tài sản còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa.

CÁC HÌNH THỨC TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG

Mặc dù, trong LHĐTQ năm 1999 không có định nghĩa cụ thể về buộc thực hiện đúng hợp đồng là gì, nhưng theo các điều luật chúng ta vừa viện dẫn ở trên, thì LHĐTQ năm 1999 thừa nhận: buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc sử dụng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện. Theo Điều 50 và khoản 3 Điều 51 Luật Bán hàng của Anh năm 1979, trong trường hợp người mua không nhận hàng và thanh toán tiền, hoặc người bán không giao hàng, thì bồi thường cho những thiệt hại đó sẽ được tính toán trên cơ sở chênh lệch giữa giá hợp đồng với giá trị thực tế hoặc giá cả thị trường của hàng hoá đó tai thời điểm hang đáng lẽ phải giao hoặc hàng bị từ chối nếu không có thời gian giao hàng cụ thể. Như vậy, theo khoản 1 và khoản 2 Điều 429 BLDSVN vừa nêu trên, chúng ta thấy đối với hành vi vi phạm hợp đồng "giao vật không đồng bộ”, thì người mua có quyền áp dụng hai chế tài (hình thức trách nhiệm) đó là: thứ nhất, huỷ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại; thứ hai, nhận và yêu cầu bên bán giao tiếp phần hoặc bộ phận còn thiếu, yêu cầu bồi thường thiệt hại và hoãn thanh toán phần hoặc bộ phận đã nhận cho đến khi vật được giao đồng bộ.

Song đối với một trường hợp vi phạm cụ thể đã được hợp đồng quy định nộp phạt thì trong thực tế các bên đương sự cũng như Toà án hoặc Trọng tài áp dụng hình thức phạt đó, mà không áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại, mặc dù Công ước Viên năm 1980 và pháp luật các nước tư bản phát triển không có quy định về hình thức phạt (chế tài phạt). Ví dụ, trong hợp đồng có ghi “trong trường hợp đến hết ngày 30/6 mà hàng vẫn chưa được giao thì hợp đồng tự động hết hiệu lực mà không phải thông qua báo trước”, hoặc Điều 1652-Luật Dân sự của Cộng hoà Pháp quy định: "Trong dịch vụ bán thực phẩm và nông sản, ưu tiên cho người bán được toàn quyền huỷ hợp đồng không cần báo trước sau khi hết thời gian giao hang" [5].

CAC CAN CU MIỄN TRÁCH NHIEM DO VI PHAM HOP ĐỒNG MUA BAN HANG HOA QUOC TE

Nếu người bán trì hoãn, không giao một phần hoặc toàn bộ hàng do những sự kiện ngẫu nhiên mà khi ký kết hợp đồng các bên không ngờ rằng sự kiện đó sẽ xảy ra, hoặc do những quy định của Chính phủ trong nước hoặc nước ngoài được áp dụng hoặc hai bên đã thoả thuận những điều mà sau này mới biết là vô hiệu thì việc này không được coi là người bán vi phạm hợp đồng. Ví dụ, đến khi thực hiện hợp đồng thì Chính phủ đưa ra một quy định hạn chế xuất nhập khẩu hoặc những điều kiện nhập xuất khẩu mặt hàng là đối tượng của hợp đồng đó, hoặc việc đưa ra một đạo luật mới về tiêu dùng mặt hàng là đối tượng của hợp đồng ở nước nhập khẩu mà lúc ký kết hợp đồng các bên không lường trước được nên hàng hoá không phù hợp với tiêu chuẩn mới được ban hành này v.v. Tuy nhiên, để bảo đảm một sự công bằng hơn cho người mua thì luật pháp của Anh đã nới lỏng các án lệ bằng việc quy định rằng bất cứ một khoản tiền nào được người mua trả trước khi sự kiện miễn trách xảy ra đều có thể đòi lại được và những khoản tiền sẽ còn phải tiếp tục trả sau đó sẽ được ngừng lại vô điều kiện (quy định này áp dụng cho các trường hợp miễn trách nhiệm trong hợp đồng).

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TRÁCH HIỆM DO VỊ PHAM HỢP DONG MUA BAN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ

SỰ CAN THIẾT PHAI HOÀN THIỆN CHE ĐỘ TRÁCH NHIEM DO VI PHAM HỢP ĐỒNG MUA BAN HÀNG HOÁ QUỐC TE

Theo quan điểm của tác giả thì, trong một chừng mực nhất định nào đó, ở đây vẫn còn thể hiện một sự mơ hồ, chính sự mơ hồ đó sẽ gây can trở trong việc áp dung rộng rãi các nguyên tắc hợp đồng đúng dan cua LTMVN. Ví dụ, chế tài phạt chưa được quy định trong Luật Thương mại, hoặc là căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong trường hợp bên thứ ba có quan hệ với một bên của hợp đồng gặp bất khả kháng. Nam tham gia Công ước New York 1958 về Công nhận và Thi hành Phán quyết Trọng tài Nước ngoài, Việt Nam đã bảo lưu rằng Công ước đó chỉ áp dụng với những tranh chấp “thương mại” theo định nghĩa của luật quốc gia.

MOT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT

Việc hoàn thiện Luật Tố tụng phải bảo đảm rằng Toà án có đủ thẩm quyền để buộc các bên và nhân chứng liên quan phải trình diện trước toà, trong trường hợp người đó không đến thì toà vẫn tiến hành xét xử và ra quyết định và giải quyết tranh chấp thương mại một cách hiệu quả bảng những thủ tục rút gọn nhanh chóng đối với những vu tranh chấp đó rừ ràng. Một nguyên tắc phổ biến để lựa chọn luật áp dụng trong luật quốc tế là, nếu một Toà án áp dụng luật của một hệ thống khác (luật nước khác) theo thoả thuận của các bên thông qua một điều khoản của hợp đồng hoặc theo một phần của những nguyên tắc lựa chọn luật áp dụng của chính Toà án đó, thì Toà án đó sẽ chỉ tránh áp dụng các điều khoản đó trong trường hợp các quy định đó trái với “chính sách công cộng” đã công bố. Một trường hợp được miễn trách khác cũng được quy định trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế đó là: "Bên bị vi phạm hợp đồng kinh tế được xét giảm hoặc miễn hoàn toàn trách nhiệm tài sản trong trường hợp do bên thứ ba vi phạm hợp đồng kinh tế với bên vi phạm nhưng bên thứ ba không phải chịu trách nhiệm tài san trong các trương hợp quy định tại điểm 1 và 2.